Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
-
154 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ bài Thành ngữ.
Phương án A: Tấc đất tấc vàng là tục ngữ.
Phương án C: Nhất thì nhì thục; Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lạt lụt là tục ngữ.
Phương án D: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa là tục ngữ.
→ Chọn B.
Câu 2:
Căn cứ bài Trao duyên – Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du.
- “dạ đài” ở đây là nơi âm phủ tăm tối, lạnh lẽo, nơi cách biệt âm – dương. Thuý Kiều nói vậy để ẩn dụ cho tương lai tăm tối, mờ mịt của mình. Chọn C.
Câu 3:
Căn cứ bài Thuật hứng – Nguyễn Trãi.
- “chăng” ở đây là chẳng, không. Chọn D.
Câu 4:
Căn cứ bài về từ loại tiếng Việt.
Phương án A: cầm, nắm, viết, ôm, ném, đấm: các từ này là động từ chỉ hành động của tay.
Phương án B: nhà, đường, cây, hoa: các từ này là danh từ chỉ sự vật.
Phương án C: trầm ngâm, náo nức, im lặng: các từ này là động từ chỉ trạng thái.
Phương án D: đi, chạy, nhảy, đá, tát, đạp: các từ là động từ chỉ hành động, tuy nhiên từ “tát” lại là động từ chỉ hành động của tay, trong khi các từ còn lại chỉ hành động của chân.
→ Chọn D.
Câu 5:
Căn cứ kiến thức về thể hát nói.
- Thơ hát nói hấp dẫn chủ yếu ở giọng điệu chứ không hẳn ở hình ảnh được miêu tả. Nó rất thích hợp với việc bày tỏ những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng, thoát ra ngoài khuân khổ. Chính vì thế, những nhà thơ tài hoa, tài tử, xem trọng nhu cầu cá nhân thường rất ưa tìm tới thể thơ này. Chọn A.
Câu 6:
Căn cứ bài Người lái đò sông Đà.
- Đây là câu thơ chữ Hán của Nguyễn Quang Bích, được Nguyễn Tuân chọn làm lời đề từ của tác phẩm Người lái đò sông Đà để thể hiện chất ngông, chất đặc biệt của con sông. Chọn B.
Câu 7:
Căn cứ vào bài ca dao Mười tay.
- Bài ca dao là nỗi niềm, sự vất vả của người mẹ và khát khao có “mười tay” để có thể chăm lo, quán xuyến mọi việc một cách dễ dàng hơn.
- Câu thơ là sự thật hiển nhiên “cá lội dưới sông, chim bay trên trời” như để khẳng định người mẹ không thể nào có mười tay, không có thế lực nào giúp vơi đi nỗi nhọc nhằn của mẹ.
→ Chọn D.
Câu 8:
Căn cứ bài Từ Hán Việt.
- Giải nghĩa từ:
+ Can dự: “can” có nghĩa tham dự, can thiệp vào, dính líu đến.
+ Các từ “can đảm, can trường, tâm can”: “can” có nghĩa là gan.
→ Chọn A.
Câu 9:
Căn cứ các bài chính tả về r/d/gi.
- Từ đúng: rào rào/ vàng rực. Chọn B.
Câu 10:
“Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa”.
Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đơn, bao nhiêu câu ghép?
Căn cứ bài Câu đơn, Câu ghép.
- Câu đơn là những câu do một cụm C-V tạo thành.
- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
Hoa mai // cũng có năm cánh như hoa đào (nhưng) cánh hoa mai // to hơn cánh hoa đào một chút.
CN1 VN1 CN2 VN2
=> Câu ghép
Những nụ mai // không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích.
CN VN
=> Câu đơn
Sắp nở, nụ mai // mới phô vàng.
TN CN VN
=> Câu đơn
Khi nở, cánh hoa mai // xòe ra mịn màng như lụa.
TN CN VN
=> Câu đơn
Như vậy đoạn văn có 1 câu ghép và 3 câu đơn. Chọn A.
Câu 11:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Xác định kiểu ẩn dụ trong khổ thơ trên:
Căn cứ bài Ẩn dụ.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Các kiểu ẩn dụ bao gồm: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Người cha và Bác có những điểm tương đồng với nhau về phẩm chất như: yêu thương, quan tâm, chăm sóc những đứa con của mình (các anh đội viên).
Bởi vậy hình thức ẩn dụ trong câu thơ là ẩn dụ phẩm chất. Chọn C.
Câu 12:
Căn cứ bài Chữa lỗi diễn đạt (lỗi logic).
- Câu này sai phạm về suy luận, cụ thể là không phân biệt thứ bậc của các quan hệ.
- Cách suy luận đúng là: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây hại cho sức khỏe, sức khỏe bị hại là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của con người. Suy luận này gồm có hai bậc, có thể hình dung như sau:
+ Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe.
+ Sức khỏe bị hại làm giảm tuổi thọ của con người.
- Để sửa lỗi sai chúng ta cần thay đổi cách dùng quan hệ từ “vừa”. Dùng hai từ “vừa” như trên tạo ra quan hệ đồng thời, không phải quan hệ thứ bậc.
- Sửa lại: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, khiến giảm tuổi thọ của con người.
→ Chọn D.
Câu 13:
Xác định câu văn luận điểm trong đoạn văn sau:
“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”.
(Theo Đặng Thai Mai)
Căn cứ đặc điểm văn bản nghị luận.
- “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” là câu văn mang luận điểm, khái quát nội dung chính mà tác giả sẽ triển khai sau đó. Chọn A.
Câu 14:
“Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?” (Theo Khái Hưng).
Câu nghi vấn trong đoạn trên dùng để làm gì?
Căn cứ bài Câu nghi vấn.
- Câu nghi vấn ngoài chức năng để hỏi còn được sử dụng với một số chức năng khác như để khẳng định, phủ định, cầu khiến, đe dọa, bộc lộ cảm xúc,…
- Câu nghi vấn trong đoạn văn trên được dùng để cầu khiến.
→ Chọn B.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1790 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
II. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép, đăm chiêu nhìn bức tranh treo trên tường.
III. Các từ in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.
IV. “con, viên, thúng, tạ, nhà” là các danh từ chỉ đơn vị.
Những câu nào mắc lỗi:
Căn cứ bài Tuyên ngôn độc lập, Danh từ.
- Câu I: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1790 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Sai năm ra đời bản tuyên ngôn, năm đúng là 1791.
- Câu IV: “con, viên, thúng, tạ, nhà” là các danh từ chỉ đơn vị.
Các từ “con, viên, thúng, tạ” là danh từ chỉ đơn vị, nhưng “nhà” là danh từ chỉ sự vật.
→ Chọn D.
Câu 16:
Căn cứ vào các thể thơ đã học.
- Thể thơ tự do:
+ số tiếng trong một câu không hạn chế.
+ số câu trong một khổ không hạn chế.
+ không có niêm, luật,..
→ Chọn D.
Câu 17:
Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời.
Căn cứ vào phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phép điệp giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp của biển cả: hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang…
- Từ đó, tác giả thể hiện tình yêu của mình với biển cả; khẳng định, ca ngợi phẩm chất của con người lao động.
- Tạo nhịp điệu cho câu thơ: nhanh, gấp gáp như lời kể về câu chuyện của biển cả muôn đời.
→ Chọn D.
Câu 18:
Dựa vào các biện pháp tu từ đã học
- So sánh: qua từ “như”. Chọn C.Câu 19:
Dựa vào phương pháp đọc, tìm ý:
- Mối quan hệ giữa “biển” và “người” là mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời “…muôn đời vẫn những cánh buồm căng/ Bay trên biển như bồ câu trên đất/ Biển dư sức và người không biết mệt”.
→ Chọn D.
Câu 20:
Dựa vào phương pháp giải: phân tích, tổng hợp.
- Tất cả các đáp án đều thể hiện nội dung của bài thơ nhưng nổi bật lên trên tất cả thì hình ảnh con người và hành trình theo đuổi khát vọng vẫn là nội dung xuyên suốt.
→ Chọn A.
Câu 21:
1.2. TIẾNG ANH
Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
Can you tell me when the train _______ for London tomorrow?
Kiến thức về Thì động từ
- Mặc dù trong câu có "tomorrow" là dấu hiệu của thì tương lai, tuy nhiên khi muốn nói tới lịch trình, thời gian biểu cố định người ta sẽ dùng thì Hiện tại đơn.
- Cấu trúc: S + V (s/es)
- Vì chủ ngữ "the train" là ngôi 3 số ít => V-s/es
Dịch: Bạn có thể cho tôi biết khi nào tàu sẽ đến Luân Đôn vào ngày mai không?
Chọn A.
Câu 22:
Kiến thức về Cụm động từ (Phrasal verbs)
- carry out: tiến hành
- carry over: kéo dài sang đoạn thời gian hoặc địa điểm khác
- carry on: tiếp tục, tiếp nối
- carry back: mang trở lại, gợi nhớ lại
Dịch: Daphen đang tiếp nối truyền thống gia đình bằng cách trở thành luật sư.
Chọn C.
Câu 23:
Kiến thức về Thức giả định
Cấu trúc: It's (high/about) time + S + Vqk: đã đến lúc ai đó phải làm gì
Dịch: Đã đến lúc chúng ta phải hành động để bảo vệ hành tinh của mình và đảm bảo một tương lai tươi sáng hơn cho con em chúng ta.
Chọn A.
Câu 24:
Kiến thức về Từ loại
Bồ nghĩa cho động từ tình thái "look" (trông có vẻ, trông như thế nào) cần một tính từ.
- beautifully (adv): một cách xinh đẹp
- smartly (adv): một cách thông minh
- gorgeously (adv): một cách quyến rũ
- lovely (adj): đáng yêu
Dịch: Cô bé đó trông thật đáng yêu trong chiếc váy hồng.
Chọn D.
Câu 25:
Kiến thức về Cách kết hợp từ (Collocations)
Cấu trúc: have an impact on: có tác động tới/lên ...
Dịch: Chiến dịch chống hút thuốc đã có tác động khá lớn đến giới trẻ.
Chọn B.
Câu 26:
Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
The woman to who I spoke was very beautiful and intelligent.
Kiến thức về Đại từ quan hệ
Đại từ quan hệ "who" không đứng sau giới từ và ở đây cũng cần một đại từ quan hệ thay thế cho tân ngữ "the woman" trong mệnh đề quan hệ "...I spoke to"
=> Dùng đại từ quan hệ "whom"
Sửa: who => whom
Dịch: Người phụ nữ tôi nói chuyện cùng rất đẹp và thông minh.
Chọn B.
Câu 27:
Kiến thức về Từ vựng/lượng từ
Một số cấu trúc cần lưu ý:
- for fear that + S + V: vì sợ rằng...
- some + N (s/es/không đếm được): một số, một vài
- some + N (đếm được số ít): ...nào đó
- kind/ sort of + N (đếm được số ít/ không đếm được): loại, kiểu
- kinds/ sorts of + N (số nhiều/ không đếm được): các loại, các kiểu
"trouble" là danh từ vừa đếm được vừa không đếm được nên nếu dựa vào cấu trúc với "kind of" ta vẫn chưa thể khẳng định đáp án A sai.
=> Ta cần dựa vào nghĩa của câu, "some" ở đây mang nghĩa là "nào đó" nên ta phải dùng danh từ dạng số ít phía sau.
Sửa: kinds => kind
Dịch: Anh ấy đang gặp rắc rối nào đó nhưng anh ấy không tiết lộ đó là gì vì sợ rằng mọi người đều cảm thấy lo lắng.
Chọn A.
Câu 28:
Kiến thức về Thì động từ
Dùng để kể lại 1 chuỗi sự việc đã xảy ra và hoàn tất trong quá khứ => dùng thì Quá khứ đơn: S + Vqkđ
Sửa: had arrived => arrived
Dịch: Khi Linda đi làm về, cô ấy bật đèn và đi tắm.
Chọn A.
Câu 29:
Kiến thức về Sở hữu cách
- N's + N
- Ns/es' + N
Không dùng với trường hợp 1 vì câu muốn nói về các học sinh nói chung chứ không cụ thể 1 học sinh nào.
Sửa: students's => students'
Dịch: Mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề học tập trong giáo dục phổ thông phải được mô tả trong sổ liên lạc.
Chọn D.
Câu 30:
Kiến thức về Cặp từ dễ gây nhầm lẫn
Một số kiến thức cần ghi nhớ:
- Cấu trúc: be excited about: hào hứng, vui mừng về điều gì
- Cặp từ đồng âm dễ nhầm lẫn:
+ principle /'prin.sə.pəl/ (n): nguyên tắc
+ principal /'prin.sə.pəl/ (n): hiệu trưởng
Sửa: principle => principal
Dịch: Trường đại học vui mừng thông báo bổ nhiệm hiệu trưởng mới.
Chọn D.
Câu 31:
Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?
Perhaps she will not go to school tomorrow.
Dịch: Có lẽ ngày mai cô ấy sẽ không đi học.
A. Cô ấy có thể sẽ không tới trường vào ngày mai.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc: may (not) + V-inf: có lẽ sẽ (không) làm gì (dự đoán mang tính không chắc chắn)
B. Có lẽ ngày mai cô ấy sẽ đi học.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc: be likely to do sth: có thể xảy ra, có khả năng cao, có khuynh hướng
C. Cô ấy có thể đi học vào ngày mai.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc: be able to do sth: có khả năng làm gì
D. Cô ấy không nên đi học vào ngày mai.
=> Sai về nghĩa. Cấu trúc: ought (not) to do sth: (không) nên làm gì
Chọn A.
Câu 32:
Dịch: "Nếu tôi đi ngủ với chiếc bụng đói, tôi sẽ bị khó ngủ", Trang nói.
A. Trang nói rằng nếu cô ấy đi ngủ với chiếc bụng đói, cô ấy sẽ bị khó ngủ.
=> Đáp án sai vì động từ tường thuật "says" => Sang câu gián tiếp vẫn phải giữ nguyên nó và giữ nguyên thì của động từ
B. Trang nói rằng nếu cô ấy đi ngủ với chiếc bụng đói, cô ấy sẽ bị khó ngủ.
=> Đáp án đúng. Động từ tường thuật "says" => Sang câu gián tiếp vẫn phải giữ nguyên nó và giữ nguyên thì động từ
hit the sack = go to bed: đi ngủ
C. Trang nói nếu bụng đói mà bị bao tải đập vào sẽ khó ngủ. => Sai về nghĩa.
D. Trang nói rằng nếu cô ấy không đi ngủ với chiếc bụng đói, cô ấy sẽ dễ buồn ngủ.
=> Sai về nghĩa và chưa lùi thì của động từ.
Chọn B.
Câu 33:
Dịch: Michael ở nhà chăm sóc bọn trẻ. Laura có thể đi mua sắm với bạn bè.
A. Michael phải ở nhà chăm sóc bọn trẻ để Laura có thể đi mua sắm cùng bạn bè.
=> Cấu trúc:
- have to + V: phải làm gì
- so that + S + V: để mà...
B. Michael không thể đi mua sắm với bạn bè vì cô ấy ở nhà chăm sóc bọn trẻ. => Sai về nghĩa.
C. Michael lẽ ra có thể đi mua sắm với Laura thay vì ở nhà chăm sóc bọn trẻ. => Sai về nghĩa.
=> Sai cấu trúc: could have Vp2: đáng ra đã có thể làm gì
D. Michael ở nhà chăm sóc bọn trẻ để Laura đi mua sắm cùng bạn bè.
=> Sai cấu trúc: take care of sb: trông nom, chăm sóc ai đó
Chọn A.
Câu 34:
Dịch: Xe đạp của tôi bị hỏng. Tôi đi học muộn.
A. Nếu tôi không đi học muộn thì xe đạp của tôi đã không bị hỏng. => Sai về nghĩa.
B. Nếu xe đạp của tôi bị hỏng, tôi có thể đi học muộn. => Sai về nghĩa.
C. Nếu xe đạp của tôi không bị hỏng thì tôi đã không đi học muộn.
=> Dạng đảo của câu điều kiện 3 (Diễn tả tình huống không có thật trong quá khứ và kết quả của nó): Had + S + (not) + Vp2, S + would/could (not) + have Vp2
D. Nếu xe đạp của tôi không bị hỏng thì tôi đã không đi học muộn.
=> Đúng nghĩa nhưng sai cấu trúc, đây là dạng đảo của câu điều kiện loại 2, trong câu này cần dùng câu điều kiện loại 3.
Chọn C.
Câu 35:
Dịch: Cô ấy đã làm bài tập về nhà trước khi xem TV.
A. Sau khi xem TV, cô ấy làm bài tập về nhà. => Sai về nghĩa.
B. Sau khi làm bài tập về nhà, cô ấy xem TV.
=> Đáp án đúng. Before/After + V-ing: sau khi làm gì
C. Trước khi làm bài tập về nhà, cô ấy xem TV. => Sai về nghĩa.
D. Sau khi xem TV, cô ấy làm bài tập về nhà. => Sai về nghĩa.
Chọn B.
Câu 36:
Dịch: Theo văn bản, chúng ta thường đánh giá cao cơ hội giáo dục ở trường _______.
A. chỉ khi chúng ta trượt kỳ thi tuyển sinh.
B. chỉ khi chúng ta tham gia vào lực lượng lao động.
C. chỉ khi chúng ta không thể nhận được học bồng.
D. chỉ khi chúng ta nhận được một công việc được trả lương thấp.
Thông tin: ... it is only when we have left school or college that we understand the greatness of our opportunity of education, which has gone forever ... (... chỉ khi chúng ta đã rời trường phổ thông hoặc đại học, chúng ta mới biết trân quý cơ hội học tập mà chúng ta đã mất đi mãi mãi ...
Chọn B.
Câu 37:
Dịch: Chúng ta không chăm sóc sức khỏe của mình vì _______.
A. Chúng ta luôn có một cơ thể khỏe mạnh.
B. Chúng ta tiêu thụ thực phẩm lành mạnh.
C. Chúng ta quá bận để nghĩ về điều đó.
D. Chúng ta đã quen với việc có sức khỏe tốt.
Thông tin: ... it is the sick and the ailing who realize the value of good health. When we are young and strong, we cannot imagine what it is like to be weak and ill. We are so used to vigorous health that we take it for granted. The organs of our body work so smoothly that we scarcely know we have lungs and liver, heart and stomach. But when any of these gets upset and gives us pain and sickness, we learn by bitter experience what an unspeakable blessing it is to be well. (… và chính những người đau yếu mới nhận ra giá trị của sức khỏe tốt. Khi chúng ta còn trẻ và khỏe mạnh, chúng ta không thể tưởng tượng được yếu đuối và bệnh tật là như thế nào. Chúng ta đã quá quen với sức khỏe dồi dào nên chúng ta coi đó là điều hiển nhiên. Các cơ quan trong cơ thể chúng ta hoạt động trơn tru đến mức chúng ta hầu như không biết mình có phổi và gan, tim và dạ dày. Nhưng khi bất kỳ bộ phận nào trong số này khiến chúng ta khó chịu và mang đến cho chúng ta đau đớn và bệnh tật, chúng ta học được bằng kinh nghiệm cay đắng rằng được khỏe mạnh là một phước lành không thể diễn tả được.)
Chọn D.
Câu 38:
Dịch: Cụm "Burn the candle at both ends" nghĩa là gì?
A. Cố gắng làm quá nhiều việc và đi ngủ muộn và dậy sớm.
B. Cố gắng hoàn thành công việc đúng thời hạn.
C. Cố gắng làm nhiều việc có kết quả tốt.
D. Làm việc khôn ngoan để đáp ứng đúng thời hạn.
Thông tin: We must, when young, get plenty of sleep, which is "nature's sweet restorer", and not try to burn the candle at both ends. (Khi còn trẻ, chúng ta phải ngủ nhiều, đó là "sự phục hồi ngọt ngào của thiên nhiên", và đừng cố làm việc quá sức và ngủ quá ít.)
=> burn the candle at both ends (idiom) = try to do too many things and go to bed late and get up early: cố gắng làm quá nhiều việc và đi ngủ muộn và dậy sớm
Chọn A.
Câu 39:
Dịch: Có thể suy ra từ cụm từ "nature's sweet restorer" ở đoạn cuối rằng _______.
A. Ngủ nhiều không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu chúng ta còn trẻ.
B. Ngủ nhiều khi còn trẻ có thể góp phần phục hồi năng lượng cho cơ thể.
C. Khi còn trẻ chúng ta không nên ngủ nhiều vì có thể gây khó ngủ.
D. Ngủ nhiều khi còn trẻ có thể làm giảm sức lực của chúng ta.
Thông tin: We must, when young, get plenty of sleep, which is "nature's sweet restorer", and not try to burn the candle at both ends. (Khi còn trẻ, chúng ta phải ngủ nhiều, đó là "sự phục hồi ngọt ngào của thiên nhiên", và đừng cố làm việc quá sức và ngủ quá ít.)
=> Ngủ nhiều khi còn trẻ có thể góp phần phục hồi năng lượng cho cơ thể.
Chọn B.
Câu 40:
Dịch: Đâu là tiêu đề phù hợp nhất cho văn bản?
A. Sức khỏe và người trẻ B. Những điều chúng ta có thể bỏ qua.
C. Giá trị của sức khỏe. D. Giá trị của một giấc ngủ ngon.
Thông tin:
- It is a common saying that we do not fully value a thing until we lose it. (Người ta thường nói rằng chúng ta không trân trọng trọn vẹn một thứ cho đến khi đánh mất nó.)
- But when any of these gets upset and gives us pain and sickness, we learn by bitter experience what an unspeakable blessing it is to be well. (Nhưng khi bất kỳ bộ phận nào trong số này khiến chúng ta khó chịu và mang đến cho chúng ta đau đớn và bệnh tật, chúng ta học được bằng kinh nghiệm cay đắng rằng được khỏe mạnh là một phước lành không thể diễn tả được.)
Chọn C.
Câu 41:
PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Cho hàm số . Tập hợp các giá trị của tham số để hàm số nghịch biến trên là . Khi đó bằng
Hàm số xác định với mọi . Ta có: .
Hàm số nghịch biến trên
.
Khi đó, nên . Chọn B.
Câu 42:
Giả sử số phức .
. Suy ra số phức .
Mô đun của là . Chọn B.
Câu 43:
Theo giả thiết:
+ đi qua điểm nên ta có: . (1)
+ đi qua điểm nên ta có: . (2)
+ nên . (3)
Từ và ta có hệ phương trình: .
Vậy . Chọn A.
Câu 44:
Số tam giác được tạo bởi 8 đường thẳng kẻ từ A và các đoạn thẳng trên cạnh BC (kể cả BC) là số cách chọn 2 đường thẳng từ 8 đường thẳng xuất phát từ A, suy ra có: (tam giác).
Số tam giác được tạo bởi 8 đường thẳng kẻ từ A và các đoạn thẳng trên cạnh BM (kể cả BM) là số cách chọn 2 đường thẳng từ 8 đường thẳng xuất phát từ A, suy ra có: (tam giác).
Số tam giác được tạo bởi 7 đường thẳng kẻ từ A (trừ AB) và các đoạn thẳng trên cạnh BC, BM (kể cả BC, BM) là số cách chọn 1 đường thẳng từ 7 đường thẳng xuất phát từ A, suy ra có: (tam giác).
Vậy có tất cả 28 + 28 + 7 = 63 tam giác được tạo thành. Chọn C.
Câu 46:
Ta có
Xét hàm số
có hai nghiệm dương phân biệt
Chọn A.
Câu 47:
Ta có: . Suy ra, .
Vì ;
.
Vậy . Chọn B.
Câu 48:
Số phần tử của không gian mẫu là .
Gọi A là biến cố: “Lấy được 3 quả có đúng hai màu”.
+ Trường hợp 1: Lấy 1 quả màu vàng và 2 quả màu đỏ có: cách.
+ Trường hợp 2: Lấy 1 quả màu vàng và 2 quả màu xanh có: cách.
+ Trường hợp 3: Lấy 1 quả màu đỏ và 2 quả màu xanh có: cách.
+ Trường hợp 4: Lấy 1 quả màu xanh và 2 quả màu đỏ có: cách.
Số cách để lấy được 3 quả có đúng hai màu là: 28 + 3 + 24 + 84 = 139 cách.
Xác suất cần tìm là: . Chọn C.
Câu 49:
Đặt .
Đổi cận:
x |
0 |
4 |
t |
0 |
2 |
Do đó, .
Đặt .
Suy ra, . Chọn A.
Câu 50:
Tập xác định: . Ta có: .
Xét .
Với ; với .
Do đó, đồ thị hàm số luôn đi qua hai điểm cực trị lần lượt có tọa độ là .
Ta có: ; .
Để
. Chọn D.
Câu 51:
Cho mệnh đề sai: “Nếu chuồn chuồn bay thấp thì trời mưa”. Xét các mệnh đề sau:
+ Nếu chuồn chuồn không bay thấp thì trời mưa.
+ Nếu chuồn chuồn không bay thấp thì trời không mưa.
+ Nếu trời mưa thì chuồn chuồn bay thấp.
Đáp án nào dưới đây đúng?
Gọi A là mệnh đề “chuồn chuồn bay thấp”, B là mệnh đề “trời mưa”.
Khi đó ta có sai nên A đúng, B sai.
+ Nếu chuồn chuồn không bay thấp thì trời mưa, tức là là mệnh đề đúng do sai, B sai.
+ Nếu chuồn chuồn không bay thấp thì trời không mưa, tức là là mệnh đề đúng do sai, đúng.
+ Nếu trời mưa thì chuồn chuồn bay thấp, tức là là mệnh đề đúng do B sai, A đúng.
Vậy có 3 mệnh đề đúng. Chọn B.
Câu 52:
Trong kì thi học sinh giỏi quốc gia có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia và hai bạn bất kì trong bốn bạn này không sống trong cùng một thành phố. Khi được hỏi về quê mỗi người ở đâu, ta nhận được các câu trả lời sau:
Phương: Dương ở Huế, còn tôi ở Sài Gòn. (1)
Dương: Tôi cũng ở Sài Gòn, còn Hiếu ở Huế. (2)
Hiếu: Không, tôi ở Đà Nẵng, còn Hằng ở Vinh. (3)
Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có một vế đúng và một vế sai. (4)
Hỏi chính xác quê Dương ở đâu?
+) Giả sử Dương ở Sài Gòn là đúng.
Theo (1), Dương ở Huế sẽ sai, suy ra Phương ở Sài Gòn là đúng. Do đó hai bạn này cùng quê (mâu thuẫn đề bài). Điều giả sử là sai.
+) Khi đó Dương không ở Sài Gòn, còn Hiếu ở Huế là đúng (theo (2)).
Theo (3), Hằng phải ở Vinh.
Theo (1), Dương ở Huế là sai (vì trùng quê với Hiếu), do đó Phương ở Sài Gòn là đúng.
Vậy Dương ở Đà Nẵng. Chọn D.
Câu 53:
Nếu đoạn đường giữa O và R bị nghẽn do đá lở thì để đi từ U đến M, ta phải đi theo thứ tự sau: U → R → T → P → N → M.
Như vậy trừ U và M, người đó phải đi qua 4 thành phố là R, T, P, N. Chọn C.
Câu 54:
Từ R đến M người đi xe đạp có thể đi như sau: R → T → P → N → M.
Từ P đến M người đi xe đạp có thể đi như sau: P → N → M.
Từ P đến S người đi xe đạp có thể đi như sau: P → S.
Còn từ N đến S bắt buộc phải đi như sau: N → M → O → R → T → P → S, do đó phải đi từ M tới O. Chọn B.
Câu 55:
Ý A, B sai do vẫn có thể đi từ P đến M như sau: P → N → M.
Ý C sai do vẫn có thể đi từ P đến S (vì có đường hai chiều giữa P và S). Chọn D.
Câu 56:
Giả sử X là M, Y là P, để đi được từ X đến Y, tức là đi từ M đến P.
TH1: Nếu đi từ M đến O, từ O không còn con đường nào để đi nữa, nên cần phải xây tạm từ O một con đường 1 chiều, tuy nhiên các đáp án không có con đường nào từ O. Nên loại.
TH2: Nếu đi từ M đến N, từ N không còn con đường nào khác để đi. Nên loại.
Không còn con đường nào khác đi từ M, do đó để đến được P bắt buộc phải xây tạm con đường một chiều từ M, do đó chỉ có đáp án A thỏa mãn.
Khi đó ta đi từ M đến P như sau: M → U → R → T → P. Chọn A.
Câu 57:
+ Xét đáp án A: F, I, G, K, J, M. Ta thấy công ty J được xếp ngay dưới công ty M, mâu thuẫn với (3) nên loại.
+ Xét đáp án B: G, I, M, K, F, J. Ta thấy công ty G xếp dưới công ty F, mâu thuẫn với (1) nên loại.
+ Xét đáp án C: J, F, G, K, I, M. Ta thấy thỏa mãn đề bài.
+ Xét đáp án D: J, M, I, K, F, G. Ta thấy công ty J được xếp ngay dưới công ty M, mâu thuẫn với (3) nên loại. Chọn C.
Câu 58:
+ Xét đáp án A: F ở tầng 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
M |
F |
K |
|
|
Vì theo (1), F cần được xếp dưới G nên G được xếp ở tầng 5 hoặc 6.
Vì theo (2), I hoặc được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ở tầng ngay dưới M nên I phải ở vị trí tầng 1.
Công ty J được xếp ở vị trí tầng 5 hoặc tầng 6.
Vậy đáp án A thỏa mãn.
+ Xét đáp án B: F ở tầng 5
Khi đó ta có vị trí các công ty có thể như sau:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
M |
|
K |
F |
|
Vì theo (1), F cần được xếp dưới G nên G được xếp ở tầng 6.
Nên ba công ty I, M, J được sắp xếp ở các tầng 1, 2, 3.
Vì theo (2), “I hoặc được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ở tầng ngay dưới M” và “J không được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ngay dưới M” nên thứ tự ba công ty này là M, I, J.
Thứ tự 6 công ty là M, I, J, K, F, G. Đáp án B không thỏa mãn. Chọn B.
Câu 59:
Nếu J ở tầng 3, ta có các vị trí như sau:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
J |
K |
|
|
Nhận thấy, I và M luôn được xếp ở hai tầng liên tiếp.
TH1: I, M được xếp ở tầng 1,2.
Vì “J không được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ngay dưới M” nên I ở tầng 2 và M ở tầng 1.
Còn lại, F, G được xếp ở tầng 5,6.
Mà theo (1), F cần được xếp dưới G nên F ở tầng 5, G ở tầng 6. Đáp án A đúng.
TH2: I, M được xếp ở tầng 5,6. Suy ra F, G được xếp ở tầng 1,2.
Mà F cần được xếp dưới G nên F ở tầng 1, G ở tầng 2. Đáp án A đúng. Chọn A.
Câu 60:
+ Xét đáp án A, ta có các TH xảy ra như sau:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
F |
I |
M |
K |
G (J) |
J (G) |
M |
I |
F |
K |
G (J) |
J (G) |
Do đó đáp án A có thể xảy ra.
+ Xét đáp án B, ta có các TH xảy ra như sau:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
I |
M |
F |
K |
G (J) |
J (G) |
F |
Câu 61: Lượng xe ô tô nhập khẩu về nước tháng 2 năm 2020 là bao nhiêu?
Xem đáp án
Từ biểu đồ, ta thấy lượng xe ô tô nhập khẩu về nước tháng 2 năm 2020 là 14 523 chiếc. Chọn B.
Câu 62: Tháng 2 năm 2020, số lượng xe được tiêu thụ mới chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số chiếc xe sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài?
Xem đáp án
Từ biểu đồ ta thấy, tháng 2 năm năm 2020: + Lượng xe nhập khẩu về nước là 14 523 chiếc. + Lượng xe lắp ráp xuất xưởng là 21 296 chiếc. + Lượng xe tiêu thụ mới là 31 908 chiếc. Tổng lượng xe sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài tháng 2 năm 2020 là: 21 296 + 14 523 = 35 819 (chiếc). Vậy lượng xe được tiêu thụ mới chiếm số phần trăm tổng lượng xe sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài là: 31 908 : 35 819 ≈ 0,89 ≈ 89%. Chọn A. Câu 63: Tổng số lượng ô tô nhập khẩu về nước và lắp ráp xuất xưởng tháng 2 năm 2020 tăng hay giảm bao nhiêu chiếc so với tháng 2 năm 2019?
Xem đáp án
Từ biểu đồ ta thấy, tháng 2 năm 2019: + Lượng xe nhập khẩu về nước là 25 777 chiếc + Lượng xe lắp ráp xuất xưởng là 26 484 chiếc Tổng lượng xe sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài tháng 2 năm 2029 là: 25 777 + 26 484 = 52 261 (chiếc). So với tháng 2 năm 2019, tổng số lượng ô tô nhập khẩu về nước và lắp ráp xuất xưởng tháng 2 năm 2020 giảm: 52 261 – 35 819 = 16 442 (chiếc). Chọn C. Câu 64: So với cùng kì năm 2019, lượng ôtô lắp ráp trong nước tháng 2 năm 2020 đã giảm đi bao nhiêu phần trăm?
Xem đáp án
Từ biểu đồ ta thấy lượng xe lắp ráp trong nước năm 2019 là 26 484 chiếc, năm 2020 là 21 296 chiếc. Số lượng xe đã giảm đi là: 26 484 – 21 296 = 5 188 (chiếc). So với tháng 2 năm 2019, lượng ô tô lắp ráp trong nước tháng 2 năm 2020 giảm đi: 5 188 : 26 484 ≈ 0,2 ≈ 20%. Chọn D. Câu 65: Năm 2020, nước ta có tất cả bao nhiêu thương vụ đầu tư tư nhân?
Xem đáp án
Dựa vào biểu đồ ta thấy: Năm 2020, nước ta có 42 thương vụ công nghệ, 6 thương vụ dịch vụ tài chính, 4 thương vụ y tế & dược phẩm, 3 thương vụ khách sạn & giải trí, 1 thương vụ xây dựng và vật tư, 2 thương vụ bất động sản, 1 thương vụ bán lẻ. Vậy tổng số thương vụ đầu tư tư nhân năm 2020 là: 42 + 6 + 4 + 3 + 1 + 2 + 1 = 59 (thương vụ). Chọn D. Câu 66: Năm 2020, số thương vụ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực công nghệ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?
Xem đáp án
Dựa vào biểu đồ ta thấy có 42 thương vụ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực công nghệ, tổng số thương vụ là 59. Vậy số thương vụ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực công nghệ chiếm: 42 : 59 ≈ 0,71 ≈ 71%. Chọn A. Câu 67: So với năm 2019, tổng giá trị thương vụ đầu tư tư nhân năm 2020 đã tăng lên bao nhiêu phần trăm?
Xem đáp án
Tổng giá trị thương vụ đầu tư tư nhân năm 2019 là: 105 + 100 + 158 + 5 + 5 + 36 + 646 + 70 = 1 125 (triệu USD). Tổng giá trị thương vụ đầu tư tư nhân năm 2020 là: 134,6 + 80,6 + 88,6 + 58 + 650 + 130 = 1 141,8 (triệu USD). Tỷ số phần trăm tổng giá trị thương vụ đầu tư tư nhân năm 2020 so với 2019 là: 1 141,8 : 1 125 ≈ 1,015 ≈ 101,5%. So với 2019, tổng giá trị thương vụ đầu tư tư nhân năm 2020 đã tăng lên số phần trăm là: 101,5% − 100% = 1,5%. Chọn B. Câu 68: Số vốn đầu tư vào sản xuất, phân phối điện, khí nước, điều hòa gấp bao nhiêu lần số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học?
Xem đáp án
Dựa vào biểu đồ ta thấy: Số vốn đầu tư vào sản xuất, phân phối điện, khí nước, điều hòa chiếm 18%, số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ chiếm 3%. Vậy số vốn đầu tư vào sản xuất, phân phối điện, khí nước, điều hòa gấp số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là: 18 : 3 = 6 (lần). Chọn D. Câu 69: Nếu số vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến, chế tạo là 18,1 tỷ USD thì số vốn đầu tư cho hoạt động bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy xấp xỉ bao nhiêu?
Xem đáp án
Số vốn đầu tư cho hoạt động bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy là: 18,1 : 58 × 5 ≈ 1,56 (tỷ USD). Chọn A. Câu 70: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 31,2 tỷ USD. Vậy số vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bất động sản nhiều hơn số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học là bao nhiêu USD?
Xem đáp án
Dựa vào biểu đồ ta thấy, số vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bất động sản là 9%, còn số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là 3%. Số vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bất động sản nhiều hơn số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là: 9% − 3% = 6% (tổng số vốn). Vậy số vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bất động sản nhiều hơn số vốn đầu tư cho hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là: 31,2 : 100 × 6 = 1,872 (tỷ đồng). Chọn B. Câu 71: PHẦN 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Một anion có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc chu kì và nhóm nào sau đây?
Xem đáp án
Cấu hình electron của Lại có: Þ Cấu hình electron của X là: Vậy X thuộc chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm VIA (do 6 electron hoá trị, nguyên tố p). Chọn A. Câu 72: Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:
Khi thêm vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch?
Xem đáp án
Khi thêm vào các hệ cân bằng thì các cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ Xét cân bằng (1) . ⟹ Khi thêm , cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Xét cân bằng (2) ⟹ Khi thêm , cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Xét cân bằng (3) ⟹ Khi thêm , cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Xét cân bằng (4) ⟹ Khi thêm , cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Vậy có 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi thêm là (1) và (4). Chọn C. Câu 73: Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế (ethyl alcohol). Trong đó, một số loại nước rửa tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89 gam X cần dùng 23,0919 lít khí (đkc) thu được và Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là
Xem đáp án
Ta có: Đặt số mol của và lần lượt là a và b (mol). - Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy: ⇔ 44a + 18b = 9,89 + 0,9315.32 = 39,698 (1) - Khi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư có phản ứng:
Theo phương trình hoá học: Mặt khác, khối lượng dung dịch giảm: mdd giảm = ⇔ 197a - (44a + 18b) = 91,701 ⇔ 153a - 18b = 91,701 (2) Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta được a = 0,667 và b = 0,575. Xét phản ứng đốt cháy X: Bảo toàn nguyên tố C: Bảo toàn nguyên tố H: Ta thấy mC + mH = 8,004 + 1,15 = 9,154 gam < mX Þ Trong X có chứa oxygen. Ta có: Gọi công thức phân tử của X là Ta có: Theo đề bài X có CTPT trùng với CTĐGN nên CTPT của X là Chọn B. Câu 74: Cho 5,9 gam amine X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
Xem đáp án
Sơ đồ phản ứng: Amine X + HCl → Muối ⟹ BTKL: = = 0,1 mol. Do X là amine đơn chức nên Phân tử của X có dạng
⟹ CTPT của X là ⟹ Trong phân tử X có 9 nguyên tử H. Chọn D. Câu 75: Chuông gió như hình vẽ dưới đây thường được làm từ những thanh hình ống cùng chất liệu, cùng tiết diện nhưng có chiều dài khác nhau để tạo ra những âm thanh có
Xem đáp án
Tần số âm cơ bản do mỗi thanh hình ống (cột khí) phát ra được xác định bằng công thức (hiện tượng sóng dừng một đầu cố định, một đầu tự do). Mỗi cột có chiều dài L khác nhau nên tần số âm do các cột khí khác nhau tạo ra có tần số khác nhau. Chọn B. Câu 76: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L có độ tự cảm mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử R, L và C như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
Xem đáp án
Điện áp hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử là bằng nhau nên xảy ra cộng hưởng (vì UL = UC), khi đó: U = UR = UL = UC = 100 V Công suất tiêu thụ của mạch là: Chọn D. Câu 77: Theo mẫu nguyên tử Bo, khi một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -3,4 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra photon có năng lượng
Xem đáp án
Nguyên tử phát ra photon có năng lượng . Chọn A.
