Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO

Đề 27

  • 71609 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ý nào sau đây là nội dung của chiến luợc công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 29.

Cách giải:

Nội dung chủ yếu của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) là đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị truờng trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Chọn: D


Câu 2:

Nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp ở Châu Âu là

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 10 trang 159.

Cách giải:

Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản nổ ra sớm, tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.

Chọn: D


Câu 3:

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là:

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 7.

Cách giải:

Từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 6 - 1945, một hội nghị quốc tế họp tại XanPhrancisco với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

Trong hiến chương quy định tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đai hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban thư kí.

Chọn: B


Câu 4:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ do Đảng Quốc đại lãnh đạo. Đây là chính đảng của giai cấp nào?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 33.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ. Đảng Quốc đại được thành lập năm 1885, là chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ.

  Chọn: D


Câu 5:

Từ năm 1954 - 1970, Campuchia thực hiện

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 28.

Cách giải:

Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanúc (Sihanouk) thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc.

Chọn: B


Câu 6:

So với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sự phát triển của Liên minh châu Âu (EU) có điểm gì khác biệt?

Xem đáp án

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

- ASEAN không diễn ra quá trình nhất thể hóa.

- Eu diễn ra quá trình nhất thể hóa về:

+ Kinh tế.

+ Chính trị và an ninh - quốc phòng.

Biêu hiện:

- Ngày 18/4/1951, sáu nuớc bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC).

- Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp uóc Roma thành lập Cộng đồng năng luọng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Tháng 12/1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- Tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia sử dụng đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của EU và sau này có thêm Hy Lạp.

=> Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm 2007 tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc gia vốn còn bị giằng xé do xung đột chỉ cách đó hai thập kỷ trước.

Chọn: A.


Câu 7:

Đâu là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 17, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A: là nguyên nhân chủ yếu nhất đưa đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Đuờng lối lãnh đạo sai lầm đi liền với xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội thiếu đúng đắn, thiếu khoa học, chủ quan, duy ý chí. Đây là nguyên nhân bao trùm dẫn đến hàng loạt các hệ lụy cho Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Đáp án B: là nguyên nhân khách quan, không phải là nhân tố có tác động quyết định đến sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

- Đáp án C: không phải nguyên nhân chủ yếu, bộ phận lãnh đạo Liên Xô vẫn ủng hộ đường lối cải tổ nhằm cải thiện nền kinh tế - xã hội của đất nước.

- Đáp án D: thuộc phạm vi đường lối lãnh đạo, phát triển kinh tế của những người đứng đầu Liên Xô.

Chọn: A.


Câu 8:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 11.

Cách giải:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Chọn: C.


Câu 9:

Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Phương pháp: so sánh, liên hệ.

Cách giải:

- Tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa thế kỉ XIX có điểm chung là chế độ phong kiến đang khủng hoảng sâu sắc:

+ Nhật Bản. giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Việt Nam: giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn, chính sách đối ngoại có nhiều sai lầm.

Chọn: D


Câu 10:

Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc chủ yếu của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Về hình thức đấu tranh giành độc lập, các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giói thứ hai sử dụng hình thức thông qua đấu tranh chính trị, hợp pháp thương lượng với các nước phương Tây để giành độc lập.

Chọn: B

Chú ý:

Hình thức đấu tranh giành độc lập ở châu Á và Mĩ Latinh có điểm khác biệt so với châu Phi:


Câu 11:

Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất là

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 11.

Cách giải:

Liên Xô là nuớc đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm 1957.

Chọn: C.


Câu 12:

Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới là

Xem đáp án

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

- Mĩ: khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Tây Âu, Nhật Bản: Từ đầu những năm 70 trở đi đều trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ)

=> Vào những năm 70 của thế kỉ XX, hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới là: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.

  Chọn: A


Câu 13:

Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường số một thế giới về lĩnh vực nào?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 56.

Cách giải:

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức.

Chọn: B


Câu 14:

Điểm khác cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so vói các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương là

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

Điểm khác cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương được thể hiện ở ngay tên của phong trào và cuộc khởi nghĩa, đó là mục tiêu/mục đích đấu tranh. Cụ thể:

- Phong trào cần Vuơng có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế có mục tiêu đấu tranh là đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

=> Mục đích đấu tranh cũng quy định tính chất:

  - Phong trào cần Vuơng mang tính chất là phong trào theo khuynh huớng phong kiến mang tính dân tộc sâu sắc.

  - Khởi nghĩa nông dân Yên Thế mang tính tự vệ.

  Chọn: D


Câu 15:

Nguyên nhân chủ yếu khiến kinh tế Tây Âu từ năm 1973 - đầu thập kỉ 90 lâm vào khủng hoảng, suy thoái là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 49, suy luận.

