Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
-
47758 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
A. Kiểm tra Đọc
Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt
Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau:
Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
Đáp án C
Câu 4:
Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo đúng là bạn tốt của con người.
Câu 5:
Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?
Nhận xét: Đám thủy thủ tham lam, coi trọng vật chất hơn sự sống của con người và độc ác, không có nhân tính. Ngược lại, bầy cá heo tuy là loài vật nhưng lại tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
Câu 6:
Em hãy nêu nội dung chính của bài?
Nội dung: Câu chuyện khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
Câu 7:
Dựa vào nghĩa của tiếng “hòa”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm
Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.
Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.
a- Nhóm 1: Trạng thái không có chiến tranh, yên ổn – hòa bình; hòa giải; hòa thuận; hòa hợp.
b- Nhóm 2: Trộn lẫn vào nhau – hòa mình; hòa tan; hòa tấu.
Câu 8:
Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm:
- Đem cá về kho dưa, sau đó nhập kho.
- Mẹ em đang kho cá trong nhà kho.
Câu 9:
Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau:
“Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”.
Chủ ngữ có trong câu trên là:...........................
“ Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo”.
Chủ ngữ có trong câu trên là: Những tàu lá chuối
Câu 10:
Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Sỏi đá nghĩa là: đất xấu, bạc màu, thiên nhiên khắc nghiệt.
- Cơm nghĩa là: lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động.
Cả 2 từ đều được dùng với nghĩa chuyển.
Câu 11:
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết)
HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy …….những nét giản dị, thân mật”.
HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy …….những nét giản dị, thân mật”.
Câu 12:
II. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được.
Bài mẫu:
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!