Câu 78: Một con lắc đơn chiều dài 1 m, đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường với biên độ góc Chọn gốc thời gian (t = 0) lúc vật đi qua vị trí cân bằng. Quãng đường vật đi được sau 2,5 s kể từ thời điểm ban đầu là
Xem đáp án
Con lắc dao động với góc nhỏ, Chu kì của con lắc Sau 2,5 s vật đi được quãng đường là Chọn A. Câu 79: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
Xem đáp án
Ở thực vật sống trên cạn, rễ là cơ quan chủ yếu hấp thụ nước và ion khoáng. Chọn B.
Câu 80: Khi nghiên cứu chu trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, để sản xuất giá đỗ làm thực phẩm thì người ta đã ứng dụng giai đoạn nào sau đây?
Xem đáp án
Đối với giá đỗ làm thực phẩm thì thu hoạch ở giai đoạn mầm là tốt nhất. Chọn A.
Câu 81: Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?
Xem đáp án
Cơ sở của kĩ thuật nuôi cấy mô là hình thức nguyên phân. Do đó từ một mẩu mô ban đầu có thể tạo ra số lượng cây con lớn có kiểu gen giống nhau và giống cây ban đầu cho mô. Chọn B.
Câu 82: Một loài thực vật có 3 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các cơ thể có bộ nhiểm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể đa bội? I. AAaaBBbbDDdd. II. AAaBBbDDd. III. AbbDd. IV. AaaBBbDDD. V. AaBbbDd VI. AAaBbDD.
Xem đáp án
Thể đa bội là cơ thể có bộ nhiễm sắc thể tăng lên gấp bội, là bội số của bộ đơn bội n (lớn hơn 2n) → I, II, IV là các thể đa bội; còn III, V, VI là các thể lệch bội. Chọn A.
Câu 83: Tổ chức nào sau đây có mục đích là thiết lập và duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch?
Xem đáp án
Thiết lập và duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch là mục đích của Tổ chức thương mại thế giới. Chọn A.
Câu 84: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là
Xem đáp án
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là do trình độ khoa học kỹ thuật. Đây là yếu tố quan trọng có thể bù đắp những thiếu hụt về tài nguyên hay những vấn đề khác. Chọn C.
Câu 85: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bẳng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo chiều
Xem đáp án
Từ Đông sang Tây thiên nhiên nước ta lần lượt có các dạng địa hình vùng biển thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. Chọn B.
Câu 86: Dệt may và da giày trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh
Xem đáp án
ĐBSH có thế mạnh về lao động đông, thị trường lớn. Dệt may và da giày cần những yếu tố này. Chọn B.
Câu 87: Nhận định nào sau đây không đúng về thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Xem đáp án
Khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) thì mới đến thời cơ khởi nghĩa từng phần nên phương án A không đúng. Các phương án còn lại là thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. → Chọn A
Câu 88: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1930)?
Xem đáp án
Các phương án A, C, D đều là hoạt hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1930). Luận cương chính trị (10-1930) là do Tồng bí thư Trần Phú soạn thảo. Chọn B.
Câu 89: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ là gì?
Xem đáp án
Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản Tây Âu đều quay trở lại xâm chiếm thuộc địa cũ: xâm lược trở lại Đông Dương; Anh trở lại Miến Điện và Mã Lai; Hà Lan trở lại Inđônêxia... Chọn A.
Câu 90: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Xem đáp án
Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh là: - Trật tự hai cực lanta sụp đổ. Một trật tự thế giới đang dần dần hình thành theo xu hướng đa cực. - Các quốc gia tập trung phát triển kinh tế. - Mĩ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới "đơn cực " để làm bá chủ thế giới, nhưng không thực hiện được. - Sau Chiến tranh lạnh, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á). => Phương án C không đúng vì chiến lược toàn cầu của Mĩ chưa thành công. Chọn C. Câu 91: Khi phản ứng phân huỷ hoàn toàn thì áp suất tổng của hệ bằng
Xem đáp án
* Tại thời điểm , phản ứng chưa xảy ra, hệ chỉ chứa nên áp suất của hỗn hợp phản ứng lúc này chính là áp suất ban đầu của * Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, toàn bộ lượng sẽ bị phân huỷ để chuyển hoá thành và .
* Hỗn hợp của phản ứng chỉ có và nên áp suất của phản ứng :
Chọn D. Câu 92: Tại thời điểm phút thứ 4, đã chuyển hoá được bao nhiêu phần trăm?
Xem đáp án
Gọi áp suất do lượng phản ứng mất đi là . * Tại thời điểm phút, áp suất của hỗn hợp phản ứng là atm.
* Mặt khác: Ta có: * Phần trăm bị chuyển hoá = Chọn C. Câu 93:
Xem đáp án
Áp dụng mối liên hệ của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff với tốc độ phản ứng và nhiệt độ có:
Vậy, nếu phản ứng phân huỷ được thực hiện ở thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Chọn D. Câu 94: Tổng hệ số của các chất/ion tham gia phản ứng (*) là (biết hệ số của các chất/ion là số nguyên, có tỉ lệ tối giản).
Xem đáp án
⟹ Phương trình hoá học: ⟹ Tổng hệ số của các chất/ion tham gia phản ứng = 2 + 8 + 5 = 15. Chọn B. Câu 95: Thể tích chlorine (ở đkc) cần thiết để khử cianide trong nước thải trên đến hàm lượng 0,2 mg/lít là
Xem đáp án
Ta có: 1 mg/lít = Lượng ban đầu trong nước là 78,2 gam. Lượng còn lại trong nước sau khi xử lý là: 0,2 gam. Þ Lượng phản ứng trong nước là: 78,2 – 0,2 = 78 gam hay Phương trình hoá học:
Chọn D. Câu 96: Khối lượng sodium hydroxide cần cho vào nước thải trên để luôn duy trì pH = 9 là x mg. Giá trị của x là
Xem đáp án
Ta có: = 1000 lít.
Vậy x = 400. Chọn A. Câu 98: Thảm hoạ Chernobyl là một vụ tai nạn hạt nhân xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ tại lò phản ứng số 4. Nó được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử cả về phí tổn và thương vong. Khi xảy ra sự cố, phản ứng phân hạch dây chuyền có hệ số nhân nơtron k ở trong lò phản ứng
Xem đáp án
Nếu k > 1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian dẫn đến nổ nguyên tử. Chọn B.
Câu 99: Phương trình là một phản ứng phân hạch của Urani 235. Biết khối lượng hạt nhân Cho năng suất toả nhiệt của xăng là Khối lượng xăng cần dùng để có thể toả năng lượng tương đương với 1 gam U phân hạch? Câu 100: Giữa hai bản phẳng song song nhiễm điện trái dấu có cường độ điện trường đều là E. Một điện tích q > 0 bay vào trong điện trường đều trên với vận tốc theo phương vuông góc với đường sức. Bỏ qua lực cản và trọng lực rất nhỏ so với lực điện. Quỹ đạo chuyển động của điện tích trong vùng có điện trường đều có dạng
Xem đáp án
Chọn D.
