Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 20)

  • 5300 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Câu chuyện về túi khoai tây

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ra hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quắng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình."

Lại Thế Luyện

Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? (0,5đ)

Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 2:

Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? (0,5đ)

Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 3:

Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? (0,5đ)
Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 4:

Theo em, thế nào là lòng vị tha? (1đ)
Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 5:

Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào? (1đ)
Xem đáp án

Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác.


Câu 6:

Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1đ)
Xem đáp án

Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán.


Câu 7:

Hãy đặt một câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích? (0,5đ)
Xem đáp án

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã dành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới.


Câu 11:

Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất.
Xem đáp án

Hôm nay là ngày ba mươi Tết, mẹ dẫn em đi chợ hoa chơi, trong chợ người ta bày bán rất nhiều hoa. Nào là: đào, cúc, huệ, mai, lan,... Cuối cùng em đã chọn cây hoa mai. Thấy em thích, mẹ liền mua nó về tặng cho em.

Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn. Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Để cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết, người ta đã tuốt lá. Giờ cây chỉ toàn là búp, hoa và vài chồi lá non xanh mơn mởn. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.

Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương