Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 33 có đáp án
-
3 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Người bố đã dạy con nên ứng xử như nào nếu gặp phải tình huống “Một người sắp bị xe húc”?
Chọn B. Hét lên cho người ấy biết mà tránh.
Câu 3:
Theo em, qua bức thư người bố muốn nhắn nhủ tới con điều gì?
Chọn D. Phải biết cảm thông, yêu thương, chia sẻ với mọi điều quanh ta.
Câu 4:
Viết cách ứng xử mà người cha dạy En-ri-cô khi gặp mỗi tình huống:
Tình huống |
Cách ứng xử |
Gặp cụ già, phụ nữ bế con, người gánh nặng. |
|
Thấy một người sắp bị xe húc. |
|
Gặp đứa bé đang đứng khóc. |
|
Gặp hai đứa trẻ đang đánh nhau. |
|
Gặp người cảnh sát còng tay. |
|
Gặp người bệnh, đám tang. |
|
Gặp trẻ em ở viện từ thiện. |
|
Nghe thấy người đặt điều nói xấu thành phố. |
|
Tình huống |
Cách ứng xử |
Gặp cụ già, phụ nữ bế con, người gánh nặng. |
Nhường bước cung kính |
Thấy một người sắp bị xe húc. |
Hét lên cho người ấy biết mà tránh |
Gặp đứa bé đang đứng khóc. |
Hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó |
Gặp hai đứa trẻ đang đánh nhau |
Can chúng |
Gặp người cảnh sát còng tay |
Đừng hùa vào với đám đông chế nhạo họ |
Gặp người bệnh, đám tang |
Ngừng cười |
Gặp trẻ em ở viện từ thiện |
Lễ độ |
Nghe thấy người đặt điều nói xấu thành phố |
Phải bênh vực ngay |
Câu 5:
Suy nghĩ và viết 1 - 2 câu tự đánh giá cách ứng xử của em ngoài đường phố.
Khi đi ngoài đường, con đã biết chấp hành luật lệ giao thông, tuy nhiên con còn thờ ơ với những gì xung quanh mình. Bài viết đã giúp con có thêm bài học quý giá về cách ứng xử với những người xung quanh mình khi ở nơi công cộng. Sau này con sẽ không để những sự việc như trên tái phạm nữa.
Câu 6:
Thảo luận và nêu tác dụng có mỗi từ ngữ được in đậm trong các đoạn văn sau:
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn hòa.
Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo trong đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sặp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.
- Những từ ngữ có tác dụng kết nối các câu với nhau là: Nhưng (từ thứ nhất), rồi, rồi thì.
- Những từ ngữ có tác dụng kết nối các đoạn văn với nhau là: Vì thế, nhưng (từ thứ hai).
Câu 7:
Tìm từ nối phù hợp với chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây:
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được
- ... bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được
- Vậy, bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con
Câu 8:
Viết một đoạn văn tả một bộ phận của cây hoặc tả cây ở một thời kì phát triển. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ nối.
Cây cam nhà em rất sai quả. đẩu tiên những quả cam bằng ngón tay út khẽ lộ ra bên những cánh hoa màu trắng. Ít hôm sau đã to bằng hòn bi ve. Quả cam lớn nhanh như thổi, khi quả còn nhỏ, vỏ xanh thẫm. Nhưng sau đã chiếc áo ấy máng dẩn rồi từ từ chuyển sang màu xanh nhạt rồi đến màu vàng tươi. Chẳng bao lâu cây cam đã đầy những chùm quả vàng óng, da căng mọng như những chiếc đèn lồng nhỏ, lư lửng thắp trong vòm lá xanh.
Câu 9:
Kể sáng tạo một câu chuyện về thiếu nhi mà em đã đọc ở nhà.
* Gợi ý:
- Giới thiệu đó là câu chuyện gì.
- Các chi tiết trong câu chuyện có gì đặc biệt.
- Điều gì ở câu chuyện khiến em ấn tượng nhất.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Trong một lần tìm đọc các câu chuyện về những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, em đã được biết đến câu chuyện Út Vịnh của nhà văn Tô Phương.
Câu chuyện kể về Út Vịnh - một cậu bé vừa dũng cảm lại có trái tim yêu thương mọi người. Nhờ có Út Vịnh thuyết phục, mà Sơn - một bạn học sinh nghịch ngợm, thường chơi thả diều trên đường tàu nhận ra sai lầm của mình và hứa sẽ không nghịch dại nữa. Những hành động dũng cảm nhất của Út Vịnh là khi cậu thành công giải cứu bé Lan khỏi nanh vuốt của tử thần.
Hôm đó, Út Vịnh đang ngồi làm bài tập ở nhà, thì bỗng nghe từng hồi còi tàu vang lên dồn dập. Cậu lấy làm lạ, có hôm nào mà tàu lại kéo còi từ xa và liên hồi như vậy đâu. Thế là, cậu liền chạy vội ra gần đường tàu để xem xét. Đến nơi, cậu giật mình khi nhìn thấy hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu. Thấy tàu đang lao đến, Út Vịnh liền chạy về đường tàu, hét lên thật to để cho hai cô bé nghe thấy. Lúc này, Lan và Hoa mới giật mình nhìn lên, thấy tàu đang lao đến, sợ hãi vô cùng. Hoa vì giật mình nên ngã ra khỏi đường tàu, lăn xuống ruộng, thoát khỏi nguy hiểm. Còn Lan thì vì quá sợ hãi, nên đứng im một chỗ không dám cử động. Đúng giây phút nguy cấp, Út Vịnh lao nhanh về phía ray tàu, ôm chầm lấy Lan, lăn xuống mép ruộng. Nhờ sự dũng cảm và mạnh mẽ ấy của Vịnh, mà Lan được cứu sống trong gang tấc. Khi bố mẹ của Lan biết tin, đã chạy đến ôm chầm lấy Vịnh và cảm ơn cậu rối rít.
Nhân vật Út Vịnh trong câu chuyện đã khiến em rất ngưỡng mộ và thán phục. Cậu ấy chính là một người anh hùng nhỏ tuổi thực sự để chúng em học tập và noi theo.