Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án (Đề 5)
-
7227 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ê-mi-li, con... - “Từ Giôn-xơn! đến... thơ ca nhạc họa?” Trang 49 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Vì sao chú Ma-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ?
Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ vì đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, chẳng “nhân danh ai” và vô nhân đạo vì những chiếc máy bay B.52, na pan, hơi độc, đã đốt nhà thương, trường học, giết trẻ em, giết những cánh đồng xanh; “giết những dòng sông của thơ ca nhạc họa”.
Câu 2:
Những người bạn tốt – “Từ đầu đến ... dong buồm trở về đất liền.” Trang 64 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
Nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì khi đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn.
Câu 3:
Những Cánh Buồm
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những cơn lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những cơn lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phơ trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
(Băng Sơn)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Suốt 4 mùa, dòng sông có đặc điểm gì? (0,5 điểm)
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Trong câu “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.” Có mấy cặp từ trái nghĩa? Đó là những cặp từ trái nghĩa nào? (1 điểm)
Những cặp từ trái nghĩa đó là: ngược – xuôi.
Chọn đáp án A.
Câu 8:
Từ “trong” ở cụm từ “phất phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? (1 điểm)
Chọn đáp án B.
Câu 9:
Ghi lại những từ đồng nghĩa và những từ trái nghĩa trong câu sau: (1 điểm)
“Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm suốt tháng, bất kể ngày đêm.”
Từ trái nghĩa
Từ đồng nghĩaTừ trái nghĩa: đi – về; ngày – đêm.
Từ đồng nghĩa: nơi – chốn.
Câu 10:
Em hãy gạch chân vào câu văn có chứa hình ảnh được tác giả cho là đẹp nhất trong bài? (1 điểm)
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm.
Câu 11:
Em hãy tả ngôi trường thân yêu em đang học.
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu tên, địa điểm, vị trí của trường. Trường xây cách đây bao nhiêu năm?
b) Thân bài: Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
- Tả bao quát về ngôi trường: + Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp.
+ Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng.
Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa
nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch rất sạch sẽ.)
- Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật: + Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
+ Cảnh dãy văn phòng: phòng hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
+ Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ, sân trường rộng, vườn trường xinh xắn...
+ Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với ngôi trường, em sẽ làm gì để bảo vệ và xây dựng trường ngày một vững mạnh hơn?
Thấm thoắt đã hơn bốn năm ngồi trên chiếc ghế trường tiểu học. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.
Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.
Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,...Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sặc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.