Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 6
-
4998 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khu bảo tồn thiên nhiên EASÔ của huyện Eakar là loại rừng nào?
Đáp án D
Khu bảo tồn thiên nhiên EASÔ của huyện Eakar là loại rừng đặc dụng. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển... được xếp vào rừng đặc dụng
Câu 2:
Gió Lào có nguồn gốc từ loại gió nào sau đây bị biến tính?
Đáp án B
Gió Lào hay còn gọi là gió Tây khô nóng có nguồn gốc từ gió Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương hoạt động nửa đầu mùa hạ (sgk Địa lí 12 trang 42-43). Khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía Nam khu vực Tây Bắc, khối khí trở nên khô nóng (do hiện tượng phơn)
Câu 3:
Ở nước ta những nơi nhiều đồi núi lan ra sát biển thì ở đó:
Đáp án A
Ở nước ta những nơi nhiều đồi núi lan ra sát biển như Nam Trung Bộ thì thường có đồng bằng hẹp, thềm lục địa hẹp, biển sâu. Xem Atlat trang 6-7 thấy khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ có nhiều đồi núi ăn lan ra sát biển nhất, chia cắt đồng bằng ven biển thành các đồng bằng nhỏ, hẹp; trên biển, các đường đẳng sâu xếp xít nhau, đổ mau xuống độ sâu 1000-2000 m, biển sâu, thềm lục địa rất hẹp
Câu 4:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện qua địa hình nước ta ở đặc điểm gì?
Đáp án A
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện qua địa hình nước ta ở đặc điểm Xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu (sgk Địa lí 12 trang 45)
Câu 5:
Ranh giới phần lãnh thổ phía Bắc và Nam của nước ta là:
Đáp án C
Ranh giới phần lãnh thổ phía Bắc và Nam của nước ta là dãy Bạch Mã
Câu 6:
Vùng đồng bằng sông Hồng mức độ ngập lụt nghiêm trọng không phải do:
Đáp án B
Vùng đồng bằng sông Hồng mức độ ngập lụt nghiêm trọng không phải do triều cường. Triều cường là nguyên nhân gây ngập úng cho đồng bằng Nam Bộ
Câu 7:
Tình trạng mất cân bằng sinh thái biểu hiện:
Đáp án D
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu (sgk Địa lí 12 trang 62)
Câu 8:
Độ che phủ rừng là:
Đáp án C
Độ che phủ rừng là diện tích rừng trên tổng diện tích tự nhiên (của một lãnh thổ nhất định như 1 quốc gia, 1 tỉnh hay 1 vùng...). Độ che phủ rừng được tính bằng công thức: Tỉ lệ che phủ rừng = diện tích rừng / Tổng diện tích tự nhiên
Câu 9:
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn:
Đáp án B
Do hoạt động kinh tế chính của nông thôn là nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...nên nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn do chất thải trong chăn nuôi và các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp
Câu 10:
Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta không có đặc điểm
Đáp án C
Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta không có đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên 250C vì nền nhiệt độ trung bình năm của miền Bắc là trên 200C; còn nền nhiệt trên 250C là đặc điểm khí hậu phần lãnh thổ phía Nam
Câu 11:
Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
Đáp án D
Điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là đều có hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam: cao ở phía Tây Bắc, thấp dần xuống Tây Nam
Câu 12:
Lũ quét hay xảy ra nhất ở vùng nào của nước ta?
Đáp án D
Lũ quét hay xảy ra nhất ở vùng núi phía Bắc và đồi núi miền Trung (sgk Địa lí 12 trang 64)
Câu 13:
Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của:
Đáp án B
Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi (sgk Địa lí 12 trang 49)
Ở vùng núi phía Bắc, Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất nước ta do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với các dãy núi cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc về phía Đông
Vùng núi thấp Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn do có dãy Hoàng Liên Sơn hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với gió Đông Bắc và ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
Câu 14:
Căn cứ vào Átlát hãy cho biết vùng có lượng mưa ít nhất nước ta là:
Đáp án B
Căn cứ vào Átlát trang 9, vùng có lượng mưa ít nhất nước ta là Duyên hải cực Nam Trung Bộ, lượng mưa trung bình năm <1200mm, có nơi <800mm
Câu 15:
Cho bảng số liệu sau
Năm |
Tổng diện tích có rừng( triệu ha) |
Diện tích rừng tự nhiên( triệu ha) |
Diện tích rừng trồng( triệu ha) |
Độ che phủ (%) |
1943 |
14,3 |
14,3 |
0 |
43 |
1983 |
7,2 |
6,8 |
0,4 |
22 |
2005 |
12,7 |
10,2 |
2,5 |
38 |
Vẽ biểu đồ thể hiện tổng diện tích rừng và các loại rừng ở nước ta là loại biểu đồ:
Đáp án C
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị thực của đối tượng là biểu đồ cột. Câu hỏi yêu cầu thể hiện tổng diện tích rừng và các loại rừng ở nước ta nên lựa chọn biểu đồ cột chồng để vừa thể hiện được các yếu tố thành phần là diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng; vừa thể hiện được tổng diện tích rừng
=> Chọn đáp án C
Chú ý: học sinh dễ nhầm lẫn với đáp án B biểu đồ kết hợp nếu chỉ nhìn bảng số liệu mà không đọc kĩ đề; mặc dù bảng số liệu cho cả diện tích rừng và độ che phủ nhưng đề chỉ yêu cầu thể hiện diện tích rừng nên không cần đến biểu đồ kết hợp
Câu 16:
Để phòng chống khô hạn lâu dài biện pháp hàng đầu phải là:
Đáp án B
Để phòng chống khô hạn lâu dài biện pháp hàng đầu phải là xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lí (sgk Địa lí 12 trang 64). Các công trình thủy lợi sẽ góp phần điều tiết nguồn nước, trữ nước vào mùa mưa, cung cấp nước vào mùa khô
Câu 17:
Nhận xét đúng nhất về hiện trạng tài nguyên rừng nước ta là:
Đáp án A
Nhận xét đúng nhất về hiện trạng tài nguyên rừng nước ta là diện tích rừng có xu hướng tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (sgk Địa lí 12 trang 58). Hiện nay, mặc dù diện tích rừng có xu hướng tăng lên nhưng chủ yếu là rừng non và rừng mới phục hồi, rừng trồng chưa khai thác được. Vì thế 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi – chất lượng rừng vẫn chưa phục hồi
Câu 18:
Ở nước ta những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3500 - 4000 mm là:
Đáp án A
Ở nước ta những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3500 - 4000 mm là những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao (sgk Địa lí 12 trang 40). Do ở những sườn núi đón gió biển, thường là gió ẩm nên có lượng mưa rất lớn; những khối núi cao vừa là nơi đón gió ẩm, vừa do phân hóa đai cao nên có mưa nhiều
Câu 19:
Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là
Đáp án C
Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là đất lâm nghiệp(12,7 triệu ha đất có rừng)
Câu 20:
Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là
Đáp án A
Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit (sgk Địa lí 12 trang 46)
Câu 21:
Đai ôn đới gió mùa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án A
Đai ôn đới gió mùa ở nước ta không có đặc điểm Đất mùn thô và phù sa chiếm ưu thế vì đất phù sa là loại đất phân bố chủ yếu ở đai nhiệt đới gió mùa (chân núi). Đai ôn đới gió mùa trên núi đất chủ yếu là đất mùn thô (sgk Địa lí 12 trang 52)
Câu 22:
Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là:
Đáp án C
Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do nước ta trong vùng nội chí tuyến nên quanh năm có góc nhập xạ lớn, một năm có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh, tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm
Câu 23:
Biểu hiện nào sau đây của sông ngòi nước ta không phải là tính chất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
Đáp án C
Các đặc điểm của sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa là mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa
=> Sông ngòi có hướng chảy chính là tây bắc - đông nam và vòng cung không phải đặc điểm của dông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 24:
Cho bảng số liệu sau:
Địa điểm |
Lượng mưa (mm) |
Lượng bốc hơi (min) |
Hà Nội |
1676 |
989 |
Huế |
2868 |
1000 |
TP. Hồ Chí Minh |
1931 |
1686 |
Cân bằng ẩm (mm) của 3 địa điểm trên theo thứ tự là:
Đáp án B
Áp dụng công thức cân bằng ẩm = lượng mưa – lượng bốc hơi
=> Cân bằng ẩm của Hà Nội = 1676 – 989 = 687
Cân bằng ẩm của Huế = 2868 – 1000 = 1868
Cân bằng ẩm của TP. Hồ Chí Minh = 1931 – 1686 = 245
=> Cân bằng ẩm các địa điểm nước ta đều dương; cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên theo thứ tự là + 687, + 1868, + 245
Câu 25:
Sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản không phải là biện pháp:
Đáp án C
Sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản không phải là biện pháp tuyệt đối không được khai thác mà là sử dụng tiết kiệm, tìm ra các loại tài nguyên thay thế, quản lí chặt chẽ khâu khai thác để tránh lãng phí tài nguyên quốc gia
Câu 26:
Ở nước ta, mưa phùn là loại mưa:
Đáp án A
Ở nước ta, mưa phùn là loại mưa diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông do tác động của gió mùa Đông Bắc qua biển, được cung cấp thêm ẩm vào nửa sau mùa đông
Câu 27:
Vùng nhiều bão nhất ở nước ta là:
Đáp án D
Vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất, mạnh nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ ( tần suất bão từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng)
Câu 28:
Vùng hay xảy ra hạn hán kéo dài và gay gắt nhất nước ta là
Đáp án B
Vùng hay xảy ra hạn hán kéo dài và gay gắt nhất nước ta là Duyên hải cực Nam Trung Bộ, đây là vùng khô hạn nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm thấp do địa hình song song với cả hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
Câu 29:
Đâu không phải là hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học
Đáp án C
Hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học là mất đi nguồn gen quí hiếm, nguồn thức ăn, nguồn dược liệu, mất cân bằng môi trường sinh thoái
=>Suy giảm đa dạng sinh học chưa dẫn đến làm nền kinh tế đất nước bị khủng hoảng
Câu 30:
Bảo vệ sự đa dạng sinh học không phải là
Đáp án C
Bảo vệ sự đa dạng sinh học không phải là không được khai thác bất cứ loại sinh vật nào mà đòi hỏi phải có quy định về khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật
Câu 31:
Tây Bắc là vùng có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất nước ta là do:
Đáp án B
Tây Bắc là vùng có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất nước ta là do có địa hình cao nhất cả nước, khí hậu phân hóa đai cao, đây là vùng duy nhất có đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta
Câu 32:
Mùa bão ở nước ta thường diễn ra trong thời gian nào?
Đáp án D
Mùa bão ở nước ta thường diễn ra từ tháng 6 và kết thức vào tháng 11 (sgk Địa lí 12 trang 62)
Câu 33:
Sự cố môi trường biển làm cá chết hàng loạt ở Bắc Trung Bộ năm 2016 do nguyên nhân nào?
Đáp án D
Sự cố môi trường biển làm cá chết hàng loạt ở Bắc Trung Bộ năm 2016 do tác động của ô nhiễm môi trường. Nhà máy Fomosa thải các chất độc hại chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nặng nguồn nước biển khu vực dẫn đến cá chết hàng loạt
Câu 34:
Ý nào sau đây không thể hiện được tính đa dạng sinh học
Đáp án C
Đa dạng sinh học được thể hiện ở số lượng thành hần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm (sgk Địa lí 12 trang 59)
=> Vùng phân bố không thể hiện tính đa dạng sinh học
Câu 35:
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu phần lãnh thổ phía nam nước ta là
Đáp án D
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu phần lãnh thổ phía nam nước ta là đới rừng cận xích đạo gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 48) do phần lãnh thổ phía Nam có thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa
Câu 36:
Tháng 11, 12 bão thường đổ bộ vào vùng nào?
Đáp án B
Tháng 11, 12 bão thường đổ bộ vào vùng Nam Bộ, thường có cường độ yếu (Atlat trang 9)
Câu 37:
Đâu không phải là biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở miền núi
Đáp án C
Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở miền núi không bao gồm cải tạo đất phèn, mặn do đất phèn, mặn phân bố ở các vùng cửa sông, ven biển chứ không phân bố ở miền núi
Câu 38:
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta là
Đáp án A
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta là giao đất, giao rừng cho nông dân, người nông dân có quyền sử dụng đất rừng và có trách nhiệm bảo vệ rừng được giao
Câu 39:
Vào mùa hạ Tây Nguyên mưa nhiều là do
Đáp án A
Vào mùa hạ Tây Nguyên mưa nhiều là do Tây Nguyên nằm bên sườn đón gió mùa Tây Nam. Tây Nguyên nằm ở sườn đón cả gió Tây Nam đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam giữa và cuối mùa hạ nên mùa hè có mưa nhiều
Câu 40:
Lũ quét xảy ra không phải do:
Đáp án D
Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, ,mất lớp phủ thực vật (rừng bị tàn phá), lượng mưa tập trung lớn dẫn đến bề mặt đất dễ bị sói mòn
=> Lũ quét xảy ra không phải do mạng lưới sông dày đặc