Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 12
-
5373 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Điều nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống?
Đáp án C
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta với nhiệt độ trung bình trên 20oC và lượng mưa lớn từ 1500 – 2000mm làm cho máy móc dễ bị ăn mòn, nông sản dễ bị ẩm mốc nên thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa sẽ gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc nông sản.
Câu 2:
Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến nên có đặc tính là
Đáp án A
Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên biển Đông nhận được lượng nhiệt và ẩm dồi dào tạo nên đặc tính nóng ẩm.
Câu 3:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của biển Đông?
Đáp án A
Biển Đông nằm ở phía Tây của Thái Bình Dương.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cảng nước sâu Dung Quất thuộc tỉnh nào sau đây?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cảng Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Câu 5:
Ở nước ta vùng nào sau đây có đầy đủ thiên nhiên của ba đai cao?
Đáp án C
Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên nên chỉ có ở Hoàng Liên Sơn, thuộc khu vực Tây Bắc nước ta. (SGK/52, địa lí 12 cơ bản).
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy Con Voi thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc BộCâu 7:
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là
Đáp án D
Khu vực Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng nằm ở phía Bắc nước ta, là khu vực đón gió mùa Đông Bắc sớm nhất và mạnh nhất của nước ta. Cùng với đó, khu vực Đông Bắc có 4 cánh cung mở rộng ở phía Bắc và quy tụ lại ở Tam Đảo hút gió làm cho ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc sâu sắc hơn.
Câu 8:
Địa hình núi Trường Sơn Nam không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B
Vùng núi Trường Sơn Nam có địa hình núi trung bình. Khu vực có địa hình đồi núi cao nhất nước ta là vùng núi Tây Bắc.
Câu 9:
Lãnh hải là
Đáp án A
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. (SGK/15, địa lí 12 cơ bản)
Câu 10:
Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: mm)
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Hà Nội |
18,6 |
26,2 |
43,8 |
90,1 |
188,5 |
230,9 |
288,2 |
318,0 |
265,4 |
130,7 |
43,3 |
23,4 |
TP Hồ Chí Minh |
13,8 |
4,1 |
10,5 |
50,4 |
218,4 |
311,7 |
293,7 |
269,8 |
327,1 |
266,7 |
116,5 |
48,3 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết so sánh nào sau đây không đúngvề chế độ mưa giữa TP Hồ Chí Minh và Hà Nội?
Đáp án D
TP Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội. (TP Hồ Chí Minh là 1931mm, Hà Nội là 1667,1mm)
Câu 11:
Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Bến Hải đổ ra biển qua cửa nào sau đây?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13,sông Bến Hải đồ ra biển qua cửa Tùng.
Câu 12:
Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng khí hậu nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, vùng khí hậu chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng là Bắc Trung Bộ. Khi gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta, gặp dãy Bắc Trung Bộ chắn gió gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho Bắc Trung Bộ.
Câu 13:
Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên nào sau đây cao nhất vùng núi Trường Sơn Nam?
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, dựa vào màu nền của địa hình ta xác định được cao nguyên Lâm Viên là cao nguyên cao nhất Trường Sơn Nam.
Câu 14:
Đặc điểm nào sau đây không thuộc khí hậu phần lãnh thổ phía Nam ?
Đáp án A
Phần lãnh thổ phía Nam của nước ta nằm gần xích đạo, lại không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên biên độ nhiệt năm nhỏ. (SGK/48, địa lí 12 cơ bản).
Câu 15:
Cho biểu đồ:
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội?
Đáp án D
Căn cứ vào biểu đồ, ta thấy được Hà Nội có lượng mưa lớn nhất vào tháng VII, nhiệt độ các tháng trong năm không đều nhau, cao vào các tháng mùa hạ và thấp vào các tháng mùa đông và chế độ mưa có sự phân mùa, mùa mưa từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Tháng XII nhiệt độ trên 15oC.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam?
Đáp án A
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, ta thấy vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên như Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Lâm Viên,…
Câu 17:
Thế mạnh nào sau đây tạo thuận lợi cho miền núi có khả năng phát triển du lịch?
Đáp án C
Khu vực miền núi nước ta có nhiều phong cảnh đẹp với khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,… thuận lợi để phát triển du lịch tham quan và nghỉ dưỡng. (SGK/34, địa lí 12 cơ bản).
Câu 18:
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta phổ biến các loại đất nào sau đây?
Đáp án C
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta phổ biến với loại đất feralit có mùn ( ở độ cao từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m) và đất mùn (ở độ cao trên 1600 – 1700m). (SGK/52, địa lí 12 cơ bản).
Câu 19:
Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở
Đáp án B
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. (SGK/41, địa lí 12 cơ bản).
Câu 20:
Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh nào sau đây không có đường biên giới chung với Lào?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh Gia Lai không có đường biên giới chung với Lào, mà giáp với CamphuchiaCâu 21:
Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kỳ có bão đổ bộ trực tiếp từ biển Đông vào vùng khí hậu Bắc Trung Bộ là
Đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kỳ có bão đổ bộ trực tiếp từ biển Đông vào vùng khí hậu Bắc Trung Bộ là tháng IX. Mùa bão của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 22:
Qúa trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?
Đáp án A
Trên các sườn đất dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biều biện của quá trình xâm thực mạnh là những hiện tượng đất trượt đá lở. Ở những vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto với các hang động, suối cạn, thung khô.
Quá trình bồi tụ tạo thành các đồng bằng châu thổ. (SGK/45, địa lí 12 cơ bản).
