Đề kiểm tra Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 8)
-
300 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHIỀN CHIỆN BAY LÊN
Đã vào mùa thu...
Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đấy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ.
Chim chiến chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm, đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiến chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ.
Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc những con chim chiền chiện cũng kiếm ăn no nê, trên bãi trên đồng. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời, nhưng viên đá ấy như có sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi lên chín tầng mây...
Chiền chiện bay lên đấy!
Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, giọng ríu ran đồ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thảnh... Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc... Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ.
Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng... Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
Chiền chiện đã bay lên và đang hót.
(Ngô Văn Phú)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu không phải chi tiết miêu tả ngoại hình của chim chiền chiện.
Chọn đáp án D.
Câu 2:
Câu 2 (0,5 điểm). Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả như thế nào?
Chọn đáp án A.
Câu 3:
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, câu “Tiếng chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.” nên được hiểu như thế nào?
Chọn đáp án A.
Câu 5:
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Xác định ý nghĩa của câu tục ngữ sau: “Bản chất tốt quan trọng hơn bề ngoài bóng bẩy”? Hãy tìm thêm 01 câu tục ngữ có nghĩa tương ứng?
- Ý nghĩa: Bản chất con người mới là cái quý cái quan trọng tạo nên phẩm chất đức hạnh của người đó chứ không phải vẻ bề ngoài.
- Câu tục ngữ có nghĩa tương ứng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Câu 6:
Câu 6 (2,0 điểm). Tìm từ đồng nghĩa với từ im đậm trong mỗi câu dưới đây. Đặt 01 câu với từ mà em tìm được.
a. Sao lấp lánh trên bầu trời xanh thẳm.
b. Đi cho bình yên nhé!
a. Từ đồng nghĩa với từ lấp lánh: lung linh, lấp loáng, long lanh, lóng lánh.
b. Từ đồng nghĩa với từ bình yên: yên ổn, bình an, thanh bình, yên lành
- Đặt câu: Em luôn mong mọi người được bình an.
Câu 7:
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết chương trình cho hoạt động mà trường em sắp tổ chức.
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)
– Chọn một hoạt động, xác định mục đích, thời gian, địa điểm.
– Liệt kê các hoạt động cụ thể và phân công người phụ trách.
– Dự kiến phương tiện, dụng cụ,... cần có.
Lưu ý: Ghi chép lại các nội dung đã chuẩn bị.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
CHƯƠNG TRÌNH “TỔ CHỨC HỘI CHỢ QUÊ – TẾT NGUYÊN ĐÁN”
(1) Mục đích
– Là hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thú vị giúp các em đội viên, nhi đồng có thêm hiểu biết về những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Từ đó thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc Việt, biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của con người Việt Nam.
– Bước đầu cho học sinh làm quen với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá với việc mua bán hàng tại các gian hàng chợ Tết: đồ uống, thức ăn, quà lưu niệm Tết.
– Tạo kỉ niệm đẹp về ngày Tết tại trường học với thầy cô, bạn bè.
(2) Thời gian và địa điểm
– Thời gian: Từ 07 giờ 40 phút đến 12 giờ 10 phút ngày 03 tháng 02 năm 2025.
– Địa điểm: Sân trường Tiểu học …………………..
(3) Chuẩn bị
– Phân công giáo viên vào từng bộ phận bán hàng, thu tiền, hỗ trợ chương trình trò chơi ngày Tết; dẫn chương trình.
– Kê bàn ghế ở mỗi gian hàng, trang trí các gian hàng; kê ghế đại biểu.
– Phân công và lên biểu giá bán hàng, mua hàng chuẩn bị làm thức ăn, đồ ăn vặt nhanh bày tại các gian hàng.
(4) Kế hoạch thực hiện
Thời gian |
Nội dung |
Người phụ trách |
7 giờ 40 – 8 giờ 30 |
Ổn định học sinh theo lớp. Học sinh lắng nghe phát biểu của lãnh đạo trường, giới thiệu ngày Tết cổ truyền: các hoạt động, lời chúc Tết, văn hoá trong ngày Tết. |
Ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm |
8 giờ 30 – 11 giờ 30 |
Học sinh tham gia các hoạt động theo từng khu vực: + Khu vực chơi các trò chơi cổ truyền ngày Tết: Ô ăn quan, kéo co, múa sạp, nhảy dây. + Khu vực mua bán hàng đồ ăn ngày Tết: bánh chưng, bánh tẻ, bánh nếp, nước uống, đồ ăn nhanh (xúc xích, thịt nướng, bánh gà). |
Ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm |
11 giờ 30 – 12 giờ 10 |
Tổ chức kiểm kê số tiền mua/ bán tại các gian hàng. Dọn dẹp và kê xếp đồ dùng vật chất. |
Ban giám hiệu, thầy cô giáo chủ nhiệm. |
Người lập chương trình
Kí và ghi rõ họ tên