Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 24 có đáp án
-
36 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
Câu 3:
Đền Thượng được miêu tả có những gì đặc biệt?
☐ Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều
màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
☐ Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo
chính giữa.
☐ Trước đền, nhiều khóm cổ thụ vươn lên xanh tốt, gốc cây to hơn một vòng
người ôm, rễ to sần sùi bám vào lòng đất.
☐ Trong đền, từng chậu hải đường đâm bông rực đỏ.
☐ Trước đền Thượng, có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc.
Đền Thượng được miêu tả có một vài điểm đặc biệt như:
- Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
- Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
- Trước đền Thượng, có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc.
Câu 4:
Con hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Câu 5:
Trong các thông tin dưới đây, thông tin nào là đúng khi nói về các vua Hùng?
☐ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thàng
Phong Châu, Phú Thọ, cách nay vài nghìn năm.
☐ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Âu Lạc, đóng đô ở thàng
Phong Châu, Phú Thọ, cách nay vài nghìn năm.
☐ Hùng Vương truyền được 18 đời.
☐ Hùng Vương truyền được 20 đời.
Những thông tin chính xác đó là:
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thàng Phong Châu, Phú Thọ, cách nay vài nghìn năm.
- Hùng Vương truyền được 18 đời.
Câu 6:
Ý nghĩa bài văn Phong cảnh đền Hùng?
Câu 7:
Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo các câu ghép hoàn chỉnh
a) Mỗi khi trời đổ mưa to…………………......................................................………..
b) ………………………………………………………….. thì em sẽ đạt kết quả cao.
c) ………………………………….. nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
d) Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp ……………………………………………
a) Mỗi khi trời đổ mưa to thì em lại cùng đám bạn quây quầy bên bếp lửa.
b) Nếu em chăm chỉ học bài thì em sẽ đạt kết quả cao.
c) Tuy Lan hay lười biếng nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
d) Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp nên em liền phụ mẹ tưới cây.
Câu 8:
Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong các câu ghép sau đây:
a) Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài… chúng em thì chăm chú lắng nghe.
b) Trời mưa to như trút nước… các con sông đều đầy ăm ắp.
c) … trời có nắng to… nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
d) ... buổi sáng mùa đông trời rất lạnh… em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
e) … mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh… bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.
a) Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe.
b) Trời mưa to như trút nước nên các con sông đều đầy ăm ắp.
c) Vì trời có nắng to nên nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
d) Tuy buổi sáng mùa đông trời rất lạnh nhưng em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
e) Trong khi mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh thì bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.
Câu 9:
Em hãy viết các câu ghép có:
a) Ba vế câu.
b) Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
c) Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
d) Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Các câu ghép có:
a) Ba vế câu: Mùa đông đến, cây cối trơ trụi, những chú chim én bay đi trú rét.
b) Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy: Buổi sáng sớm, mặt trời đã lên, những chú chim hót líu lo.
c) Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ: Do trời mưa nên bọn em đi học muộn.
d) Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ: Tuy hoa dâm bụt không thơm nhưng nó rất đẹp.
Câu 10:
Viết bài văn tả người bạn thân mà em yêu quý nhất.
* Gợi ý
a. Mở bài: Giới thiệu về người bạn thân của em.
b. Thân bài: Kể về một người bạn thân của em.
- Kể về ngoại hình người bạn thân của em.
+ Minh có thân hình gầy gò.
+ Vầng trán bạn cao và rộng.
+ Cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh.
- Kể tính tình của người bạn thân của em.
+ Minh rất hiền hòa.
+ Minh luôn thân thiện với mọi người.
+ Minh luôn giúp đỡ mọi người.
+ Minh được mọi người yêu mến.
+ Minh rất chăm chỉ và siêng năng.
- Kể về hoạt động của người bạn thân của em.
+ Bạn ấy luôn luôn giúp em làm bài tập về nhà.
+ Minh rất yêu thương mọi người và giúp đỡ tất cả mọi người.
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Em có một người bạn thân, chơi với em từ bé. Ngoài những bạn thân trong lớp, có lẽ bạn ấy là một người mà em yêu quý nhất. Bạn là Ngọc Duy ở lớp kế bên.
Em quen bạn Duy trong một lần tình cờ gặp nhau trên sân trường. Chúng em nhanh chóng làm quen với nhau, chơi với nhau rồi thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Duy tròn mười một tuổi. Bạn có dáng người vừa phải, không cao cũng không thấp, chỉ cao hơn em nửa cái đầu. Làn da hơi ngăm ngăm trông rất rắn chắc. Mái tóc bạn đen nhánh, lúc nào cũng gọn gàng. Gương mặt đầy đặn và hay tươi cười. Đôi mắt sáng tinh anh làm bạn có vẻ rất thông minh. Bạn làm gì cũng nhanh nhẹn, chỉ nhoáng cái là xong.
Tính Duy rất hiền lành, hay nhường nhịn bạn. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn ấy thường rủ em học chung hoặc chơi cờ. Mỗi khi chơi trò gì đó, nó thường nhường bạn chơi trước. Dù chơi có thua hay thắng, nét mặt bạn ấy vẫn luôn tươi cười. Bạn ấy học rất giỏi, thường được cô giáo khen. Năm nào bạn ấy cũng được nhận phần thưởng của trường và của lớp.
Chơi với nhau gần năm năm, chúng em đã có rất nhiều kỉ niệm. Có lần, chúng em chơi đuổi bắt, Duy bị vấp cục đá, té trầy hết cả chân tay. Hai đứa sợ bố mẹ xanh cả mặt mày. Rất may là không có chuyện gì xảy ra. Hôm sau gặp nhau lại cười toe toét.
Năm năm học trôi qua thật nhanh. Sang năm đã chuyển trường mới chắc là không còn học chung với nhau nữa. Dù thế nào đi nữa, chúng em vẫn sẽ giữ bao kỉ niệm đẹp về nhau.