Trắc nghiệm Địa Lí 12 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Trắc nghiệm địa lí 12 (có đáp án) bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
-
1447 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất nước ta là
Đáp án B
Giải thích: Khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất nước ta là Tây Bắc.
Câu 2:
Khu vực có động đất rất yếu ở nước ta là
Đáp án B
Giải thích: Tây Bắc là khu vực có động đất mạnh nhất ở nước ta, tiếp đến là Đông Bắc, miền Trung. Nam Bộ là khu vực có động đất rất yếu.
Câu 3:
Trên toàn quốc, mùa bão diễn ra trong khoảng thời gian
Đáp án C
Giải thích: Trên toàn quốc, mùa bão diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng VI đến tháng XI.
Câu 4:
Bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng nào?
Đáp án B
Giải thích: Bão tập trung nhiều nhất ở nước ta vào tháng 9, tiếp đến là tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm đến 70% số cơn bão toàn mùa.
Câu 5:
Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là
Đáp án A
Giải thích: Hiện nay vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng => do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc nên khó thoát nước, mật độ xây dựng cao.
Câu 6:
Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do
Đáp án A
Giải thích: Nguyên nhân ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn kết hợp với triều cường khiến mực nước dâng cao.
Câu 7:
Vùng thường xảy ra lũ quét là
Đáp án A
Giải thích: Vùng thường xảy ra lũ quét là vùng núi phía Bắc và miền Trung => Vì đây là những khu vực miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, một số nơi mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn.
Câu 8:
Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian
Đáp án B
Giải thích: Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian ở vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
Câu 9:
Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là
Đáp án A
Giải thích: Nguyên nhân chính gây ra ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng là diện mưa bão rộng, lũ tập trung trên các hệ thống sông lớn + địa hình thấp, hệ thống đê bao bọc.
Câu 10:
Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là
Đáp án D
Giải thích: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là có hệ thống đê sông và đê biển bao bọc nên khi nước dồn từ thượng lưu, trung lưu về thì khó thoát nước nên thường gây ngập úng nghiêm trọng.
Câu 11:
Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần
Đáp án D
Giải thích: Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.
Câu 12:
Để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
Đáp án A
Giải thích: Để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta cần thực hiện biện pháp là đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi.
Câu 13:
Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng
Đáp án C
Giải thích: Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:
- Tình trạng mất cân bằn sinh thái môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
Câu 14:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là
Đáp án A
Giải thích: Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do nước thải công nghiệp và đô thị xả thải ra sông mà chưa qua xử lí.
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết ở nước ta tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào tháng nào trong năm?
Đáp án C
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung (Atlat ĐLVN trang 9):
B1. Nhận biết kí hiệu mũi tên thể hiện tần suất hoạt động của bão (mũi tên màu trắng)
Mũi tên càng lớn thể hiện tần suất bão càng nhiều.
B2. Xác định được tháng 9 có tần suất hoạt động của bão nhiều nhất: từ 1,3 đến 1,7 cơn/tháng.
Câu 16:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào vùng nào?
Đáp án B
Giải thích: Căn cứ Atlat địa lí trang 9, ta thấy tần suất hoạt động của bão nhiều nhất vào tháng 9 ở vùng Bắc Trung Bộ (từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng).
Câu 17:
Biểu hiện của mất cân bằng sinh thái ở nước ta là
Đáp án B
Giải thích: Tình trạng mất cân bằn sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.
Câu 18:
Sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu là biểu hiện của
Đáp án A
Giải thích: Tình trạng mất cân bằn sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.
Câu 19:
Biện pháp tốt nhất để hạn chế lũ quét xảy ra là
Đáp án A
Giải thích: Lũ quét xảy ra nghiêm trọng nhất ở vùng miền núi, nơi có địa hình dốc + đất dai dễ thoái hóa => Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn sẽ hạn chế được lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở vùng núi, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân.
Câu 20:
Lũ quét thường xảy ra ở miền núi không phải do
Đáp án D
Giải thích: Lũ quét thường xảy ra ở miền núi là do địa hình miền núi bị cắt xẻ mạnh, địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật nên bề mặt đất dễ bóc mòn khi mưa lớn xảy ra.
Câu 21:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam ?
Đáp án B
Giải thích: Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam => Nhận xét: B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc là Sai.
Câu 22:
Nhận định nào sau đây là đặc điểm đúng với hoạt động của bão ở Việt Nam?
Đáp án C
Giải thích: Một số đặc điểm về hoạt động của bão ở Việt Nam là:
- Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI và chậm dần từ Bắc ra Nam => Ý A, B sai.
- 70% số cơn bão trong mùa tập trung vào các tháng VIII, IX, X => C đúng.
- Trung bình mỗi năm có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta => D sai.
Câu 23:
Ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong vụ
Đáp án B
Giải thích: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ngập lụt xảy ra chủ yếu vào mùa hạ => Gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long.
Câu 24:
Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do
Đáp án D
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng do vùng Đồng bằng Duyên hải miền Trung có mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn, hầu như chỉ có các con sông nhỏ đổ ra biển, địa hình đồng bằng nhỏ hẹp bị cắt xẻ mạnh, không có nhiều vùng trũng rộng lớn nên dễ thoát nước.
Câu 25:
Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển thì biện pháp phòng chống tốt nhất là
Đáp án B
Giải thích: Vùng đồng bằng ven biển là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão với cường độ gió lớn, sóng biển đánh vào bờ mạnh => gây sạt lở bờ biển, phá hủy cuốn trôi nhà cửa vùng ven biển => Biện pháp phòng tránh tốt nhất là củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
Câu 26:
Biện pháp phòng tránh bão là
Đáp án B
Giải thích: Biện pháp phòng tránh bão là dự báo khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão để sơ tán dân ở những vùng các cơn bão đổ về.
Câu 27:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho mùa bão nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam là
Đáp án C
Giải thích:
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua -> gây mưa lớn cho cả nước.
- Hoat động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam là nguyên nhân chính khiên cho mùa bão nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 28:
Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nghiêm trọng như ở miền Nam là do
Đáp án D
Giải thích:
– Ở miền Bắc: Mùa khô không sâu sắc (không quá khô), kéo dài chỉ 3 – 4 tháng do cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu mưa phùn.
– Ở miền Nam mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, có nơi kéo dài 6 – 7 tháng => phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.
Câu 29:
Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam?
Đáp án A
Giải thích: Mùa khô ở miền Nam chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tín phong nên tính chất khô hạn càng sâu sắc còn mùa khô ở miền Nam chính là mùa Đông ở miền Bắc. Thời kì mùa Đông ở miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (nửa đầu mùa có tính chất lạnh, khô nhưng cuối mùa có tính chất lạnh, ẩm) nên vẫn có những ngày mưa phùn. Chính vì vậy, lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam.
Câu 30:
Thiên tai nào sau đây không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?
Đáp án A
Giải thích:
- Ngập lụt, lũ quét là do mưa lớn + đặc điểm địa hình gây nên.
- Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm cạn kiệt dòng chảy sông suối…
=> Đây là những hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
=> Loại đáp án B, C, D.
- Động đất không phải là thiên tai sinh ra do hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
=> Vì động đất sinh ra do quá trình nội lực xảy ra bên trong Trái Đất với sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Câu 31:
Ở nước ta, động đất xảy ra mạnh nhất ở vùng nào?
Đáp án C
Giải thích: Tây Bắc là khu vực có động đất mạnh nhất ở nước ta (đặc biệt là hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu), tiếp đến là Đông Bắc, miền Trung. Nam Bộ là khu vực có động đất rất yếu.
Câu 32:
Nguyên nhân nào sau đây gây ngập úng trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án C
Giải thích: Vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên có triều cường, làm cho nước biển dâng cao + kết hợp mùa mưa tập trung với lượng nước lớn => Gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.
Câu 33:
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường là nguyên nhân gây ra hiện tượng nào dưới đây?
Đáp án D
Giải thích: Vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên có triều cường, làm cho nước biển dâng cao + kết hợp mùa mưa tập trung với lượng nước lớn => Gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.
Câu 34:
Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu?
Đáp án B
Giải thích: Theo dự đoán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC): với trên 80% diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m so với mặt nước biển => ĐBSCL được đánh giá là khu vực sẽ gánh chịu nhiều tác hại nhất do biến đổi khí hậu.
- Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn.
- Nếu mực nước biển dâng cao như đã nêu, sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa ĐBSCL bị ngập hoàn toàn (không sản xuất được).
- Dân cư nhiều khu vực phải di chuyển nơi ở hoàn toàn.
Câu 35:
Những tỉnh nào ở ven biển nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
Đáp án D
Giải thích: Theo dự đoán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC): với trên 80% diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m so với mặt nước biển => Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh ven biển của vùng được đánh giá là khu vực sẽ gánh chịu nhiều tác hại nhất do biến đổi khí hậu. Một số biểu hiện cụ thể như:
- Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn.
- Nếu mực nước biển dâng cao như đã nêu, sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hoàn toàn (không sản xuất được).
- Dân cư nhiều khu vực phải di chuyển nơi ở hoàn toàn.
Câu 36:
Nguyên nhân chủ yếu khiến hiện tượng xói lờ bờ biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án B
Giải thích: Hoạt động khai thác cát trong sông tạo các hố, lạch sâu làm giảm lượng cát đến vùng cửa sông.
=> đây là nguyên nhân khiến quá trình lấn biển của vùng cửa sông đồng bằng chậm lại đáng kể.
=> Lượng bồi tích (trầm tích) ven bờ thiếu hụt -> thúc đẩy quá trình xói lở ở đoạn bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn (đoạn bờ biển ven Biển Đông cũng như phía Vịnh Thái Lan).
Câu 37:
Các hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho vấn đề nào dưới đây ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn?
Đáp án B
Giải thích: Hoạt động khai thác cát trong sông tạo các hố, lạch sâu làm giảm lượng cát đến vùng cửa sông là nguyên nhân khiến quá trình lấn biển của vùng cửa sông đồng bằng chậm lại đáng kể. Lượng bồi tích (trầm tích) ven bờ thiếu hụt đã thúc đẩy quá trình xói lở ở đoạn bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn (đoạn bờ biển ven Biển Đông cũng như phía Vịnh Thái Lan).
Câu 38:
Các hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho vấn đề nào dưới đây ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn?
Đáp án B
Giải thích: Hoạt động khai thác cát trong sông tạo các hố, lạch sâu làm giảm lượng cát đến vùng cửa sông là nguyên nhân khiến quá trình lấn biển của vùng cửa sông đồng bằng chậm lại đáng kể. Lượng bồi tích (trầm tích) ven bờ thiếu hụt đã thúc đẩy quá trình xói lở ở đoạn bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn (đoạn bờ biển ven Biển Đông cũng như phía Vịnh Thái Lan).
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta là
Đáp án A
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa (Atlat ĐLVN trang 9):
B1. Nhận biết kí hiệu lượng mưa thấp nhất.
B2. Quan sát tìm ra vùng có lượng mưa thấp nhất. Đối chiếu với bản đồ hành chính
=> Xác định được tỉnh Ninh Thuận (lượng mưa <800mm/năm).
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta là
Đáp án C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat trang 9, khu vực có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta là Móng Cái, Thừa Thiên Huế, Kom Tum,…