Câu 101: Hai bản kim loại đặt song song cách nhau 20 cm. Đặt vào giữa hai bản này một hiệu điện thế không đổi Độ lớn cường độ điện trường đều trong vùng giữa 2 bản kim loại là
Xem đáp án
. Chọn A.
Câu 102: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1,5 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy .
Xem đáp án
Để hạt bụi đứng yên, khi đó lực điện tác dụng lên hạt bụi phải có phương thẳng đứng, chiều hướng lên (ngược hướng với trọng lực tác dụng lên hạt bụi), do đó hạt bụi phải mang điện tích dương.
Chọn C. Câu 103: Dựa vào đặc điểm cấu trúc răng và sọ, hãy cho biết các loài 1, 2, 3 có thể lần lượt là loài nào trong các trường hợp sau đây?
Xem đáp án
Động vật ăn thịt có răng nanh sắc nhọn, răng cửa to nhọn để cắn giết chết con mồi, răng hàm to và sắc để cắt thịt thành mảnh nhỏ để nuốt → Loài 1 có thể là chó sói. Động vặt ăn thực vật có răng nanh và răng cửa không phát triển, răng hàm đều nhau và có các gờ cứng đề nghiền nát cỏ → Loài 2 có thể là trâu rừng, loài 3 có thể là thỏ. Chọn B. Câu 104: Ống tiêu hóa của các loài 1, 2, 3 lần lượt thuộc dạng nào trong các dạng A, B, C?
Xem đáp án
Động vật ăn thịt manh tràng không phát triển, gọi là ruột tịt hoặc ruột thừa → B là loài 1. Động vật ăn thực vật có dạ dày 4 túi có thể là trâu rừng → C là loài 2. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn sẽ có manh tràng phát triển → A là loài 3. Chọn D. Câu 105: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn dạ dày của thú ăn thực vật. II. Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật. III. Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hoá sinh học. IV. Hình A là ống tiêu hoá của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hoá của thú ăn thực vật.
Xem đáp án
Các phát biểu đúng là II và III. Chọn B. II. Đúng. Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật vì thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn. III. Đúng. Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hoá sinh học. Trong manh tràng chứa hệ vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa xenlulôzơ và là nguồn bổ sung prôtêin quan trọng cho nhóm động vật này. Câu 106: Tần số alen HS là
Xem đáp án
Cấu trúc di truyền về gen HBB của quần thể người là:
→ Tần số alen Chọn B. Câu 107: Dựa vào thông tin được cung cấp, nhận định nào sau đây là đúng nhất?
Xem đáp án
A. Sai. Tỉ lệ trẻ mắc bệnh (mang kiểu gen HSHS) sống sót trong vòng 600 ngày tuổi đạt trên 70%. C. Sai. Người mang kiểu gen dị hợp có cả hai loại tế bào hồng cầu → Alen HA trội không hoàn toàn so với alen HS. B đúng, D sai. Tỉ lệ sống sót của trẻ mang kiểu gen dị hợp cao hơn so với trẻ mang kiểu gen đồng hợp trội, trong khi sốt rét là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu → B đúng nhất, không đủ thông tin để kết luận D đúng hay sai. Chọn B. Câu 108: Giả sử tất cả các điều kiện hiện tại ở Kenya được duy trì tiếp tục trong khoảng vài chục thế hệ nữa, xu hướng nào sau đây sẽ có khả năng diễn ra trong quần thể người ở Kenya?
Xem đáp án
Tần số mỗi kiểu gen trong quần thể xấp xỉ 0,46 HAHA : 0,43 HAHS : 0,12 HSHS, gần với tỉ lệ cân bằng di truyền của quần thể theo định luật Hacdy – Vanbec (0,45 HAHA : 0,44 HAHS : 0,11 HSHS), như vậy có thể coi quần thể người Kenya đạt đến cân bằng di truyền về gen HBB. Do vậy, khi tất cả các điều kiện hiện có không đổi trong vài chục thể hế nữa, tần số các alen trong quần thể cũng không thay đổi. Chọn B.
Câu 109: Dựa vào bài viết, đâu không phải là những trở lực lớn kìm chân sự phát triển của vùng miền Tây trù phú những năm qua?
Xem đáp án
Thiếu vốn đầu tư không phải là những trở lực lớn kìm chân sự phát triển của vùng miền Tây trù phú những năm qua. Chọn C.
Câu 110: Dựa vào bài viết, vào khoảng những năm 2010, GDP của ĐBSCL bằng bao nhiêu so với GDP của TP. HCM?
Xem đáp án
Vào khoảng những năm 2010, GDP của Đồng bằng sông Cửu Long bằng 2/3 so với GDP của TP. Hồ Chí Minh. Chọn A.
Câu 111: Dựa vào bài viết, cho biết ĐBSCL đứng đầu cả nước về
Xem đáp án
Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về tỷ lệ nhập cư thấp nhất và tỷ lệ di cư cao nhất. Chọn D.
Câu 112: Dựa vào bài viết, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam cao hơn bao nhiêu % so với tỷ lệ trung bình của thế giới?
Xem đáp án
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam cao hơn 13,9% so với tỷ lệ trung bình của thế giới. Chọn C.
Câu 113: Dựa vào bài viết, nhận định nào dưới đây là không chính xác?
Xem đáp án
Dân số Việt Nam đang ngày càng trẻ là nhận định không chính xác. Chọn D.
Câu 114: Dựa vào bài viết, dự báo đến 2050, còn bao nhiêu % dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động?
Xem đáp án
Dân số Việt Nam sē già đi "cực kỳ nhanh" vào năm 2050, chỉ còn 60% dân số trong độ tuổi lao động và một phần dân số sē trên 60 tuổi. Chọn C.
Câu 115: Năm 1957, lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
Xem đáp án
Năm 1957, lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Chọn B.
Câu 116: Năm 1961, lịch sử thế giới ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
Xem đáp án
Năm 1961, lịch sử thế giới ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ. Chọn A.
Câu 117:
Xem đáp án
Thi hành chính sách đối ngoại tích cực là nhận xét khái quát đầy đủ về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. Chọn C.
Câu 118: Việt Nam chủ động mở chiến dịch Biên giới năm 1950 với mục tiêu cao nhất là
Xem đáp án
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,... Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến phát triễn lên một bước mới, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhẳm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẫy cuộc kháng chiến tiến lên. Chọn C.
Câu 119: Nội dung nào sau đây là ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
Xem đáp án
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta đã giành được thể chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triễn mới của cuộc kháng chiến". Chính vì vậy mà ý nghĩa chiến lược nhất của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 là giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Chọn A. Câu 120: Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
Xem đáp án
Đông Khê là vị trí chiến lược quan trọng trên đường số 4 và có thể đột phá được. Đánh Đông Khê nhằm cắt đứt hệ thống phòng ngự của địch ra làm đôi. Chọn D.
|