Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa lý 12 CTST Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 12 CTST Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên có đáp án

Trắc nghiệm Địa lý 12 CTST Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên có đáp án

  • 131 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt độ không quá 4 - 5°C. Khí hậu phân thành hai mùa: mưa và khô.


Câu 2:

Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

- Vùng núi Đông Bắc là đầu tiên và cuối cùng đón gió mùa Đông Bắc ở nước ta -> có mùa đông lạnh, đến sớm và kéo dài hơn các vùng núi thấp.

- Tây Bắc nhờ bức chắn của dãy Hoàng Liên Sơn nên mùa đông ấm, ngắn hơn.


Câu 3:

Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam chủ yếu do

Xem đáp án

Chọn A

Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15 vĩ độ đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Đồng thời, do tác động của hoàn lưu gió mùa (gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông) nên thiên nhiên ở phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam cũng có sự khác nhau đặc trưng từng miền về khí hậu, sinh vật.


Câu 4:

So với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có

Xem đáp án

Chọn C

Hà Nội thuộc lãnh thổ phía Bắc -> khí hậu nhiệt đới nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh nên có biên độ nhiệt năm lớn, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.


Câu 5:

Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình

Xem đáp án

Chọn B

Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình từ khoảng 600 - 700m trở xuống, ở miền Nam từ khoảng 900 - 1 000m trở xuống.


Câu 6:

Các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Các dãy núi trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng chủ yếu là hướng vòng cung với 4 cánh cung tiêu biểu là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.


Câu 7:

Ở vùng đồi núi thấp, nhóm đất chủ yếu nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn C

Nhóm đất feralit ở vùng đồi núi thấp, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan, đá vôi.


Câu 8:

Đặc điểm cơ bản của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Chọn C

Địa hình núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, bị chia cắt mạnh và hiểm trở nhất nước ta. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng theo hướng tây bắc - đông nam, có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo,....


Câu 9:

Khoáng sản nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

Xem đáp án

Chọn A

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khoáng sản đa dạng như than đá ở Quảng Ninh, Thái Nguyên; than nâu ở đồng bằng sông Hồng; sắt ở Thái Nguyên,...; chì - kẽm ở Bắc Kạn; thiếc ở Cao Bằng; khí tự nhiên ở bể Sông Hồng...


Câu 10:

Thiên nhiên nước ta không có đai cao nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn A

Theo độ cao, thiên nhiên ở nước ta được phân hóa thành ba đai cao, đó là: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi; Đai nhiệt đới gió mùa; Đai ôn đới gió mùa trên núi.


Câu 11:

Ở miền Nam đai cận nhiệt gió mùa trên núi có giới hạn nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn C

Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi bắt đầu từ độ cao khoảng 600 - 700 m đến 2 600 m, ở miền Nam từ khoảng 900 - 1 000 m đến 2 600 m.


Câu 12:

Trong đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có đặc điểm nào dưới dưới đây?

Xem đáp án

Chọn B

Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ: tổng nhiệt độ hoạt động trung bình năm trên 7 500°C, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.


Câu 13:

Ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn C

Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi bắt đầu từ độ cao khoảng 600 - 700 m đến 2 600 m, ở miền Nam từ khoảng 900 - 1 000 m đến 2 600 m.


Câu 14:

Đai ôn đới gió mùa trên núi có đặc điểm khí hậu nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu mang tính chất ôn đới, tổng nhiệt độ hoạt động dưới 4 500°C, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5°C.


Câu 15:

Thành phần tự nhiên nào sau đây không có sự thay đổi theo đai cao?

Xem đáp án

Chọn B

Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi -> sự thay đổi về khí hậu theo đai cao. Sự thay đổi của khí hậu kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác, đặc biệt là sinh vật và thổ nhưỡng.


Câu 16:

Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi?

Xem đáp án

Chọn D

Đai ôn đới gió mùa trên núi

- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2 600 m trở lên (có ở dãy Hoàng Liên Sơn).

- Khí hậu mang tính chất ôn đới, tổng nhiệt độ hoạt động dưới 4 500°C, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ xuống dưới 5°C.

- Đất chủ yếu là đất mùn núi cao.

- Thực vật ôn đới chiếm ưu thế như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam với rừng trúc lùn, rừng rêu mưa mù trên núi phát triển.


Câu 17:

Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn A

Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm không khí càng thay đổi -> sự thay đổi về khí hậu theo đai cao -> khí hậu thay đổi kéo theo sự biến đổi của các thành phần tự nhiên khác (sinh vật, đất,...).


Câu 18:

Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây của nước ta?

Xem đáp án

Chọn B

Đai ôn đới gió mùa trên núi phân bố ở độ cao trên 2 600m, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn -> vùng núi thuộc Tây Bắc.


Câu 19:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Xem đáp án

Chọn C

Thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở nước ta có đặc điểm là các dãy núi thấp chiếm ưu thế, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên đai cao nhiệt đới hạ thấp, địa hình bờ biển thấp phẳng, nơi có nhiều vịnh đảo, đáy biển nông. Đồng bằng tương đối rộng và bằng phẳng. Khoáng sản đa dạng như than đá ở Quảng Ninh, Thái Nguyên; than nâu ở đồng bằng sông Hồng; sắt ở Thái Nguyên,...; chì - kẽm ở Bắc Kạn; thiếc ở Cao Bằng; khí tự nhiên ở bể Sông Hồng...


Câu 20:

Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang đã tạo nên thiên nhiên

Xem đáp án

Chọn B

Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên 15 vĩ độ đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Sự phân hóa Bắc - Nam biểu hiện rõ nhất ở yếu tố khí hậu và thực vật.


Câu 21:

Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.


Câu 22:

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo

Xem đáp án

Thiên nhiên Việt Nam nổi bật với tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hóa khác nhau theo bắc - nam, theo đông - tây và theo độ cao, hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.

Chọn B


Câu 23:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là đặc trưng của

Xem đáp án

Chọn C

Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm cao.


Câu 24:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là

Xem đáp án

Chọn A

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật và động vật phần lớn thuộc vùng Xích đạo và nhiệt đới có nguồn gốc Ma-lai-xi-a In-đô-nê-xi-a di cư lên hoặc từ Ấn Độ - Mi-an-ma di cư sang.


Câu 25:

Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có đặc trưng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

Khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt độ cao, trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt độ không quá 4 - 5°C. Khí hậu phân thành hai mùa: mưa và khô.


Bắt đầu thi ngay