Câu 23:
Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 14, đèo Hải Vân thuộc dãy núi nào sau đây?
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đèo Hải Vân thuộc dãy Bạch Mã.
Câu 24:
Căn cứ vào Alat Địa lí Việt Nam trang 10, đỉnh lũ của sông Hồng, sông Mê Kông lần lượt là
Đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, đỉnh lũ là tháng có lưu lượng nước trung bình cao nhất. Sông Hồng có đỉnh lũ vào tháng VIII và Sông Mê Công có đỉnh lũ vào tháng X. Đỉnh lũ của các sông phụ thuộc vào chế độ mưa, bão của khí hậu.
Câu 25:
Ở nước ta hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ ở vùng núi
Đáp án B
Ở nước ta, hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ ở vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam địa hình chạy theo hướng vòng cung.
Câu 26:
Đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Đáp án C
Do là nơi đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc kết với 4 cánh cung hút gió ở khu vực Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) nên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất nước ta. (SGK/52, địa lí 12 cơ bản).
Câu 27:
Nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới là do
Đáp án B
Do nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên nước ta có thể phát triển được các tuyến đường hàng không, hàng hải đến các nước trên thế giới, từ đó giúp nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới.
Câu 28:
Yếu tố nào sau đây không phải là đặc điểm hoạt động của bão ở nước ta?
Đáp án A
Mùa bão của nước ta bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi bão sớm vào tháng V và muộn vào tháng XII nên nhận định bão của nước ta diễn ra suốt năm là sai. (SGK/62, địa lí 12 cơ bản).
Câu 29:
Khu vực hạn hán kéo dài nhất nước ta là
Đáp án C
Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ hạn hán kéo dài 6 – 7 tháng, đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp ở Tây Nguyên kéo dài 4 – 5 tháng, các thung lũng khuất gió kéo dài 3 – 4 tháng. (SGK/64, địa lí 12 cơ bản).
Câu 30:
Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đơn vị: mm)
Địa điểm |
Lượng mưa |
Lượng bốc hơi |
Cân bằng ẩm |
Hà Nội |
1676 |
989 |
+687 |
Huế |
2868 |
1000 |
+1868 |
TP Hồ Chí Minh |
1931 |
1686 |
+245 |
(Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB GD Việt Nam 2015)
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi của 3 địa điểm trên biểu đồ thích hợp nhất là:
Đáp án A
Bảng số liệu bao gồm 3 địa điểm là Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và 3 thành phần là lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm. Đề bài yêu cầu thể hiện tất cả yếu tố trên nên phải chọn biểu đồ cột, cụ thể là cột ghép.
Câu 31:
Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi là
Đáp án B
Giải pháp chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi là áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp. (SGK/61, địa lí 12 cơ bản).
Câu 32:
Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là
Đáp án A
Ở vùng đồng bằng nước ta, diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng suy giảm nên việc đầy mạnh thâm canh, tăng vụ sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. (SGK/61, địa lí 12 cơ bản)
Câu 33:
Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên thiên nhiên nước ta có đặc điểm:
Đáp án D
Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên có nguồn nhiệt và ẩm dồi dào thuận lợi cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển làm cho nguồn sinh vật nước ta phong phú và đa dạng.
Câu 34:
Vai trò chủ yếu của rừng ven biển miền Trung nước ta là
Đáp án B
Vùng ven biển miền Trung nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn làng mạc ruộng đồng nên các rừng phi lao ở ven biển có vai trò chủ yếu là chắn cát bayCâu 35:
Biện pháp hiệu quả nhất trong phòng và chống bão ở nước ta hiện nay là
Đáp án B
Biện pháp hiệu quả nhất trong phòng và chống bão của nước ta hiện nay chính là công tác dự báo quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão kịp thời. Có như vậy người dân có thể thu hoạch trước mùa màng, sơ tán đến nơi cư trú an toàn, bảo vệ được cả tài sản và tính mạng, làm giảm hậu quả của bão.
Câu 36:
Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta ngắn dốc là
Đáp án D
Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài cùng với diện tích đồi núi chiếm ¾ diện tích đã làm cho sông ngòi nước ta chủ yếu là sông ngắn và dốc. Khí hậu và sinh vật sẽ ảnh hưởng đến chế độ nước, hàm lượng phù sa, lũ trên các sông…
Câu 37:
Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
Đáp án A
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên có gió Tín phong hoạt động quanh năm.
Gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam chỉ hoạt động vào mùa hạ (tháng V đến tháng X) và gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động vào các tháng mùa đông (tháng XI đến tháng IV năm sau).
Câu 38:
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô do
Đáp án C
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn trong mùa khô do có ba mặt giáp biển, địa hình thấp, sông ngòi kênh rạch chằng chịt làm cho nước biển đi sâu vào đất liền.
Câu 39:
Đặc điểm nào sau đây không phải địa hình vùng ven biển nước ta?
Đáp án C
Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng : vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, vũng vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô,… (SGK/36, địa lí 12 cơ bản).
Câu 40:
Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự giống nhau giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
Đáp án B
Đồng bằng sông Hồng được sông Hồng bồi đắp, có hệ thống đê chạy dài ven sông, không có hệ thống kênh rạch chằng chịt, đất phù sa chiếm phần lớn diện tích.
Đồng bằng sông Cửu Long được sông Mê Kông bồi đắp, có mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, không có đê và đất phù sa ngọt chiếm diện tích lớn nhất.
=> Sự giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là được bồi tụ phù sa bởi các con sông lớn.