Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 3
-
5371 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:
Đáp án D
Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là gió Tín phong hay gió Mậu dịch vì nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. Tuy nhiên do hoạt động của gió mùa châu Á nên gió Mậu dịch hoạt động xen kẽ gió mùa chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió
Câu 2:
Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc vào thời gian:
Đáp án A
Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc vào giữa và cuối mùa hạ. Do ảnh hưởng áp thấp Bắc, khối khí ẩm (xuất phát từ chí tuyến bán cầu Nam) di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” cho miền Bắc nước ta (sgk Địa lí 12 trang 42)
Câu 3:
Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm:
Đáp án C
Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm là cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có sự biến đổi nhanh theo hướng già hóa, tuổi thọ trung bình tăng, số người già ngày càng đông
Câu 4:
Ở vùng đồi núi thấp nhóm đất chủ yếu là
Đáp án A
Ở vùng đồi núi thấp nhóm đất chủ yếu là feralit. Đất vùng đồi núi thaaos chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit (sgk Địa lí 12 trang 51)
Câu 5:
Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do:
Đáp án A
Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về (sgk Địa lí 12 trang 63)
Câu 6:
Căn cứ vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến năm 2007.
Đáp án D
Căn cứ vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam nhận xét thấy dân số Việt Nam qua các năm từ 1960 đến năm 2007:
- Dân số cả nước tăng => A đúng
- Dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn => B đúng (dân số thành thị tăng 4,9 lần; dân số nông thôn tăng 2,4 lần)
- Quy mô dân số nông thôn luôn lớn hơn dân số thành thị => C đúng
=> nhận xét không đúng là “dân số nông thôn tăng nhanh là xu thế chung” vì so với tốc độ gia tăng của tổng dân số hay dân số thành thị, dân số nông thôn đều tăng chậm hơn
Câu 7:
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của.
Đáp án B
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của Gió mùa với hướng của các dãy núi (sgk Địa lí 12 trang 49)
Câu 8:
Hiện tại nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là:
Đáp án A
“Cơ cấu dân số vàng” là cơ cấu dân số mà số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao trong tổng cơ cấu dân số, cao gấp đôi số người phụ thuộc (số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động)
Hiện tại nước ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, điều đó có nghĩa là Số người ở độ tuổi 15-59 chiếm hơn 2/3 dân số
Câu 9:
Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là:
Đáp án C
Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc (sgk Địa lí 12 trang 59)
Câu 10:
Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi :
Đáp án D
Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi Tây Bắc (xem Atlat trang 13)
Câu 11:
Các đỉnh núi Rào Cỏ, Hoành Sơn nằm trong vùng núi :
Đáp án C
Các đỉnh núi Rào Cỏ, Hoành Sơn nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc (xem Atlat trang 13)
Câu 12:
Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường nước ta hiện nay:
Đáp án D
Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường (sgk Địa lí 12 trang 62)
Câu 13:
Đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là:
Đáp án D
Đặc điểm về nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn (mùa hạ nóng, mùa đông lạnh => biên độ nhiệt lớn)
Câu 14:
Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây:
Đáp án D
Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm Có cảnh quan thiên nhiệt đới gió mùa. Đồi núi thấp chủ yếu là đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới gió mùa phổ biến
Câu 15:
Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm:
Đáp án C
Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 51)
Câu 16:
Về dân số, nước ta đứng thứ 3 khu Đông Nam Á, sau :
Đáp án B
Về dân số, nước ta đứng thứ 3 khu Đông Nam Á, sau Indonexia, Philippin (sgk Địa lí 12 trang 67)
Câu 17:
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây:
Đáp án B
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nổi bật là mùa hạ, nhiều nơi chịu tác động mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam
=> Chọn đáp án B
Chú ý:
Loại trừ A,D vì đây là đặc điểm của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Loại trừ B vì đây là đặc điểm của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13,14, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
Đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và trang 13,14, hệ thống sông Ba (sông Đà Rằng) thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Câu 19:
Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng:
Đáp án B
Trong những năm qua, tổng diện tích rừng nước ta đang tăng dần lên nhưng tài nguyên rừng vãn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (sgk Địa lí 12 trang 58)
Câu 20:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:
Đáp án D
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được lớn
Câu 21:
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào:
Đáp án D
Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số (sgk Địa lí 12 trang 67)
Câu 22:
Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình năm 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do:
Đáp án A
Nước ta có lượng mưa lớn, trung bình năm 1500 – 2000mm/năm, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí qua biển được tăng cường độ ẩm, mang lại lượng mưa lớn
Câu 23:
Ở nước ta nơi có thềm lục địa hẹp nhất là :
Đáp án D
Quan sát Atlat trang 6-7, dễ thấy ở nước ta nơi có thềm lục địa hẹp nhất là vùng biển Nam trung bộ, nơi có các đường đẳng sâu xếp xít nhau, đổ mau xuống độ sâu 1000-2000m
Câu 24:
Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào, gió Tây) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc là:
Đáp án A
Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào, gió Tây) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc là gió Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương. Sau khi trút mưa tại sườn Tây dãy Trường Sơn, gió vượt núi tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ gây hiện tượng phơn (sgk Địa lí 12 trang 41-42)
Câu 25:
Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng:
Đáp án B
Tỉ trọng của các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số ở nước ta đang chuyển biến theo hướng Nhóm 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng (bảng 16.1 sgk Địa lí 12 trang 68)
Câu 26:
Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây:
Đáp án C
Gia tăng dân số nhanh không ảnh hưởng tới cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mới là nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn
=> “Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn” không phải hậu quả của gia tăng dân số nhanh
Câu 27:
Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây:
Đáp án C
Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta thể hiện ở sự suy giảm về số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm (sgk Địa lí 12 trang 59)
=> Sự suy giảm về thể trạng của các cá thể loài chưa phải biểu hiện của Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta
Câu 28:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là:
Đáp án A
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Câu 29:
Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
Đáp án B
Đặc điểm địa hình cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cấu trúc địa hình có hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam (cao ở Tây Bắc thấp dần xuống Đông Nam) và các dãy núi cũng chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy biên giới Việt – Lào, dãy Trường Sơn Bắc....
Câu 30:
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:
Đáp án A
Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng (sgk Địa lí 12 trang 69)
Câu 31:
Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây:
Đáp án D
Bão ở Việt Nam có đặc điểm mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam (sgk Địa lí 12 trang 62). Quan sát Atlat trang 9, dễ nhận thấy bão xuất hiện ở miền Bắc trước (tháng 6,7,8) rồi lùi dần về phía Nam
Câu 32:
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích đất phân theo vùng năm 2016 ( ĐV: Nghìn ha )
Để thể hiện cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng năm 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất.
Đáp án B
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ tròn thích hợp thể hiện cơ cấu trong vòng <= 3 năm
=> đề yêu cầu thể hiện cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phân theo vùng của 1 năm => biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn
Câu 33:
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích đất phân theo vùng năm 2016 ( ĐV: Nghìn ha )
Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích đất phân theo vùng năm 2014 của Việt Nam.
Đáp án B
Dựa vào bảng diện tích đất phân theo vùng năm 2016 dễ nhận thấy Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích lớn nhất (9.583,2 nghìn ha)
Câu 34:
Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là :
Đáp án C
Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là dân số đông mang lại nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết diện tích đất cát biển ở những nơi nào sau đây lớn hơn cả:
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, Các đồng bằng ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ có diện tích đất cát biển lớn hơn cả. Vì ở đồng bằng ven biển miền Trung, biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng, đất đai nhiều cát, ít phù sa sông