IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

10 Đề thi Cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)

  • 28669 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

A. Kiểm tra Đọc

Đọc thầm và hoàn thành bài tập:

TRÒ CHƠI ĐOM ĐÓM

      Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; “chiến tích” sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!

      Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.

      Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.

 

Bài văn trên kể về chuyện gì?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 2:

Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 4:

Chủ ngữ trong câu “Tuổi thơ đi qua, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi.” là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 5:

Tác giả có tình cảm như thế nào với trò chơi đom đóm?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 6:

Từ “ nghịch ngợm” thuộc từ loại:

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 10:

Tìm 1 từ đồng nghĩa với hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được

Xem đáp án

Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng (may mắn, toại nguyện, giàu có...)

Đặt câu với từ tìm được: Em rất sung sướng khi mình đạt điểm cao trong kì thi vừa qua.


Câu 11:

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra ….đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút.

Xem đáp án

Đánh giá cho điểm chính tả:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.


Câu 12:

II. Tập làm văn

Đề bài: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ...) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.

Xem đáp án

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài độ dài bài viết khoảng 12 câu.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả.

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Không liệt kê như văn kể chuyện.

Bài mẫu:

      Gia đình em có bốn thành viên, bao gồm có bố mẹ và hai chị em gái chúng em. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, hai chị em em thì thường chia sẻ với nhau những vui buồn của cuộc sống, học tập. Với em, chị gái của mình không chỉ là một người chị mẫu mực luôn nhường nhịn, chăm sóc em mà còn là một người bạn tri kỉ, một người mà em luôn yên tâm khi tâm sự những gì đã trải qua trong cuộc sống.

      Chị của em tên là Vân Anh, chị em năm nay mười lăm tuổi, tuy hai chị em có sự cách biệt về tuổi tác nhưng không vì vậy mà chúng em xa cách, bất đồng. Em và chị gái của mình rất hợp tính nên có thể dễ dàng tâm sự, nói chuyện một cách thoải mái nhất. Mọi người thường nói nhà mà có hai chị em gái thì thường xuyên xảy ra tranh giành, xung đột, chị em thường khắc khẩu, không hợp nhau. Nhưng điều ấy không hề xảy ra trong quan hệ của chị em em, chúng em luôn yêu quý và ý thức được vị trí cũng như trách nhiệm của mình, đối với chị em thì luôn nhường nhịn, chăm sóc cho em. Còn em thì yêu thương, tôn trọng chị của mình.

      Chị của em vô cùng xuất sắc, không những là một học sinh ưu tú của lớp mà còn là một người cán bộ lớp đầy mẫu mực, chị em tuy học giỏi nhưng không hề tỏ ra kiêu căng, luôn quan tâm giúp đỡ đến bạn bè cũng như những người xung quanh mình. Chị Vân Anh không chỉ là một học sinh ưu tú mà còn là một người con ngoan của gia đình em. Chị luôn lễ phép với bố mẹ, ông bà, chăm sóc, nhường nhịn em. Những công việc nhà đều được chị hoàn thành một cách xuất sắc, chị có thể nấu cơm, rửa bát, quét nhà. Chị nấu ra rất nhiều những món ăn ngon, trong đó món ăn mà em yêu thích nhất đó chính là món trứng cuộn của chị làm. Những lát trứng cuộn vàng ươm, được chị rán một cách khéo léo, hương vị thơm ngon không kém món ăn do mẹ em làm là bao.

      Em có một người chị tuyệt vời, đó là người luôn chăm sóc, quan tâm tận tình, cũng là một người bạn mà em tin tưởng khi chia sẻ những buồn vui của cuộc sống. Chị luôn lắng nghe với thái độ chân thành và cho em những lời khuyên thật bổ ích.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương