Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Alat Địa lí Việt Nam: Địa lý ngành Nông nghiệp

Trắc nghiệm Alat Địa lí Việt Nam: Địa lý ngành Nông nghiệp

Trắc nghiệm Alat Địa lý Việt Nam: Địa lý ngành Nông nghiệp (P2)

  • 4498 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta năm 2007 là:

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta năm 2007 là Bình Phước, Đăk Lăk.

Chọn: C.


Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây bông được trồng ở tỉnh nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cây bông được trồng ở tỉnh Bình Thuận thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn: A.


Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với ngành thủy sản nước ta?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, ta thấy sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục qua các năm => Ý A. Sản lượng thủy sản khai thác giảm nhẹ là sai.

Chọn: A.


Câu 4:

Căn cứ vào trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, nhận xét không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 là tỉ trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng giảm (tỉ trọng gia súc luôn cao nhất nhưng có xu hướng tăng liên tục qua các năm).

Chọn: C.


Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng lúa của nước ta tăng khoảng bao nhiêu lần?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy sản lượng lúa năm  2000 là 32530 nghìn tấn và năm 2007 là 35942 nghìn tấn. Vậy trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng lúa của nước ta tăng khoảng 1,1 lần (35942/32530 = 1,104 lần).

Chọn: B.


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm là:

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm là diện tích giảm (giảm từ 7666 nghìn ha – 2000, xuống còn 7207 nghìn ha – 2007), sản lượng tăng (tăng từ 32530 nghìn tấn – 2000 lên 35942 nghìn tấn – 2007).

Chọn: D.


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết 4 tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác thủy sản là

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, ta thấy 4 tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác thủy sản là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

Chọn B


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất của nước ta là:

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất của nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (kí hiệu màu vàng).

Chọn A.


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giống nhau về chuyên môn hóa sản xuất các loại vật nuôi nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, ta thấy vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giống nhau về chuyên môn hóa sản xuất các loại vật nuôi bò và lợn.

Chọn D.


Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai, Bình Định,… (kí hiệu cột màu xanh dương).

Chọn D.


Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 18, phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta tập trung tại:

Xem đáp án

Hướng dẫn: Phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta tập trung tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta

Chọn C.


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là:

Xem đáp án

Hướng dẫn: Hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là: An Giang, Kiên Giang

Chọn A.


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào không có diện tích trồng cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 60-70%?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, ta thấy các tỉnh có diện tích trồng cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 60-70% là Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ. Còn tỉnh Bắc Cạn có diện tích trồng cây lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60%.

Chọn C.


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% là tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình và Tuyên Quang.

Chọn B.


Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 19, tỉnh nào có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp với tổng diện tích gieo trồng trên 50%?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp với tổng diện tích gieo trồng trên 50% là tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chọn A.


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 40 đến 60% năm 2007?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt trên 40 đến 60% năm 2007 là Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắk Lắk (kí hiệu bằng mảng màu xanh lá cây).

Chọn B.


Câu 17:

Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa đứng vào loại hàng đầu cả nước?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) trang 19 của Atlat Địa lí Việt Nam, ta thấy các tỉnh có sản lượng lúa đứng vào loại hàng đầu cả nước là tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An,…

Chọn A.


Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bao nhiêu tỉ đồng trong giai đoạn 2000 - 2007?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, ta thấy giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2000 là (16,3 : 100 x 163313,5 = 26.620,1 tỉ đồng), năm 2007 (0,264 : 100 x 338553 = 89.378,0 tỉ đồng). Như vậy, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng thêm trong giai đoạn 200 – 2007 là: 89.378,0 – 26.620,1 = 62.757,9 tỉ đồng.

Chọn C.


Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn hơn cả?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ta thấy tỉnh Thanh Hóa (từ trên 70 đến 80%), Bạc Liêu (trên 90%), Bình Thuận (từ 60 đến 70%) và Vĩnh Phúc (từ trên 70 đến 80%). Như vậy, tỉnh Bạc Liệu có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn hơn cả.

Chọn B.


Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, xác định kí hiệu cây chè. Chè được trồng chủ yếu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay