IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 5)

  • 28662 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

A. Kiểm tra Đọc

Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập sau

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

      Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

      Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

      Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

      Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

      Suốt đời, Lãn Ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH

Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái (từ câu 1 đến câu 4) trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu dưới đây:

 

Thầy thuốc trong bài có tên là:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 2:

Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 5:

Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ?

“Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”

Xem đáp án

Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi.

Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay.


Câu 6:

Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả “ Vì - Nên”.

Xem đáp án

Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả “ Vì - Nên”.


Câu 7:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (Nghe-viết)

Buôn Chư Lênh đón cô giáo

      Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao tiếng hò cùng reo:

      - Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

      - A, chữ, chữ cô giáo!

Xem đáp án

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ: 0,1 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn,... trừ 0,25 điểm toàn bài.


Câu 8:

II. Tập làm văn

Đề bài: Hãy tả một người thân (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.

Xem đáp án

- Học sinh viết được một bài văn 150 chữ (khoảng 15 câu); câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp ; đầy đủ 3 phần; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 3 điểm.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 2,5; 2; 1,5 ; 1; 0,5.

Bài mẫu:

      Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

      Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

      Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em bị điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

      Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương