Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 9)
-
76 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ngồi mát ăn bát …….”.
Căn cứ bài Thành ngữ.
Câu thành ngữ: “Ngồi mát ăn bát vàng”. Chọn C.
Câu 2:
Căn cứ nội dung bài Tỏ lòng.
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; tình yêu nước, tự hào dân tộc; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Chọn D.
Câu 3:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục…cục tác cục ta.
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Căn cứ bài thơ Tiếng gà trưa.
- Thể thơ 5 tiếng. Chọn B.
Câu 4:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Từ “hoa” trong câu trên được dùng theo nghĩa chuyển - chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ để chỉ người con gái đẹp.
→ Chọn C.
Câu 5:
Căn cứ bài thơ Dọn về làng.
Người nói cỏ lay trong rừng rậm
Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con.
→ Chọn C.
Câu 6:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật.
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
Căn cứ hoàn cảnh ra đời bài thơ Vội vàng.
Đoạn thơ trên thuộc phong trào thơ Mới. Chọn C.
Câu 7:
Căn cứ vào nội dung tác phẩm Rừng xà nu.
Rừng xà nu đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên. Chọn D.
Câu 8:
Căn cứ bài chính tả, phân biệt giữa tr/ch, x/s, an/ang.
- Từ viết đúng chính tả là: “xán lạn”
- Sửa lại một số từ sai chính tả: xuất xắc - xuất sắc, tựu chung - tựu trung, cọ sát - cọ xát.
→ Chọn D.
Câu 9:
Căn cứ bài chính tả, phân biệt d/gi, s/x.
“Bà cụ giấu giếm cậu con trai, ăn tiêu dè sẻn để tiết kiệm tiền cho con”.
→ Chọn D.
Câu 10:
Căn cứ bài Cụm động từ.
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Từ “đang” trong cụm động từ “đang học bài” chỉ quan hệ thời gian.
→ Chọn A.
Câu 11:
Căn cứ bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
Lấy tiêu chí hình vị là cơ sở để phân loại thì các từ đó là từ đơn đa âm. Chọn C.
Câu 12:
Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào:
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
Căn cứ bài Điệp ngữ.
- Điệp ngữ: khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Việc lặp lại như vậy là phép điệp ngữ.
- Từ “thương em, thương em, thương em” được điệp lại 3 lần liên tiếp nhau nên đó là dạng điệp ngữ nối tiếp.
→ Chọn B.
Câu 13:
Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng.
(Sống mòn – Nam Cao)
Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.
Căn cứ phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ).
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng).
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế).
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).
- Các phép liên kết:
+ Phép lặp: “y”, “nó”
+ Phép nối: “nhưng”, “bởi vì”
→ Chọn C.
Câu 14:
Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thông thường, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.
Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” (gạch chân, in đậm) được dùng với ý nghĩa gì?
Căn cứ vào bài Ngữ cảnh.
“Cơn sốt” có ý nghĩa quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội. Chọn A.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc và bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.
II. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”.
III. Mẹ tôi đi chợ về muộn nên vội vàng vào bếp nấu nướng mà chẳng kịp nghỉ ngơi.
IV. Anh ấy ra đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
Những câu nào mắc lỗi?
Căn cứ bài Chữa lỗi về quan hệ từ; Chữa lỗi dùng từ.
- Các câu mắc lỗi là: I và II
- Câu I mắc lỗi dùng sai quan hệ từ:
Sửa lại: Tuy bạn Lan phải phụ giúp cha mẹ nhiều việc nhưng bạn ấy không bao giờ bỏ bê việc học.
- Câu II mắc lỗi sai tên tác giả.
Sửa lại: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”.
→ Chọn B.
Câu 16:
Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh, hành chính).
Phương thức biểu đạt: biểu cảm. Chọn D.
Câu 17:
Phân tích, tổng hợp.
- Ý nghĩa nội dung: sức mạnh và ý chí kiên cường của nhân dân của một dân tộc anh hùng không bao giờ chịu khuất phục đế quốc xâm lăng. Chọn C.
Câu 18:
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
Trong 5 câu thơ trên của đoạn thơ, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học.
- Biện pháp tu từ chủ yếu: so sánh “Rắn như thép, vững như đồng… Cao như núi, dài như sông/ Chí ta lớn như biển Đông trước mặt”.
→ Chọn A.
Câu 19:
Phân tích, tổng hợp.
- Tác dụng: nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường, mang tầm vóc vũ trụ, tạo nên sức mạnh không gì lay chuyển được của nhân dân ta. Chọn C.
Câu 20:
Ý nghĩa của hai câu thơ:
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Phân tích, tổng hợp.
Đi ra từ trong những khó khăn của “than bụi”, “lầy bùn”, nhân dân Việt Nam đã tìm thấy ánh sáng của cách mạng và hướng đi cho mình. Chọn C.
Câu 21:
1.2. TIẾNG ANH
Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
I need to buy _______ for my summer vacation to Europe with my family next month.
Kiến thức về Lượng từ
- many + N (s/es): nhiều ...
- some + N (s/es/không đếm được): một số, một vài …
luggage (hành lý) là danh từ không đếm được. => đi với "some"
Dịch: Tôi cần mua một số hành lý mới cho kỳ nghỉ hè tới Châu Âu cùng gia đình vào tháng tới.
Chọn C.
Câu 22:
Kiến thức về Sự phối thì
- Sự phối thì với "by the time" ở tương lai: By the time + S + V (Hiện tại đơn), S + V (Tương lai hoàn thành/ Tương lai hoàn thành tiếp diễn)
- Dùng Tương lai hoàn thành khi muốn nhấn mạnh tới kết quả
- Dùng Tương lai hoàn thành tiếp diễn khi muốn nhấn mạnh tới quá trình, tính liên tục
=> Câu này muốn nhấn mạnh tới việc được nhận được gói hàng, nhấn mạnh tới kết quả của hành động => dùng Thì tương lai hoàn thành
Dịch: Bạn sẽ nhận được gói hàng vào thời điểm chuyến bay của bạn cất cánh.
Chọn A.
Câu 23:
Kiến thức về Mệnh đề quan hệ
Chỗ trống ở đây cần một đại từ quan hệ thay thế cho "a particular group of sports" (chỉ sự vật) => dùng đại từ quan hệ "that".
Dịch: "Điền kinh" là tên gọi chung của một nhóm môn thể thao cụ thể bao gồm chạy, nhảy và ném.
Chọn B.
Câu 24:
Kiến thức về Cụm từ cố định
On the verge of st = on the edge of st: trên bờ vực…
=> On the verge/edge of divorce: đứng trên bờ vực ly hôn
Dịch: Ông và vợ Brooke Hayward đứng trên bờ vực ly hôn - cuối cùng họ chia tay vào năm 1969.
Chọn A.
Câu 25:
Kiến thức về Câu điều kiện
Diễn tả tình huống có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai (việc không ai có thể giúp anh ấy nếu anh ấy không cố gắng).
=> Câu điều kiện loại 1: If + S + V (Hiện tại đơn/Hiện tại hoàn thành), S + may/can/ will... + V
Dịch: John nhận ra rằng không ai có thể giúp anh nếu anh không cố gắng hết sức để tự mình làm việc đó.
Chọn A.
Câu 26:
Questions 26-30: Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
My friend said that she didn't know anything about that, but her colleagues here could lend me a helping hand.
Kiến thức về Câu tường thuật
Một số kiến thức cần ghi nhớ:
- Cấu trúc: lend/give sb a hand: giúp ai đó một tay
- Đề bài cho câu tường thuật: here => there
Sửa: here => there
Dịch: Bạn tôi nói rằng cô ấy không biết gì về điều đó, nhưng các đồng nghiệp của cô ấy ở đó có thể giúp tôi một tay.
Chọn B.
Câu 27:
Kiến thức về Giới từ trong cụm từ cố định
Cấu trúc: on suspicion of: nghi ngờ, ngờ vực
Sửa: in => on
Dịch: Viên cảnh sát cho biết họ đang bắt giữ anh ta vì nghi ngờ tàng trữ trái phép ma túy.
Chọn C.
Câu 28:
Kiến thức về Câu hỏi đuôi
Một số kiến thức cần ghi nhớ:
- a lot of + N (s/es/không đếm được): rất nhiều...
- stop + V-ing: ngừng hẳn việc gì
- stop + to V: ngừng lại để làm gì
- Câu hỏi đuôi dạng mệnh lệnh, cầu khiến: (Don't) V, will you?
Sửa: don't you => will you
Dịch: Có rất nhiều việc phải làm. Hãy ngừng nói chuyện và tập trung vào nhiệm vụ của bạn được chứ?
Chọn D.
Câu 29:
Kiến thức về Cụm từ cố định
- mean (v): có nghĩa là, có ý định là
Tuy nhiên trong trường hợp này, người ta muốn nói đến từ "means" (phương tiện, cách thức). Từ này dạng số ít và số nhiều đều là "means".
Sửa: mean => means
Dịch: Giống như săn bắn, đánh cá có nguồn gốc là một phương thức cung cấp thực phẩm để sinh tồn.
Chọn C.
Câu 30:
Kiến thức về Rút gọn mệnh đề quan hệ
Câu đầy đủ: Vietnam International Half Marathon which was held by Vietnam Athletics
Federation was the first …
=> Rút gọn mệnh đề quan hệ ở thể bị động: Lược bỏ đại từ quan hệ "which", bỏ "to be" và giữ nguyên Vp2.
Sửa: hold => held
Dịch: Giải bán marathon Quốc tế Việt Nam do Liên đoàn Điền kinh Việt Nam tổ chức là giải chạy đầu tiên trong năm 2023.
Chọn B.
Câu 31:
Questions 31-35: Which of the following best restates each of the given sentences?
"Good morning, Linda! How are you?", Peter said.
Dịch: "Chào buổi sáng, Linda! Bạn khỏe không?", Peter nói.
A. Sai vì chưa lùi thì.
B. Sai vì đây là câu tường thuật nên mệnh đề ở dạng khẳng định, tuy nhiên câu này đảo "to be" lên trên => câu hỏi là sai
C. Sai vì lỗi tương tự câu B
D. Peter chào Linda và hỏi cô ấy có khỏe không.
Cấu trúc câu tường thuật dạng Wh-question: S + asked (+O)/wanted to know/wondered + Wh-word + S + V (lùi thì).
=> Đáp án đúng.
Chọn D.
Câu 32:
Dịch: Các anh tôi đã đến trễ trận bóng đá vì trời mưa to.
=> Dùng câu điều kiện loại 3 để giả định tình huống không có thật ở quá khứ và kết quả của nó: If + S + V (QKHT), S + would + have Vp2
A. Nếu trời không mưa to thì các anh tôi đã không bị trễ trận bóng đá.
=> Sai vì đây là câu điều kiện loại 2.
B. Nếu không phải vì trời mưa to thì các anh tôi đã không bị trễ trận bóng đá.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc: But for + N/V-ing: nếu không vì/ nếu không nhờ vào…thì…
C. Nếu không có mưa lớn, các anh tôi đã không bị trễ trận bóng đá.
=> Sai vì đây là câu điều kiện hỗn hợp.
D. Nếu trời không mưa to thì các anh tôi đã không bị trễ trận bóng đá.
=> Sai vì "not" phải đứng trước "have".
Chọn B.
Câu 33:
Dịch: Hôm nay tôi không bắt buộc phải nộp báo cáo của mình cho ủy ban.
A. Hôm nay tôi cấm được viết báo cáo cho ủy ban. => Sai về nghĩa.
B. Báo cáo của tôi không nên nộp cho ủy ban ngày hôm nay. => Sai về nghĩa.
C. Hôm nay tôi không cần phải nộp báo cáo của mình cho ủy ban.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc: need (not) + V: (không) cần phải làm gì
D. Báo cáo của tôi được yêu cầu không được nộp cho ủy ban ngày hôm nay.
=> Sai vì "not" phải đứng trước "to be".
Chọn C.
Câu 34:
Dịch: Anh ấy có vẻ hài lòng với kết quả bài kiểm tra của mình nhưng tôi lại không hài lòng với kết quả của tôi.
A. Tôi đã mong đợi kết quả thi cao hơn anh ấy, tuy nhiên, kết quả của tôi khiến tôi thất vọng.
=> Không sát nghĩa với câu gốc. Nevertheless = However: Tuy nhiên
B. Anh ấy hài lòng với kết quả bài kiểm tra của anh ấy hơn tôi; trong khi đó, tôi cảm thấy thất vọng với kết quả bài thi của mình.
=> Sai về nghĩa. "whereas" mang nghĩa là "trong khi đó, tuy nhiên".
C. Anh ấy thể hiện niềm vui với kết quả kỳ thi của mình. Trong khi đó, tôi lại cảm thấy khá thấy vọng với những gì mình đạt được.
=> Đáp án đúng. Liên từ "meanwhile" (trong khi đó) nối hai mệnh đề tương phản nhau.
D. Tôi cảm thấy khá thất vọng về bản thân mình. Hơn nữa, anh ấy có vẻ hài lòng với kết quả bài kiểm tra của mình.
Dùng liên từ "moreover" (hơn nữa) khi mệnh đề sau nó muốn bổ sung thêm cho mệnh đề phía trước.
=> Không phù hợp trong câu này.
Chọn C.
Câu 35:
Dịch: Cô ấy rất vui tính. Cô ấy có thể khiến mọi người cười khi nói chuyện với mình.
A. Cô ấy rất vui tính khi có thể khiến mọi người cười khi nói chuyện với mình.
=> Sai cấu trúc: very...that => so...that: quá...đến nỗi mà
B. Không có cấu trúc này.
C. Cô ấy vui tính đến nỗi mà cô ấy có thể khiến mọi người cười khi nói chuyện với minh.
=> Đáp án đúng. Đảo ngữ với "so...that": So + adj/adv + S + V that + S + V
D. Cô ấy là một cô gái rất vui tính đến nỗi cô ấy có thể khiến mọi người cười khi nói chuyện với mình.
=> Sai cấu trúc đảo ngữ với "such...that": Such + (a/an) + adj + N + that + S + V
=> thừa "very"
Chọn C.
Câu 36:
Dịch bài đọc:
Các giao dịch kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam khi nền kinh tế đất nước đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy. Để có được sự tôn trọng và ủng hộ của bất kỳ đối tác kinh doanh tiềm năng nào trong nước, điều quan trọng là bạn phải làm quen với các thông lệ và nghi thức không thể thiếu để giao dịch thành công. Làm như vậy sē không chỉ thể hiện sự quen thuộc của bạn với lối sống của họ mà còn thể hiện sự phù hợp của bạn với tư cách là một đối tác và sē làm nổi bật sự nhạy bén trong kinh doanh của bạn.
Về các cuộc họp kinh doanh, cuộc gặp đầu tiên không nên thảo luận về công việc kinh doanh mà chỉ nên coi đó là cơ hội để tìm hiểu đối tác của bạn và nuôi dưỡng mối quan hệ làm việc tốt đẹp với họ. Mặc dù chắp tay và cúi đầu là hình thức chào hỏi truyền thống ở Việt Nam, nhưng nó đã xóa bỏ hoàn toàn sự phương Tây hóa xã hội. Do đó, bạn phải luôn bắt tay người bạn gặp lần đầu - đặc biệt nếu họ cùng giới tính. Khi gặp một người phụ nữ, bạn nên đợi cô ấy đưa tay ra trước; nếu cô ấy không làm vậy, bạn chỉ cần gật đầu. Hãy làm theo sự dẫn dắt của đồng nghiệp mới trong mọi vấn đề. Nếu họ bắt tay bằng cả hai tay (tay trái đặt lên trên tay phải), hãy làm tương tự.
