IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 15 có đáp án

  • 36 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vị quan án trong truyện phân xử tài tình được giới thiệu là người như thế nào?

Xem đáp án

Chọn C. Là một người rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.


Câu 2:

Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện gì?

Xem đáp án

Chọn B. Chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử.


Câu 3:

Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

☐ Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.

☐ Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.

☐ Sai lính đánh hai người đàn bà 100 roi, cuối cùng người phụ nữ ăn cắp cũng phải bật khóc nhận tội.

☐ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.

Xem đáp án

Những biện pháp mà quan đã dùng để tìm ra người lấy cắp tấm vải là:

- Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.

- Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.

- Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.


Câu 4:

Khi quan tới vãn cảnh ở một ngôi chùa, đã xảy ra chuyện gì ở nơi đây?

Xem đáp án

Chọn A. Sư cụ nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.


Câu 5:

 Quan đã dùng cách nào để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của nhà chùa? 

Xem đáp án

Chọn B. Yêu cầu mỗi người dùng nắm thóc đã ngâm rồi vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đức Phật rất linh thiêng, ai là kẻ gian, thóc trong tay kẻ đó sẽ nảy mầm.


Câu 6:

 Vì sao quan lại dùng cách đó để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của sư cụ?

Xem đáp án

Chọn B. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.


Câu 7:

Theo em, quan phá được các vụ án là nhờ đâu? 

Xem đáp án

- Nhờ sự thông minh, quyết đoán.

- Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.


Câu 8:

Ý nghĩa của câu chuyện Phân xử tài tình?

Xem đáp án

Chọn C. Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.


Câu 11:

Viết 2 – 3 câu có kết từ để giới thiệu về một bức tranh mà em thích.

Xem đáp án

Media VietJack

Nghệ thuật múa rối nước không chỉ là một bộ môn, một nghề mà còn là hồn tuý, một biểu tượng văn hoá lớn của Việt Nam ta. Múa rối nước hay múa rối cạn đều cần phải có sự khéo léo, dựa vào đôi bàn tay, kĩ năng lão luyện của những thợ múa rối. Mặc dù không nhìn thấy sự xuất hiện của những người thợ này, nhưng có thể coi đó là một sự tài tình, tài hoa của nghệ thuật này.


Câu 12:

Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.

* Gợi ý

- Mở đoạn: Nêu hiện tượng (sự việc) và ý kiến của người viết (tán thành hay không tán thành)

- Thân đoạn: Đưa ra những lí do giải thích cho ý kiến của người viết.

- Kết đoạn: Khẳng định lại ý kiến của người viết.

Xem đáp án

Nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại đến trường?

Theo em, học sinh tiểu học không nên mang điện thoại tới trường. Điện thoại có thể gây phân tâm cho học sinh, làm giảm sự tập trung vào việc học. Hơn nữa, học sinh tiểu học có thể chưa biết cách sử dụng điện thoại một cách an toàn và có trách nhiệm. Việc sử dụng điện thoại cũng có thể gây ra các vấn đề về bảo mật và sự riêng tư của học sinh. Vì những lí do trên, em không đồng ý với việc học sinh tiểu học mang điện thoại tới trường.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương