Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa lí 12 CTST Bài 32. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Địa lí 12 CTST Bài 32. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Địa lí 12 CTST Bài 32. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ có đáp án

  • 279 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đông Nam Bộ tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Đông Nam Bộ tiếp giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia, giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng với một số đảo, quần đảo, lớn nhất là quần đảo Côn Sơn.


Câu 2:

Tỉ lệ gia tăng dân số của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước do

Xem đáp án

Chọn C

Đông Nam Bộ có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp (0,98%, năm 2021) nhưng do gia tăng cơ học nên vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước.


Câu 3:

Vùng nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước?

Xem đáp án

Chọn A

Đông Nam Bộ có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp (0,98%, năm 2021) nhưng do gia tăng cơ học nên vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước.


Câu 4:

Vùng nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước?

Xem đáp án

Chọn D

Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số của vùng cao, 778 người/km2, chỉ thấp hơn vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỉ lệ dân thành thị năm 2021 là 66,4%, cao nhất cả nước.


Câu 5:

Rừng ở Đông Nam Bộ phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, phân bố chủ yếu ở

Xem đáp án

Chọn B

Rừng ở Đông Nam Bộ phần lớn là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, phân bố chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Phước. Hệ thống rừng của vùng có giá trị bảo tồn như: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát, Côn Đảo.


Câu 6:

Công nghiệp dệt, giày dép ở Đông Nam Bộ phát triển dựa vào

Xem đáp án

Chọn B

Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục; công nghiệp sản xuất giày dép là những ngành được phát triển từ lâu dựa trên cơ sở nguồn lao động dồi dào. Các mặt hàng vải dệt, quần áo, giày dép ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, phục vụ xuất khẩu.


Câu 7:

Các tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn C

Các tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là Bình Phước, Bình Dương và Tây Ninh.


Câu 8:

Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là

Xem đáp án

Chọn A

Tài nguyên khoáng sản nổi bật và có giá trị nhất của vùng là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn. Một số mỏ tiêu biểu như Rồng, Đại Hùng, Lan Tây, Lan Đỏ,…


Câu 9:

Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn B

Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Diện tích vùng năm 2021 là 23,6 nghìn km2.


Câu 10:

Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn B

Vùng Đông Nam Bộ có mùa khô kéo dài 4 đến 5 tháng, gây nên tình trạng thiếu nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt -> Đây là khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.


Câu 11:

Các cây công nghiệp nào sau đây ở Đông Nam Bộ có diện tích đứng đầu cả nước?

Xem đáp án

Chọn A

Cao su ở vùng Đông Nam Bộ luôn đứng đầu về diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng cũng như về diện tích cao su của cả nước. Còn cây điều có diện tích lớn thứ hai sau cao su và đứng đầu về diện tích điều của cả nước. Hồ tiêu và cà phê đứng thứ hai cả nước, sau vùng Tây Nguyên.


Câu 12:

Tỉnh nào sau đây ở Đông Nam Bộ có đàn lợn và gia cầm lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn B

Ở vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn và gia cầm lớn nhất trong vùng.


Câu 13:

Bò được nuôi nhiều ở các tỉnh nào sau đây của Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn A

Bò là vật nuôi quan trọng của vùng (bao gồm cả bò thịt và bò sữa). Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có đàn bò lớn nhất, chiếm khoảng 50% số lượng bò toàn vùng.


Câu 14:

Hai trung tâm du lịch lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn C

Đông Nam Bộ là một trong những vùng du lịch phát triển của nước ta. Hai trung tâm du lịch lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch quốc gia, động lực phát triển du lịch toàn vùng và khu vực phía nam.


Câu 15:

Nhận định nào sau đây không phải tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn D

Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế Đông Nam Bộ là phát triển công nghiệp hoá dầu, tạo điều kiện cho công nghiệp của vùng đa dạng và tăng cường cơ sở năng lượng (cho vùng và cả nước).


Câu 16:

Nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn C

Nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ.


Câu 17:

Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ ít phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao 800 - 1000 - 1500m với một số đỉnh núi cao trên 2000m nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.


Câu 18:

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn D

Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng trong vùng gồm: Trị An (công suất thiết kế 400 MW, trên sông Đồng Nai), Thác Mơ và Cần Đơn (công suất thiết kế là 150 MW và 77,6 MW, trên sông Bé), cung cấp nguồn điện năng đáng kể cho vùng. Còn nhà máy thủy điện Yaly (720 MW thuộc vùng Tây Nguyên).


Câu 19:

Ở vùng Đông Nam Bộ có cảng hàng không quốc tế nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Về đường hàng không ở Đông Nam Bộ có cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với năng lực vận chuyển đứng đầu cả nước, cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng.


Câu 20:

Biểu hiện nào sau đây không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

Chọn D

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Diện tích cây cao su và cây điều lớn nhất cả nước, diện tích cây cà phê đứng thứ 2 cả nước sau vùng Tây Nguyên. Diện tích cây dừa lớn nhất cả nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có diện tích dừa ít nhưng đang có xu hướng tăng lên.


Câu 21:

Đông Nam Bộ tiếp giáp với

Xem đáp án

Chọn D

Đông Nam Bộ tiếp giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia, giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng với một số đảo, quần đảo, lớn nhất là quần đảo Côn Sơn.


Câu 22:

Điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ không phải là

Xem đáp án

Chọn C

Đất phù sa phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long -> Đông Nam Bộ có rất ít tiềm năng về đất phù sa.


Câu 23:

Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

Xem đáp án

Chọn B

Điểm giống n

hau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất badan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…


Câu 24:

Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Đông Nam Bộ tiếp giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia, giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng với một số đảo, quần đảo, lớn nhất là quần đảo Côn Sơn.


Câu 25:

Tỉnh nào sau đây ở Đông Nam Bộ có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn D

Năm 2021, tổng sản lượng thủy sản của vùng chiếm gần 6% cả nước, chủ yếu là lĩnh vực khai thác (chiếm 72,2% tổng sản lượng). Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chiếm tới 93,8% sản lượng thủy sản khai thác toàn vùng. Nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.


Câu 26:

Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn A

Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là tiềm năng đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng rộng lớn.


Câu 27:

Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng phát triển nguồn điện và hệ thống mạng lưới điện.


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây đúng với thế mạnh về dân cư và lao động ở vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn B

Thế mạnh về dân cư và lao động ở vùng Đông Nam Bộ là có số dân đông, tỉ suất nhập cư thường cao, người nhập cư đa phần trong độ tuổi lao động, tạo cho vùng có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất. Lao động năng động trong nền kinh tế thị trường, tỉ lệ đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả nước, tạo khả năng nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.


Câu 29:

Phát biểu nào sau đây đúng với cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật của Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn A

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật: phát triển đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và thông suốt.


Câu 30:

Phát biểu nào sau đây đúng với khoa học - công nghệ của Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn B

Đông nam Bộ là trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của nước ta. Vùng có tiềm lực lớn trong nghiên cứu khoa học, dẫn đầu về triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng và cả nước.


Bắt đầu thi ngay