Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 35 có đáp án
-
10 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
Câu 6:
Sau khi nghe bác A đọc đoạn văn bạn Hoàng viết, mọi người có suy nghĩ gì?
Câu 7:
Anh Dấu Chấm nói nguyên nhân khiến Hoàng viết sai là gì?
Câu 8:
Bác chữ A đưa ra biện pháp gì để giúp đỡ Hoàng?
Câu 9:
Theo con, anh Dấu chấm có tác dụng gì khi chúng ta viết?
Câu 10:
Nội dung câu chuyện “Cuộc họp của chữ viết” là gì?
Nội dung câu chuyện: Nói lên tầm quan trọng của dấu chấm, khi đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu.
Câu 11:
Mẩu chuyện vui dưới đây có một lỗi sai khi sử dụng từ để nối, hãy tìm và chữa lại cho đúng?
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được.
- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
Thay “nhưng” bằng từ “vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì…”.
Sửa lại:
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được.
- Vậy thì bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
Câu 12:
Tìm từ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn:
“Lựa chọn trở thành một bác sĩ, một giáo viên, hoặc một họa sĩ là quyết định của con. Vì vậy, ngay từ bây giờ con phải suy nghĩ cho thật kĩ, bố mẹ có thể cho con ý kiến nếu con muốn.”
Từ vì vậy là từ để nối câu 1 và câu 2 trong đoạn văn.
Câu 13:
Đâu là từ để nối các câu trong đoạn văn sau:
“(1) Anh có thể giúp em làm bài tập này. (2) Nhưng em phải nghĩ tới sau này chứ không thể bài tập nào anh cũng làm cho em được. (3) Vậy nên, em phải chú ý nghe anh giảng bài để sau này gặp bài toán tương tự em sẽ biết áp dụng.”
Các từ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn đó là:
- Nhưng nối câu 1 với câu 2.
- Vậy nên nối câu 2 với câu 3.
Câu 14:
Mỗi từ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Hãy nối từ ban đầu ở cột trái với từ thay thế phù hợp ở cột phải:
(1) Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
(2) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. (3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. (4) Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. (5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.
1. Hai Long (câu 1) |
|
a) anh (câu 2), anh (câu 4) |
2. Người đặt hộp thư (câu 2) |
b) Đó (câu 5) |
|
3. Những vật gợi ra hình chữ V (câu 4) |
c) người liên lạc (câu 4) |
- Từ anh (câu 2) và từ anh (câu 4) thay thế cho Hai Long (câu 1).
- Từ Đó (câu 5) thay thế cho từ Những vật gợi ra hình chữ V (câu 4).
- Từ người liên lạc (câu 4) thay thế cho từ Người đặt hộp thư (câu 2).
Việc thay thế các từ ngữ trong đoạn văn trên vừa có tác dụng liên kết câu lại vừa có thể tránh trường hợp lặp từ không cần thiết.
Câu 15:
Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.
* Gợi ý
- Câu mở đầu
Nêu hiện tượng, sự việc.
- Các câu tiếp theo
+ Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
+ Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.
+ Bảy tỏ suy nghĩ hoặc mong muốn của em.
Bài làm tham khảo
Theo quy định, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chỉ bắt buộc đối với người điều khiển, người ngồi trên xe máy, xe mô tô hoặc xe đạp điện, không bắt buộc đối với người đi xe đạp. Tuy nhiên, em cho rằng đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp là một việc làm rất cần thiết. Hiện nay, hầu hết đường giao thông ở nước ta chưa có làn dành riêng cho người đi xe đạp. Hơn nữa, đa số người đi xe đạp là người lớn tuổi và học sinh. Vì vậy, việc di chuyển bằng xe đạp có những rủi ro. Nếu không may có tai nạn xảy ra, mũ bảo hiểm giúp người đi xe đạp tránh hoặc hạn chế những chấn thương ở đầu. Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên cũng giúp mỗi người hình thành thói quen, ý thức chấp hành Luật giao thông. Đây cũng là một hình thức tuyên truyền về an toàn giao thông. Vì an toàn cho chính mình, em mong mọi người hãy đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.