IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 7 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 7 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 7 có đáp án

  • 28 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

Xem đáp án
Chọn B. Rải truyền đơn.

Câu 2:

Khi anh Ba hỏi rằng “Út có dám rải truyền đơn không?” thì chị Út đã trả lời ra sao?

Xem đáp án
Chọn C. “Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!”

Câu 3:

Vì sao chị Út vừa mừng vừa lo khi nghe thấy anh Ba giao cho mình công việc đó?

Xem đáp án

Chọn A. Chị mừng vì đã có thể góp công sức nhỏ bé của mình cống hiến cho nước nhà, lo vì sợ rằng mình không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Câu 4:

Chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận được công việc đầu tiên này?

Xem đáp án
Chọn D. Bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Câu 5:

Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

Xem đáp án

 Chọn A. Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng tỏ.


Câu 6:

Việc rải truyền đơn của chị Út có kết thúc thuận lợi không?

Xem đáp án
Chọn B. Khi gần đến chợ, trời sáng tỏ chị Út cũng rải hết mớ truyền đơn. Sáng ra dân chúng xì xào ầm lên về những tờ truyền đơn khiến bọn lính hớt hải xách súng chạy ầm ầm.

Câu 7:

Ý nghĩa của câu chuyện Công việc đầu tiên?

Xem đáp án

 Ý nghĩa của câu chuyện Công việc đầu tiên: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành

của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.


Câu 8:

Trong đoạn thơ sau có những từ nào được viết hoa? Vì sao chúng được viết hoa? 

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...

(Tố Hữu)

Xem đáp án

Trong đoạn thơ trên, những từ được viết hoa bao gồm: “Bác”, “Việt Bắc”, “Người”, “Ông Cụ”.

- “Bác”, “Người”, “Ông Cụ” đều chỉ đến Bác Hồ (Hồ Chí Minh). Người được người dân Việt Nam yêu quý và tôn trọng. Việc viết hoa những từ này thể hiện sự tôn kính và tình cảm mà tác giả và người dân Việt Nam dành cho Bác Hồ.

- “Việt Bắc” là tên gọi của một khu vực địa lí ở phía Bắc Việt Nam, nơi đã từng là căn cứ của Việt Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Từ này được viết hoa vì đây là tên riêng của một địa danh.


Câu 9:

Gạch chân những từ được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trong các câu sau: 

a) Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

b) Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.

c) Tôi ngước lên và bắt gặp ánh mắt hiền từ, đầy tin cậy của thầy Hiệu trưởng. Cảm động quá, tôi chỉ biết nói: - Thưa thầy, em xin thay mặt đội tuyển cảm ơn thầy. Chúng em xin ghi nhớ lời thầy dặn để đạt kết quả tốt nhất ạ.

Xem đáp án

a) Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

b) Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.

c) Tôi ngước lên và bắt gặp ánh mắt hiền từ, đầy tin cậy của thầy Hiệu trưởng. Cảm động quá, tôi chỉ biết nói: - Thưa thầy, em xin thay mặt đội tuyển cảm ơn thầy. Chúng em xin ghi nhớ lời thầy dặn để đạt kết quả tốt nhất ạ.


Câu 10:

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một vị anh hùng dân tộc (Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,...), trong đoạn văn có sử dụng cách viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.

Xem đáp án

Em rất ngưỡng mộ vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Ông là một biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và trí tuệ. Dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, quân đội Đại Việt đã đánh bại quân Nguyên Mông, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Những chiến công của ông không chỉ làm nên lịch sử mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ sau. Em rất tự hào về Trần Quốc Tuấn và mong muốn học hỏi tinh thần yêu nước, kiên cường của ông.


Câu 11:

 Viết chương trình cho một hoạt động do Ban chỉ huy Liên đội trường em dự kiến tổ chức trong năm học.

* Gợi ý:

- Viết tên chương trình.

- Xác định các mục đích của chương trình.

- Xác định nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân.

- Xác định thời gian tổ chức một hoạt động trong chương trình.

Xem đáp án

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ

 AN TOÀN GIAO THÔNG

(Lớp 5A1, Trường Tiểu học Trưng Vương)

 I. Mục đích

- Tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức về an toàn giao thông.

- Giúp các bạn học sinh hiểu và có ý thức gương mẫu chấp hành luật an toàn giao thông.

II. Phân công chuẩn bị

- Ban tổ chức: Lớp trưởng, lớp phó và 4 tổ trưởng  

- Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh c động ATGT, trống, kèn.

- Các hoạt động cụ thể:

+ Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 cái trống nhỏ.

+ Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay.

+ Tổ 3: 3 tranh cổ động ATGT.

+ Tổ 4: 1 biểu ngữ, 1 cái kèn.

- Nước uống: Nga, Thanh.

- Trang phục: mỗi bạn đội viên mặc đồng phục nhà trường và đeo khăn quàng đỏ, cầm cờ hoa.

III. Chương trình cụ thể

- Địa điểm tuần hành: Đường Bà Triệu

- 7 giờ 30: Các bạn học sinh tập trung tại trường.

- 7 giờ 40: Diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng một.

- Chi đội trưởng: Hô khẩu hiệu.

- Tổ 1: Đi đầu cầm cờ Tổ quốc, trống.

- Tổ 2: Theo sau tổ 1, cầm cờ Đội.

- Tổ 3: Theo sau tổ 2, cầm tranh cổ động.

- Tổ 4: Theo sau tổ 3, cầm biểu ngữ, kèn.

- Các bạn đi theo hàng và đi trên vỉa hè, tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông diễn ra trên tuyến đường.

- 9 giờ: Tập trung về trường và tổng kết, rút kinh nghiệm buổi diễu hành.

 


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương