Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 3)
-
21435 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
A. Phần Đọc
Đọc thầm bài: Cái áo của ba .
Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.
Phạm Hải Lê Châu
Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)
Đáp án C
Câu 5:
Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp?
Vì bạn nhỏ như cảm thấy có vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương..... dựa vào lồng ngực ấm áp của ba..
Câu 6:
Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình?
Noi gương ba để trở thành người chiến sĩ BVTQ.
Câu 7:
Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)?
Cổ áo
Câu 8:
Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi.
- Chủ ngữ là:..................................................................
- Vị ngữ là:.....................................................................
CN: Chiếc áo; cuộc sống của chúng tôi
VN: còn nguyên như ngày nào; có nhiều thay đổi
Câu 10:
Viết lại câu sau cho hay hơn?
Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.
Thay từ “chết” bằng “hy sinh”.
Câu 11:
B. Kiểm tra Viết
1. Chính tả
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ văn Trực
• Chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ,trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)
• Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi (1 điểm).
• Bài viết có từ 6 lỗi trở lên cho 0,5 điểm toàn bài.
Câu 12:
2. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
• Mở bài: Giới thiệu được người định tả (1 điểm)
• Thân bài: (4 điểm)
• Nội dung: Tả được những đặc điểm nổi bật của đối tượng, bài viết có trọng tâm.
• Kĩ năng: Câu văn gãy gọn, dùng từ ngữ có hình ảnh
• Cảm xúc: Thể hiện được tình cảm yêu mến, đoàn kết với bạn bè.
• Kết bài: Nêu được tình cảm của mình với bạn của em (1điểm).
• Chữ viết, chính tả (0.5 điểm).
• Dùng từ, đặt câu (0.5 điểm).
• Sáng tạo (1 điểm). Có sáng tạo để bài viết có hình ảnh gợi tả, gợi cảm làm cho hình ảnh được tả sinh động, có cảm xúc.