IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 28 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 28 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 28 có đáp án

  • 4 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vị quan án trong truyện phân xử tài tình được giới thiệu là người như thế nào?

Xem đáp án
Chọn C. Là một người rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

Câu 2:

Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện gì?
Xem đáp án
Chọn B. Chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử.

Câu 3:

Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

 Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.

 Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ

bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.

 Sai lính đánh hai người đàn bà 100 roi, cuối cùng người phụ nữ ăn cắp cũng

phải bật khóc nhận tội.

 Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật

khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.

Xem đáp án

Những biện pháp mà quan đã dùng để tìm ra người lấy cắp tấm vải là:

- Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.

- Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.

- Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.


Câu 4:

Khi quan tới vãn cảnh ở một ngôi chùa, đã xảy ra chuyện gì ở nơi đây?

Xem đáp án
Chọn A. Sư cụ nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.

Câu 5:

Quan đã dùng cách nào để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của nhà chùa? 

Xem đáp án
Chọn B. Yêu cầu mỗi người dùng nắm thóc đã ngâm rồi vừa chạy đàn vừa niệm Phật.Đức Phật rất linh thiêng, ai là kẻ gian, thóc trong tay kẻ đó sẽ nảy mầm.

Câu 6:

Vì sao quan lại dùng cách đó để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của sư cụ?

Xem đáp án
Chọn B. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

Câu 8:

 Ý nghĩa của câu chuyện Phân xử tài tình?

Xem đáp án
Chọn C. Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

Câu 11:

Đọc mẩu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới

CÁI BẾP LÒ

       Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợt tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

- Chào bác - Em bé nói với tôi.

- Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em.

- Thưa bác, cháu đi học.

- Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

- Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

- Nhà cháu không có than ủ ư?

- Thưa bác, than đắt lắm.

- Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

- Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....

(Theo A.Đô-Đê)

 

a) Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì?

- (1)Chào bác! - (2)Em bé nói với tôi.

- (1)Cháu đi đâu vậy? - (2)Tôi hỏi em.

b) Các dấu gạch ngang còn lại trong mẩu chuyện dùng để làm gì?

Xem đáp án

a) Tác dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp này là:

- Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu dùng đánh dấu phần chú thích trong câu.

b) Các dấu gạch ngang còn lại trong mẩu chuyện này dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong một đoạn liệt kê.


Câu 12:

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện đã đọc, đã nghe. 

* Gợi ý:

- Về nội dung câu chuyện:

+ Hấp dẫn. 

+ Có những chi tiết kì lạ.

+ ?

- Về ý nghĩa của câu chuyện: 

+ Sâu sắc

+ Bài học về tình đoàn kết.

Xem đáp án

Bài làm tham khảo

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương