Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 (Mới nhất)_ đề 9
-
3448 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Được mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây được mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thằng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giường ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lấy nhắn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua
những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Nguyễn Thi
Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? HãyĐáp án D
Câu 2:
Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào
Đáp án A. Lúc nước triều lên
Câu 3:
Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi câu thích hợp:
1. Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất
2. Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua
3. Vết chân của những con dã tràng bé tẹo
4. Trên đường về thường đuôi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ
Câu 1-S
Câu 2-Đ
Câu 3-S
Câu 4-Đ
Câu 4:
Trong những hình ảnh dưới đây, đâu là hình ảnh so sánh, đâu là hình ảnh nhân hóa?
1. Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
2. Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.
3. Chúng tôi chui qua những cánh tay đước,móc bùn ném nhau.
4. Rễ tua tủa giường ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.
- Hình ảnh so sánh là:
2. Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.
4. Rễ tua tủa giường ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.
- Hình ảnh nhân hóa là:
1. Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
3. Chúng tôi chui qua những cánh tay đước,móc bùn ném nhau.
Câu 5:
Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau:
“Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.”.
Khoanh vào từ: Rồi
Câu 6:
- Cặp từ chi quan hệ: Tuy…nhưng…
- Chủ ngữ: Mặt đất; một cọng cỏ
gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi về của câu ghép sau:
Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.
- Cặp từ chi quan hệ: Tuy…nhưng…
- Chủ ngữ: Mặt đất; một cọng cỏ
gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi về của câu ghép sau:
Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.
Câu 7:
Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì? Viết ý của em vào chỗ chấm.
“Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây được mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thằng như cây nến khổng lồ.”
- Từ lặp lại đó là từ: ...........
- Việc lặp lại đó có tác dụng:.....
Từ lặp lại: đước
Tác dụng: Liên kết các câu trong đoạn văn
Câu 8:
Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm.
“Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giường ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.”
- Từ “nó” thay thế cho từ: .....
- Có thể thay thừ “nó” bằng từ: ..
Từ “nó” thay thế cho từ “cây đước”, có thể thay từ “nó” bằng từ “chúng”.
Câu 9:
Ở núi rừng miền trung không có cây đước, chỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều. Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người?
Con người dùng tre làm nhà cửa, làm đồ dùng trong gia đình, làm giàn giáo, làm bờ rào và rất nhiều công dụng khác nữa. Tre làm đẹp cảnh quang thiên nhiên, cho bóng mát, ngăn chặn xói lở đất và gió bão... .
Câu 10:
Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn?
Con người dùng tre làm nhà cửa, làm đồ dùng trong gia đình, làm giàn giáo, làm bờ rào và rất nhiều công dụng khác nữa. Tre làm đẹp cảnh quang thiên nhiên, cho bóng mát, ngăn chặn xói lở đất và gió bão... .
Câu 11:
Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Tả một loài cây mà em yêu thích.
Đề 2: Tả một người bạn thân của em.
Tả loài cây em yêu: Tả cây bàng
Ở trên vỉa hè trước cổng nhà em, có một cây bàng cao lớn lắm.
Cây cao phải hơn bốn mét, cao hẳn lên trên cột đèn đường cơ. Thân cây to như cái cột nhà, cứng cáp và vững chãi lắm. Phía dưới cây là một bộ rễ khổng lồ. Nó chỉ lộ một đoạn nhỏ trên mặt đất thôi mà cũng đủ khiến mọi người phải trầm trồ. Nhờ bộ rễ ấy, mà cây có thể hiên ngang chống chọi lại với bao mưa gió bão bùng, không sợ bị quật ngã. Vì lớn tuổi rồi, nên lớp vỏ của thân cây thô ráp và sần sùi lắm. Có thể nhìn rõ từng đường vân nứt nẻ như ruộng đồng tháng 8 vậy. Lấy tay chạm vào, cứ cảm thấy nhồn nhột khó tả.
Cây bàng có tán lá rất to, nhờ vào hệ thống các cành nhánh to dài và chi chít. Cành thấp nhất cũng cách mặt đất đến hơn hai mét cơ. Lá bàng to như bàn tay của bố, tròn tròn ở trên đầu. Chiếc lá xanh mướt, mỗi khi đến mùa thu sẽ chuyển đỏ vàng rồi rụng xuống đất. Cây bàng thông minh lắm. Bởi vì phần tán hướng ra lòng đường thường bị cưa bớt để tránh ảnh hưởng tầm nhìn của chiếc cầu vượt bắc qua. Nên cây nghiêng hẳn về phía nhà em. Tán lá to xanh um che rợp cả phần sân nhà em, nên bố chắc cần phải dựng mái che ở trước nhà. Bố bảo vì cây biết mình quý nên mới nghiêng sang nhà mình như thế. Chính vì vậy, chiều chiều em lại mang nước ra tưới cho cây bàng. Vừa tưới vừa mong cho cây luôn khỏe mạnh và xanh tốt.
Em quý cây bàng trước nhà mình lắm. Vì với em, cây như một người bạn thầm lặng luôn có mặt trong những buổi chơi cùng bè bạn. Cây luôn đứng ở đó chào tạm biệt em đi học và đón em trở về nhà. Thật là một người bạn tuyệt vời.
Tả bạn thân
Bên cạnh những người thân trong gia đình, thì bạn bè chính là những người vô cùng quan trọng với chúng ta trong cuộc sống. Đối với tôi cũng vậy và người bạn thân thiết nhất của tôi chính là Tuấn.
Tôi và Tuấn trở thành bạn thân từ rất lâu rồi. Ngày đầu tiên bước chân vào trường tiểu học, cậu ấy là người đầu tiên đến chào hỏi và bắt chuyện với tôi. Chúng tôi có rất nhiều sở thích chung lại nói chuyện rất hợp nên đã trở thành bạn thân sau cuộc trò chuyện đó. Dáng người Tuấn dong dỏng cao, nhưng lại khá gầy. Nếu như những bạn nam khác có nước da bánh mật thì da của Tuấn lại khá trắng. Mái tóc đen được cắt ngắn gọn gàng. Khuôn mặt Tuấn khá nhỏ. Nổi bật trên gương mặt ấy là đôi mắt đen láy khiến người đối diện cảm nhận được vẻ thông minh, lanh lợi. Có thể nói, Tuấn là một chàng trai hòa đồng và thân thiện. Cậu rất hay cười, mỗi lần cười lại để lộ hàm răng trắng tinh. Nụ cười ấy trông vừa tinh nghịch vừa rất dễ mến.
Trong lớp, Tuấn được rất nhiều bạn quý mến. Tuấn là người khá hiền lành và ít nói. Nhưng cậu rất chăm chỉ và có trách nhiệm. Không những chấp hành đầy đủ các nội quy của lớp, mỗi khi có sự kiện hay hoạt động gì, cậu đều tham gia và cống hiến hết sức mình vì tập thể. Cậu ấy còn học rất giỏi, nhưng giỏi nhất là môn Toán. Nhờ có Tuấn mà tôi dường như không còn cảm thấy sợ môn Toán nữa. Bởi mỗi khi có bài khó, tôi đều cậu giảng giúp, Tuấn giảng bài rất dễ hiểu.
Chúng tôi đều là những chàng trai yêu thích thể thao, đặc biệt là với bóng đá. Sau mỗi giờ học, tôi thường cùng với Tuấn tham gia các trận đấu cùng với nhóm bạn trong lớp. Có trận thắng, có trận thua, nhưng sau mỗi trận đấu, chúng tôi đều trở nên thân thiết hơn, hiểu nhau hơn.
Tôi hy vọng rằng, chúng tôi sẽ mãi là những người bạn thân thiết. Trong tương lai, tôi và Tuấn đã hứa rằng sẽ cùng nhau cố gắng để đạt được ước mơ của bản thân.