Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 28 có đáp án
-
2 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhà vua đã yêu cầu các nghệ sĩ vẽ tranh về đề tài gì?
Chọn C. Nhà vua đã yêu cầu các nghệ sĩ vẽ tranh về đề tài sự bình yên.
Câu 2:
Trong số những bức tranh gửi về nhà vua chọn ra được mấy bức tranh mình yêu thích.
Chọn B. Hai bức.
Câu 4:
Bức tranh thứ hai vẽ khung cảnh gì?
Chọn D. Một bức tranh vẽ những ngọn núi này trần trụi bầu trời đổ mưa,sấm chớp.
Câu 5:
Với em bình yên là gì?
Với em bình yên là được ở cùng với những người mình yêu quý, được nhìn thấy mọi người khỏe mạnh hạnh phúc và vui vẻ. Bình yên với em là được chơi những trò chơi dân gian như thả diều, bắn bi với các bạn quanh xóm vào mỗi buổi chiều tan học.
Câu 6:
Trong câu in nghiêng dưới đây, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước?
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
(ĐOÀN MINH TUẤN)
- Từ lặp lại từ đã dùng ở câu trước: từ “đền” (việc lặp từ ngữ như vậy giúp em nhận ra sự liên kết giữa hai câu trên).
Câu 7:
Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không?
Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên không còn gắn bó với nhau nữa. Bởi vì giữa hai câu không còn điểm chung là miêu tả cảnh thiên nhiên nơi Đền Thượng. Các ý văn ở hai câu không còn liên kết chặt chẽ với nhau. Ở câu thứ hai không còn xuất hiện từ lặp đã có ở câu thứ nhất.
Câu 8:
Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ “đền” giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
Câu 9:
Hãy kể lại một đoạn câu chuyện Thánh Gióng bằng sự tưởng tượng sáng tạo của em.
* Gợi ý
- Thời vua Hùng thứ 6 ở ngôi làng nhỏ có hai vợ chồng già nhưng vẫn chưa có con khiến họ rất buồn lòng.
- Một hôm bà vợ, đi thăm ruộng bất ngờ thấy dấu chân to, bèn ướm thử rồi hoài thai, 12 tháng sau mới sinh ra một đứa bé trắng trẻo xinh đẹp.
- Đứa bé 3 tuổi vẫn không biết đi đứng, nói cười, hai vợ chồng vô cùng lo lắng.
- Đợt ấy giặc xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài, cậu bé bèn xin đi giết giặc, với một chiếc roi sắt, bộ giáp sắt con ngựa sắt.
- Sau khi gặp sứ giả cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng phải chung tay góp gạo cho cậu bé ăn.
- Sau khi nhận roi, áo giáp và ngựa, tráng sĩ lên đường giết giặc, đi tới đâu giặc chết như ngả rạ đến đấy.
- Không may roi sắt gãy, tráng sĩ vươn mình nhổ tre làm vũ khí quét sạch quân thù, sau đó bỏ lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.
- Kể lại đoạn Gióng đánh giặc:
Mười ngày sau, mọi thứ mà Gióng yêu cầu đều được mang tới cả, lúc này đây từ một đứa bé ba tuổi, Gióng đã trở thành chàng trai cao lớn vượt trội, tầm vóc phi phàm, thân hình cao lớn, cơ bắp cuồn cuộn. Chàng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, từ biệt quê hương và lên đường diệt giặc, trước khi đi Gióng quay lại nhìn cha mẹ "Kiếp này đa tạ phụ mẫu đã sinh dưỡng!", rồi hướng thẳng phía trước mà đi, con ngựa sắt vốn tưởng là khối sắt không có linh tính, thế nhưng lúc này đây nó lại phát ra tiếng hí vang trời, rồi phóng vụt đi, chốc lát chỉ còn lại cái bóng mờ mờ của người anh hùng, lẫn trong đám bụi thổi tung. Ngựa chạy một đường đến nơi đóng quân của giặc, ngựa đi đến đâu phun lửa đến đấy, thiêu trụi hết lương thực và lều trại của quân địch, chúng hoảng hồn bỏ cả vũ khí mà chạy thoát thân, kẻ giẫm đạp lên nhau, người thì chết dưới vó ngựa. Tráng sĩ vung roi sắt quất liên hồi vào lũ giặc cướp nước, khiến chúng chết như ngả rạ dưới vó ngựa, thế nhưng giặc quá đông, sau ba ngày chinh chiến thì không may roi sắt gãy làm đôi. Lúc này đây tráng sĩ vừa đuổi giặc đến khu vực có những lũy tre già hàng mấy chục tuổi, ngựa sắt phun lửa làm loài tre ấy trở nên vàng bóng. Nhanh trí, tráng sĩ đã dùng sức mạnh nhổ hẳn cây tre to nhất bên đường làm vũ khí thay roi sắt, kỳ diệu thay vốn chỉ là cây cỏ thế nhưng trên tay tráng sĩ, cay tre bỗng trở nên mạnh mẽ không kém gì so với những thứ vũ khí sắc bén khác. Sau bảy ngày chiến đấu, cuối cùng đất nước ta cũng sạch bóng quân thù, chỉ còn lại hàng vạn xác chết chốn sa trường, khung cảnh tiêu điều tan hoang