Cách giải:

Do tác động của cuộc khủng hoảng năng luợng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.

Chọn: C.


Câu 16:

Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 7, loại trừ.

Cách giải:

Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nuớc.

- Không can thiệp vào nội bộ các nuớc.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

=> Đáp án B: là mục đích hoạt động của Liên hợp quốc.

Chọn: B


Câu 17:

Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nuớc Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, đây là thời cơ thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nuớc. Tuy nhiên, chỉ có ba nuớc Đông Nam Á đã chớp thời cơ và giành độc lập: Inđônêxia, Việt Nam và Lào. Cụ thể như Việt Nam, Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm về lực lượng chính trị; lực lượng vũ trang; căn cứ địa cách mạng; tập dượt quần chúng đấu tranh qua phong trào 1930 - 1931; 1936 - 1939 và 1939 - 1945. Nếu không có sự chuẩn bị lâu dài và kĩ càng thì dù có thời cơ cũng khó có thể chớp lấy và tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi. Chính vì thế, không thể nói cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thắng lợi là một sự ăn may.

=> Nhân tố chủ quan là nhân tố giữa vai trò quyết định nhất đến thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở mỗi quốc gia.

Chọn: A


Câu 18:

Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) là nguời lãnh đạo

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 11 trang 150.

Cách giải:

Người lãnh đạo cuộc bạo động của binh lính Thái Nguyên (1917) do Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn) lãnh đạo - một binh sĩ yêu nước và Lương Ngọc Quyến - hội viên của Việt Nam Quang phục hội bị giam ở nhà tù Thái Nguyên.

Chọn: B


Câu 19:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội nuớc nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 5.

Cách giải:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Chọn: C.


Câu 20:

Hội nghị Ianta (2-1945) được tổ chức có sự tham dự của đại diện ba cường quốc nào?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 4.

Cách giải:

Trong bối cảnh nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết, một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh.

Chọn: D


Câu 21:

Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển xuất phát từ các nhân tố sau:

*Nhân tố chủ quan:

- Nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc.

- Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên tiếp ra đời các chính đảng.

Ví dụ:

Cách mạng Trung Quốc thắng lợi do sự phát triển lực lượng của Đảng Cộng sản và Quốc Dân đảng, kết thúc cuộc nội chiến giữa hai đảng này đưa đến sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hơn nữa, Quốc Dân đảng có sự hậu thuẫn của Mĩ nên cuộc nội chiến cũng mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân.

*Nhân tố khách quan:

- Chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.

- Ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

Đáp án B: là nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

  Chọn: B


Câu 22:

Hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 10 trang 62, suy luận.

Cách giải:

Từ sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán từ Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả - rập độc chiếm => vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục. Nó đáp ứng đúng (hoặc hơn) mục tiêu ban đầu đặt ra. Chính vì thế, đây là hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

Chọn: A

Chú ý:

Ngoài ra, các cuộc phát kiến địa lí còn:

- Thúc đẩy sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Nảy sinh quá trinh cướp bóc và buôn bán nô lệ.


Câu 23:

Từ năm 1960 đến năm 1973 là giai đoạn nào của kinh tế Nhật? 

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 54.

Cách giải:

Từ năm 1960 đến năm 1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.

Chọn: A


Câu 24:

Người sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến là

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 10 trang 57.

Cách giải:

Nông nô là những người sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến.

Chọn: C.


Câu 25:

Việt Nam là thành viên thứ mấy của tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 31.

Cách giải:

Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

Chọn: A


Câu 26:

Chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 11 trang 141, suy luận.

Cách giải:

Năm 1911, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc nổ ra đã lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Chính phủ Dân quốc, thi hành hàng loạt các chính sách tiến bộ.

Trước ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6-1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu cùng với một số người cùng chí hướng trong nước sang đã tuyên bố giải tán Duy tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội.

Chọn: C.


Câu 27:

Nhận định nào sau đây đúng:

1- Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”.

2 - Năm 1945, ba nước giành được độc lập ở Đông Nam Á là: Việt Nam, Lào, Campuchia.

3 - Cu Ba được mệnh danh là “cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”.

4 - Nhật Bản là nước rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản.

Xem đáp án

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

1 - sgk 12 trang 17: Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, đuợc kết thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc => Đúng

2 - sgk 12 trang 25: Năm 1945, ba nước chớp thời cơ Nhật đầu hành đồng minh tiến hành khởi nghĩa giành độc lập là: Indonesia, Lào, Việt Nam => Sai.

3 - sgk 12 trang 39, suy luận: sau khi Cách mạng Cuba thành công đã cổ vũ các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đấu tranh mạnh mẽ chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh vũ trang mạnh mẽ, biến Mĩ Latinh thành “Lục địa bùng cháy” => Đúng.