Điểm quan trọng tiếp theo là việc trao đổi danh thiếp là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo bạn mang theo danh thiếp để trao đổi trong bất kỳ cuộc họp nào, bất kể nó có vẻ nhỏ hay ít quan trọng như thế nào. Lý tưởng nhất là nó sẽ được in bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt và bạn nên luôn đưa nó bằng cả hai tay. Khi nhận danh thiếp từ người khác, hãy nhận bằng cả hai tay và nghiên cứu kỹ trước khi cất đi để thể hiện sự tôn trọng. Việc dịch tất cả tài liệu sang tiếng Việt sē thể hiện sự quan tâm của bạn đối với các đối tác tiềm năng và sự chuẩn bị của bạn trong giới kinh doanh.
Dịch: Ý chính của bài là gì?
A. Giao dịch kinh doanh tại Việt Nam
B. Cuộc họp kinh doanh tại Việt Nam
C. Việc trao đổi danh thiếp ở Việt Nam
D. Sự chuẩn bị cho các giao dịch kinh doanh ở các nước Châu Á
Thông tin: Business dealings are becoming more and more commonplace in Vietnam, as the country's economy is expanding at an unprecedented rate. (Các giao dịch kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam khi nền kinh tế đất nước đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy.)
Chọn A.
Câu 37:
Dịch: Từ "this" trong đoạn 3 đề cập đến _______.
A. sự trao đổi B. một nghi lễ C. một tấm danh thiếp D. một cuộc họp
Thông tin: Because of this, always make sure you bring a business card to exchange at any meeting, no matter how small or trivial it may seem. Ideally, this will be printed in both English and Vietnamese and you should always offer it using both hands. (Vì vậy, hãy luôn đảm bảo bạn mang theo danh thiếp để trao đổi trong bất kỳ cuộc họp nào, bất kể nó có vẻ nhỏ hay ít quan trọng như thế nào. Lý tưởng nhất là nó sẽ được in bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt và bạn nên luôn đưa nó bằng cả hai tay.)
=> "this" thay thế cho "business card".
Chọn C.
Câu 38:
Dịch: Từ "trivial" ở đoạn 3 có nghĩa gần nhất với _______.
A. không quan trọng B. vô nghĩa C. nhỏ bé D. quan trọng
Thông tin: Because of this, always make sure you bring a business card to exchange at any meeting, no matter how small or trivial it may seem. (Vì vậy, hãy luôn đảm bảo bạn mang theo danh thiếp để trao đổi trong bất kỳ cuộc họp nào, bất kể nó có vẻ nhỏ hay ít quan trọng như thế nào.)
=> trivial = unimportant: không quan trọng
Chọn A.
Câu 39:
Dịch: Điều nào sau đây thể hiện nghi thức chào hỏi trang trọng hiện đại của mọi người trong bối cảnh kinh doanh ở Việt Nam?
A. Mọi người bắt tay nhau và cúi đầu.
B. Mọi người luôn bắt tay người đối diện trước.
C. Mọi người chỉ cần gật đầu và đợi cho đến khi đối tác của họ đưa tay ra.
D. Mọi người đưa cả hai tay ra để thể hiện sự tôn trọng với đối phương.
Thông tin: As a result, you should always shake the hand of a person you are meeting for the first time - especially if they are of the same sex. (Do đó, bạn phải luôn bắt tay người bạn gặp lần đầu - đặc biệt nếu họ cùng giới tính.)
Chọn B.
Câu 40:
Dịch: Có thể suy ra rằng _______ có thể quan tâm đến văn bản này.
A. sinh viên ngành quản trị kinh doanh
B. doanh nhân nước ngoài lần đầu đến thăm Việt Nam
C. giảng viên tiếng Anh người Việt muốn đi du học
D. thương nhân Việt Nam đầu tư ra thị trường nước ngoài
Thông tin:
- In order to gain the respect and favour of any prospective business partners in the country, it is important to familiarize yourself with practices and etiquette that are integral to successful commerce. (Để có được sự tôn trọng và ưu ái của bất kỳ đối tác kinh doanh tiềm năng nào trong nước, điều quan trọng là bạn phải làm quen với các thông lệ và nghi thức không thể thiếu để giao dịch thành công.)
- Đoạn thứ 2 nói về việc chào hỏi khi gặp gỡ đối tác.
- Đoạn thứ 3 nói về việc trao đổi danh thiếp.
=> Phù hợp với những sinh viên ngành quản trị kinh doanh muốn tìm hiểu trước khi gia nhập thị trường lao động.
Chọn A.
Câu 41:
PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Một vật chuyển động với phương trình vận tốc là (m/s). Quãng đường vật di chuyển được từ thời điểm t0 = 0 (s) đến thời điểm t = 5 (s) là
Quãng đường vật di chuyển được là: (m).
Chọn C.
Câu 42:
Gọi số nguyên Linh chọn ban đầu là .
Theo đề bài ta có: là một số có 3 chữ số.
Do ta tìm x là số nguyên lớn nhất nên xét .
Ta có
.
Do và x là số nguyên lớn nhất nên . Chọn A.
Câu 43:
Gọi giá ban đầu của laptop trên là x (đồng) .
Giá niêm yết của laptop tại cửa hàng là 70%x (đồng).
Tổng số tiền Hoa phải trả bao gồm 10% thuế VAT trên giá niêm yết là:
.
Vì Hoa trả 7 700 000 đồng nên , suy ra .
Vậy giá ban đầu của laptop trên là 10 000 000 đồng. Chọn B.
Câu 44:
TXĐ: . Ta có .
Để hàm số nghịch biến trên khoảng thì
.
Lại có .
Vậy có 2 giá trị của thỏa mãn yêu cầu bài toán. Chọn B.
Câu 46:
Ta có là lăng trụ đứng nên nên B′ là hình chiếu vuông góc của B lên đáy.
Ta có .
Trong vuông tại B′ ta có: .
Thể tích khối lăng trụ là: . Chọn B.
Câu 47:
Ta có
Lấy mô đun hai vế ta có:
. Chọn D.
Câu 48:
Xét phương trình mặt phẳng , ta có:
.
Phương trình (*) đúng với mọi khi và chỉ khi luôn đi qua điểm cố định với mọi giá trị của . Do đó .
Gọi là hình chiếu vuông góc của lên , khi đó ta có (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên).
, khi đó . Chọn B.
Câu 49:
Số phần tử của không gian mẫu là .
Gọi A là biến cố: “2 cuốn sách cùng môn thì không ở cạnh nhau”.
Xếp 8 quyển sách Tiếng Anh vào 15 vị trí trên kệ sao cho không có quyển Tiếng Anh nào nằm cạnh nhau có 8! cách như sau: A_A_A_A_A_A_A_A
Khi đó tạo ra 7 chỗ trống ở giữa và 2 chỗ trống trước sau.
Có tất cả 7 quyển sách Văn và Toán, do đó nếu xếp sách Toán hoặc Văn ở 2 chỗ trống trước sau sách Tiếng Anh thì sẽ xảy ra trường hợp 2 quyển sách Tiếng Anh xếp cạnh nhau, do đó, ta chỉ có thể xếp sách Toán hoặc Văn ở 7 chỗ trống ở giữa.
Tiếp tục xếp 3 quyển sách Văn vào 3 trong 7 chỗ trống đó, có cách xếp.
Khi đó ta còn lại 4 quyển sách Toán, và còn đúng 4 vị trí trên kệ, nên có 4! cách xếp 4 quyển sách Toán.
Số phần tử của biến cố A là .
Vậy xác suất của biến cố A là . Chọn B.
Câu 50:
TH1: Chọn 2 điểm trong 20 điểm từ đường thẳng thứ nhất có cách.
Chọn 1 điểm trong 18 điểm từ đường thẳng thứ hai có cách.
Do đó, có tam giác.
TH2: Chọn 1 điểm trong 20 điểm từ đường thẳng thứ nhất có cách.
Chọn 2 điểm trong 18 điểm từ đường thẳng thứ hai có cách.
Do đó, có tam giác.
Vậy có tất cả tam giác. Chọn A.
Câu 51:
Cho ba mệnh đề sau, với là số tự nhiên.
(1) là số chính phương.
(2) Chữ số tận cùng của là 4.
(3) là số chính phương.
Biết rằng có hai mệnh đề đúng và một mệnh đề sai. Hãy xác định mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai?
Ta có số chính phương là số có các chữ số tận cùng là 0; 1; 4; 5; 6; 9. Vì vậy:
+ Nhận thấy giữa mệnh đề (1) và (2) có mẫu thuẫn. Bởi vì, giả sử 2 mệnh đề này đồng thời là đúng thì có chữ số tận cùng là 2 nên không thể là số chính phương. Vậy trong hai mệnh đề này phải có một mệnh đề là đúng và một mệnh đề là sai.
+ Tương tự, nhận thấy giữa mệnh đề (2) và (3) cũng có mẫu thuẫn. Bởi vì, giả sử mệnh đề này đồng thời là đúng thì có chữ số tận cùng là 3 nên không thể là số chính phương.
Vậy trong ba mệnh đề trên thì mệnh đề (1) và (3) là đúng, mệnh đề (2) là sai. Chọn C.
Câu 52:
Nếu đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn sẽ được tuyển thẳng vào Nhạc viện. Nếu như mệnh đề trên là đúng thì điều nào sau đây cũng đúng?
(I) Nếu bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai, bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện.
(II) Nếu bạn muốn được tuyển thẳng vào Nhạc viện, bạn phải đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.
(III) Nếu như bạn không được tuyển thẳng vào Nhạc viện thì bạn không đoạt giải trong cuộc thi Sao Mai.
Câu 53:
Trong một ngôi đền có ba vị thần ngồi cạnh nhau. Thần Thật thà luôn luôn nói thật; thần Dối trá luôn luôn nói dối; thần Khôn ngoan lúc nói thật, lúc nói dối.
Một nhà toán học hỏi một vị thần bên trái:
“Ai ngồi cạnh ngài?”
- Đó là thần Thật thà.
Nhà toán học hỏi người ở giữa: “Ngài là ai?”
- Ta là thần Khôn ngoan.
Nhà toán học hỏi người bên phải: “Ai ngồi cạnh ngài?”
- Đó là thần Dối trá.
Hãy xác định tên của vị thần bên trái.
Nếu bên trái là thần Thật thà thì ngài sẽ không trả lời bên cạnh mình là thần Thật thà.
Nếu thần ở giữa là thần Thật thà thì ngài sẽ trả lời nhà toán học là: “Ta là thần Thật thà” vì thần Thật thà luôn luôn nói thật.
Vì hai khả năng trên đều không xảy ra, nên ngồi bên phải là thần Thật thà.
Vì thần Thật thà luôn luôn nói thật, nên người ngồi ở giữa là thần Dối trá.
Từ đó, suy ra bên trái là thần Khôn ngoan. Chọn A.
Câu 54:
Xét từng đáp án:
Đáp án A: loại vì R được giải cao hơn M nhưng trong đáp án này thì R được giải thấp hơn M.
Đáp án B: loại vì N hoặc Q được giải tư nhưng trong đáp án này thì giải tư lại là M.
Đáp án C: Thỏa mãn điều kiện bài cho.
Đáp án D: loại vì P không được giải ba nhưng đáp án lại là P được giải ba.
Chọn C.
Câu 55:
Nếu Q được giải năm thì N được giải tư.
Vì P không được giải ba nên P có thể được giải nhất hoặc nhì.
Trong cả hai trường hợp này thì do R được giải cao hơn M nên M buộc phải nhận giải ba.
Chọn C.
Câu 56:
Nếu M được giải nhì thì R được giải nhất (do R được giải cao hơn M).
Do P không được giải ba, cũng không được giải tư (vì giải tư là N hoặc Q) nên P giải năm.
Do đó N và Q đều có thể nhận giải ba.
Đáp án A sai vì N vẫn có thể nhận được giải ba.
Đáp án B đúng do P được giải năm nên P không được giải tư.
Đáp án C đúng do R được giải nhất nên Q không thể nhất.
Đáp án D đúng do R được giải nhất nên R không thể được giải ba.
Chọn A.
Câu 57:
TH1: N được giải tư thì P được giải nhì.
TH2: Q được giải tư.
+) Nếu N được giải năm thì P được giải ba (loại vì P không được giải ba).
+) Nếu N được giải ba thì P được giải nhất.
Còn lại giải nhì và giải tư thì do R được giải cao hơn M nên R giải nhì và M giải tư.
Vậy chỉ có hai bạn có thể được giải nhì là P và R. Chọn C.
Câu 58:
Giả sử D nói sai. Khi đó, A, B và C đều nói đúng.
D nói sai, suy ra D không phải là người thấp nhất.
Mà A, B, C cũng không ai là người thấp nhất, suy ra là vô lí. Do đó, D nói đúng.
Vậy D là người thấp nhất. Chọn D.
Câu 59:
Theo Câu 58, D là người thấp nhất.
B nói: “Tôi không thể là thấp nhất.”
C nói: “Tôi không cao bằng A nhưng cũng không thấp nhất.”
Suy ra, B và C cũng nói đúng. Vậy A nói sai. Chọn A.
Câu 60:
D là người thấp nhất, A nói sai, suy ra A không phải là người cao nhất.
Suy ra, A là người cao thứ hai hoặc thứ ba.
C nói đúng, C không cao bằng A nhưng cũng không phải thấp nhất.
Suy ra C là người cao thứ ba, A là người cao thứ hai, B là người cao nhất.
Vậy chiều cao của 4 bạn theo thứ tự từ cao đến thấp là: B, A, C, D. Chọn D.
Câu 61:
Câu 62:
Dựa vào biểu đồ ta thấy, doanh thu sữa uống chiếm 45% tổng doanh thu, doanh thu sữa chua chiếm 12% tổng doanh thu.
Vậy doanh thu sữa uống gấp doanh thu sữa chua là: 45 : 12 = 3,75 (lần). Chọn B.
Câu 63:
Dựa vào biểu đồ, ta thấy doanh thu sữa chua chiếm 12% tổng doanh thu, doanh thu sữa đặc chiếm 8% tổng doanh thu.
Tổng doanh thu sữa chua và sữa đặc chiếm: 12% + 8% = 20% (tổng doanh thu).
Tổng doanh thu sữa chua và sữa đặc là:
118,7 × 20 : 100 = 23,74 (nghìn tỷ đồng) = 23 740 (tỷ đồng).
Chọn C.
Câu 64:
Dựa vào biểu đồ ta thấy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2021 đạt 267,93 tỷ USD, năm 2020 là 229,75 tỷ USD.
Tỷ lệ phần trăm giữa giá trị xuất khẩu năm 2021 so với năm 2020 là:
267,93 : 229,75 ≈ 1,166 = 116,6%.
Mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020 là:
116,6% − 100% = 16,6%. Chọn A.
Câu 65:
Dựa vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch nhập khẩu nước ta năm 2013 là 108,95 tỷ USD, năm 2021 là 269,38 tỷ USD.
Từ 2013 đến 2021, kim ngạch nhập khẩu tăng lên: 269,38 : 108,95 ≈ 2,47 (lần). Chọn C.
Câu 66:
Dựa vào biểu đồ ta có:
Năm |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Xuất khẩu (tỷ USD) |
175,36 |
202,03 |
218,94 |
229,75 |
Nhập khẩu (tỷ USD) |
173,37 |
194,80 |
209,64 |
210,12 |
Mức chênh lệch (tỷ USD) |
1,99 |
7,23 |
9,30 |
19,63 |
Vậy năm 2020 có mức chênh lệch giá trị xuất nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm cao nhất trong giai đoạn 2017 – 2020. Chọn D.
Câu 67:
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, năm 2016, diện tích rừng trồng nước ta là 4,2 triệu ha, tổng diện tích rừng là 14,4 triệu ha.
Vậy diện tích rừng trồng chiếm: 4,2 : 14,4 ≈ 0,2917 ≈ 29,17% (diện tích rừng). Chọn B.
Câu 68:
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, năm 2008, độ che phủ rừng nước ta là 39,4%, năm 2016 là 43,5%.
Trong giai đoạn 2008 – 2016, độ che phủ rừng tăng thêm: 43,5% − 39,4% = 4,1%. Chọn A.
Câu 69:
Diện tích rừng năm 2015 là 14,1 triệu ha. Diện tích rừng năm 2016 là 14,4 triệu ha.
Tỷ số phần trăm giữa diện tích rừng năm 2016 so với năm 2015 là:
14,4 : 14,1 ≈ 1,0213 ≈ 102,13%.
So với năm 2015, diện tích rừng năm 2016 tăng thêm: 102,13% − 100% = 2,13%. Chọn C.
Câu 70:
Ta có 200 nghìn ha = 0,2 triệu ha.
Diện tích rừng năm 2021 là: 14,4 + 0,2 = 14,6 (triệu ha).
Gọi tỉ lệ che phủ rừng năm 2021 là x (%).
Vì diện tích rừng tỉ lệ thuận với độ che phủ rừng nên ta có:
.
Vậy độ che phủ rừng năm 2021 là 44,1%. Chọn C.
Câu 71:
vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Chọn D.
Câu 72:
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 mL dầu dừa và 6 mL dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7 − 10 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Phát biểu A sai, vì lớp chất rắn nổi lên là muối sodium của acid béo.
Phát biểu B sai, thêm NaCl bão hòa nóng để làm tăng khối lượng riêng của phần chất lỏng phía dưới, khiến xà phòng dễ tách ra hơn.
Phát biểu C đúng.
Phát biểu D sai, vì dầu nhờn bôi trơn máy không phải là chất béo mà là các hydrocarbon.
Chọn C.
Câu 73:
Vậy alkane phải là
Ta có:
Gọi công thức của alkene là
Công thức của alkene là
Chọn C.
Câu 74:
Thủy phân không hoàn toàn pentapeptide Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 dipeptide khác nhau:
Gly – Ala :
Ala – Gly :
Chọn C.
Câu 75:
Ở biên, gia tốc của vật đạt cực đại.
Vectơ vận tốc của vật luôn hướng theo chiều chuyển động.
Khi đi qua vị trí cân bằng, tốc độ của vật cực đại.
Chọn B.
Câu 76:
Câu 77:
MN dài 17 cm.
Số nút sóng trên đoạn MN là → k nhận 10 giá trị nguyên
Chọn C.
Câu 78:
Câu 79:
Câu 80:
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở chim ăn hạt và gia cầm diễn ra theo sơ đồ: thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột. Chọn C.
Câu 81:
Câu 82:
Câu 83:
Câu 84:
Phân tích nội dung các đáp án, ta thấy:
A. Nội thương Hoa Kỳ có quy mô nhỏ nhất thế giới. → sai, quy mô lớn
B. Là cường quốc về ngoại thương và xuất khẩu lớn. → đúng. Chọn B.
C. Thị trường nội địa có sức mua yếu và trung bình. → sai, sức mua lớn
D. Đối tác thương mại chính là Việt Nam, Nhật Bản. → sai, nhiều đối tác khác
Câu 85:
Câu 86:
Câu 87:
Câu 88:
Câu 89:
Phong trào dân chủ 1936-1939 mang lại nhiều ý nghĩa như:
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ được tập hợp và trưởng thành.
- Là một cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Trong đó ý nghĩa quan trọng hàng đầu của phong trào dân chủ 1936-1939 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là cuộc diễn tập lớn thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì mục tiêu quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam 1930-1945 là độc lập dân tộc. Chọn D.
Câu 90:
Phương án A sai vì mặt trận dân tộc thì phải của cả dân tộc không thể là của mỗi giai cấp công nhân và nông dân.
Phương án B sai vì Phong trào cách mạng 1930-1931 không có bài học về khởi nghĩa từng phần.
Phương án D sai vì đó là bài học của phong trào 1936-1939.
Phương án C đúng vì phong trào cách mạng 1930-1931 đã để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh...Và Đảng đã vận dụng bài học này để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ cao nhất của dân tộc là độc lập dân tộc. Chọn C.
Câu 91:
Phát biểu đúng: Khi tăng nhiệt độ từ đến , độ tan của giảm dần, độ tan của các chất còn lại trong thí nghiệm tăng dần.
Chọn D.
Câu 92:
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, độ tan của thay đổi nhiều nhất khi tăng nhiệt độ.
Chọn B.
Câu 93:
Đồ thị hình bên biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ tan của chất X. Chất X là
Dựa vào đồ thị ta thấy, ở độ tan của chất X khoảng 95 gam nên X là KBr.
Chọn A.
Câu 94:
Ta có số hiệu nguyên tử của Cr và O lần lượt là 24 và 8 nên số electron trong nguyên tử Cr và O lần lượt là 24 và 8.
→
Chọn B.
Câu 95:
Hệ số của các chất tham gia ở phản ứng (1) là 3; 2; 8.
Chọn A.
Câu 96:
Một mẫu hơi thở của người đi xe máy bị nghi vấn có sử dụng cồn khi tham gia giao thông có thể tích 52,5 mL được thổi vào thiết bị Breathalyzer chứa 2,0 mL dung dịch nồng độ 0,056 mg/mL trong môi trường acid và nồng độ ion ổn định 0,25 mg/mL. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ dung dịch màu da cam chuyển hoàn toàn thành màu xanh lá cây.
Bảng sau (trích từ nghị định 46/2016/NĐ-CP) đưa ra mức độ phạt người tham gia giao thông có sử dụng hàm lượng cồn.
Mức độ vi phạm |
≤ 0,25 mg cồn/ 1 lít khí thở |
0,25 – 0,4 mg cồn/ 1 lít khí thở |
> 0,4 mg cồn/ 1 lít khí thở |
Xe máy |
2 – 3 triệu đồng |
4 – 5 triệu đồng |
6 – 8 triệu đồng |
Hãy tính toán xem người này có vi phạm pháp luật không? Nếu có, mức đóng phạt là bao nhiêu?
→ 52,5 mL hơi thở chứa 0,00343 mg cồn.
Vậy 1000 mL (1 lít) chứa 0,0653 mg cồn > 0,4
→ Người này có vi phạm pháp luật và mức đóng phạt là 6 – 8 triệu đồng.
Chọn D.
Câu 97:
Câu 98:
Câu 99:
Câu 100:
Sóng cực ngắn dùng trong thông tin vũ trụ vì:
+ Có năng lượng rất lớn
+ Không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ
+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ.
Chọn D.
Câu 101:
với R là bán kính Trái Đất, h là khoảng cách từ vệ tinh đến bề mặt Trái Đất
Chu kì của vệ tinh trùng với chu kì tự quay của Trái Đất
Chọn A.
Câu 102:
Gọi RT là bán kính Trái Đất, RV là khoảng cách từ tâm Trái Đất đến vệ tinh, S là khoảng cách xa nhất từ vệ tinh đến bề mặt Trái Đất.
Thời gian dài nhất vệ tinh truyền tín hiệu tới một điểm trên Trái Đất là:
Chọn C.
Câu 103:
Câu 104:
Câu 105:
Câu 106:
Lượng nitơ ở nơi có rừng cao hơn nơi mất rừng, cụ thể là trong khoảng thời gian 24 tháng:
- Ở nơi mất rừng, lượng nitơ giảm dần từ 30kg/ha xuống khoảng còn khoảng 10kg/ha.
- Ở nơi có rừng, lượng nitơ được duy trì ổn định ở mức 30kg/ha.
→ C. Sai. Lượng nitơ trong đất tỉ lệ thuận với lượng thực vật ở khu vực đó. Chọn C.
Câu 107:
Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hàm lượng nitơ trong đất ở nơi mất rừng có thể là:
- Mất rừng làm tốc độ chảy của nước mưa lớn → rửa trôi các chất khoáng trong đất, trong đó có nitơ.
- Nguồn nitơ trong đất một phần là do xác động, thực vật cung cấp, ở nơi không có rừng thì lượng xác động thực vật thấp → nitơ trong đất cũng giảm.
- Một phần nitơ trong không khí được vi khuẩn cố định nitơ trong đất cố định. Các vi khuẩn cố định nitơ có thể sống tự do hoặc cộng sinh với thực vật. Ở nơi mất rừng thì môi trường sống của vi khuẩn cố định nitơ cũng bị giảm → giảm lượng nitơ trong đất.
Chọn A.
Câu 108:
C đúng, B sai. Biện pháp bền vững để tăng lượng nitơ trong đất là khôi phục lại diện tích rừng đã mất.
A. Sai. bón phân hóa học có thể làm tăng lượng nitơ trong đất nhưng không bền vững, có thể bị rửa trôi, bốc hơi, thoái hóa đất.
D. Sai. Bón phân vi sinh làm tăng lượng vi sinh vật trong đất nhưng nếu lượng chất hữu cơ trong đất ít thì phân vi sinh cũng không phát huy được hiệu quả.
Chọn C.
Câu 109:
Câu 110:
Câu 111:
Câu 112:
Câu 113:
Câu 114:
Câu 115:
Câu 116:
Câu 117:
Câu 118:
Câu 119:
Câu 120:
Một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, đất nước đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc ". Với những thuận lợi cơ bản thì Đảng đã đoàn kết được nhân dân để giữ vững chính quyền non trẻ chống thù trong giặc ngoài và giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính...
Chính những điều này đã cho thấy giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn. Chọn D.