4 - sgk 12 trang 55: một trong những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là lãnh thổ Nhật không rộng, nghèo tài nguyên thiên nhiên, nền công nghiệp Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài => Sai.

Chọn: A


Câu 28:

Nội dung nào không phải là điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh, liên hệ.

Cách giải:

- Các đáp án: A, B, D là những điểm giống nhau của CTTGI và CTTGII:

+ Về nguyên nhân bùng nổ (B): Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nồ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.

+ Về tính chất (D): Cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của nhân loại:

/ Để lại những hậu quả nặng nề. Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất.

/ Bản chất là chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau tranh giành thị trường và thuộc địa.

hết sức nặng nề.

+ Về hệ quả (A): Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

- Đáp án C: là điểm khác nhau.

+ CTTG 1(1914- 1918): kẻ châm ngòi chiến tranh là Xéc-bị bằng sự kiện ám sát thái tử Áo - Hung ngày 28-6- 1914.

+ CTTG II (1939 - 1945): kẻ châm ngòi chiến tranh là Đức, thể hiện bằng sự kiện ngày 1-9-1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan.

Chọn: C.


Câu 29:

Hình thái khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

Xem đáp án

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Ngày 24-10-1917, cách mạng tháng Mười bùng nổ. Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô. Ngày 25-10-1917, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi ở Mat-xcơ-va. Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi trên toàn đất nước Nga rộng lớn.

=> Cách mạng tháng Mười Nga hắt đầu từ thành thị, lấy thành thị làm trung tâm.

Chọn: B.


Câu 30:

Tổ chức nào trở thành đối trọng với NATO, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 14, 59, suy luận.

Cách giải:

Ngày 14-5-1955, Tổ chức Hiệp ước Vácsava. Mục tiêu là thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước Xã hội chủ nghĩa châu Âu. Tổ chức này đóng vai trò duy trì hòa bình, an ninh châu Âu và thế giới đặt trong sự đối trọng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Chọn: A.


Câu 31:

“Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng

                                    Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

                                    Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

Đó là lời hiểu dụ của ai và trong cuộc kháng chiến nào?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 10 trang 118.

Cách giải:

Đoạn trích trên thuộc lời hiểu dụ của vua Quang Trung vào đêm 30 Tết (25-1-1789) trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược.

Chọn: C.


Câu 32:

Cuộc cách mạng nào đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 34.

Cách giải:

Cuộc "Cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Chọn: D.


Câu 33:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản có điểm gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh, nhận xét.

Cách giải:

- (Sgk 12 trang 50): Đối với chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu, càng về giai đoạn sau, các nước này càng có sự điều chỉnh quan trọng. Nếu như Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Chú ý mở rộng quan hệ không chỉ đối với các nước tư bản mà còn đối với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.

- (Sgk 12 trang 57): Mặc dù có chú trọng hơn trong quan hệ đối với các nước Tây Âu và Đông Nam Á nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì sự liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tháng 4-1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.

Chọn: A.


Câu 34:

“NEP” là cụm từ viết tắt của

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 11 trang 53.

Cách giải:

Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).

Chọn: C.


Câu 35:

Trong nửa sau thế kỉ XX, xuất hiện 3 "con rồng" kinh tế Châu Á ở Đông Bắc Á là

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 20.

Cách giải:

Trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á thì ở Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan).

Chọn: A.


Câu 36:

Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu "Chiến lược toàn cầu" của Mĩ?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 44, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A, B, D: là ba mục tiêu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ được thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án C: là mục đích hoạt động của Liên hợp quốc.

Chọn: C.


Câu 37:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Đông Nam Á, những nước nào sau đây có giai đoạn phải tiến hành kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 26.

Cách giải:

Sau khi giành độc lập, thoát khỏi ách thống trị ở Nhật Bản, nhân dân Việt Nam và Lào, sau đó là Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được độc lập.

  Chọn: D


Câu 38:

Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 - 1950)?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 12 trang 10, suy luận.

Cách giải:

- Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.

- Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô.

Chọn: D.


Câu 39:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) diễn ra đầu tiên ở nước nào?

Xem đáp án

Phương pháp: sgk 11 trang 70.

Cách giải:

Tháng 10-1929, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ sau đó lan sang các nước khác, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản.

Chọn: B


Câu 40:

Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ H. Truman đến

R. Nixon) là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Các đời tổng thống Mĩ đều thực hiện chính sách đối ngoại xuyên suốt là thực hiện “Chiến lược toàn cầu”. Xét về mặt bản chất, mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” giống mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” chỗ, đều thể hiện và thực hiện cho tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới của Mĩ. Nói một cách khác, chiến lược “Cam kết và mớ rộng” là một hình thức thực hiện tiếp tục “Chiến lược toàn cầu” trong tình hình mới.

Chọn: B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan