Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 2)
-
8930 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tiếng vọng – “Từ đầu đến ... mãi mãi chẳng ra đời.” Trang 108 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
Câu 2:
Chuỗi ngọc lam – “Từ Pi-e lấy chuỗi ngọc đến ... Đừng đánh rơi nhé!” Trang 134 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Cô bé Gioan mua chuỗi ngọc lam để tặng chị gái trong dịp lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô sau khi mẹ mất.
- Gioan không đủ tiền để mua chuỗi ngọc.
- Chi tiết cho biết cô bé không đủ tiền mua là: Cô bé mở khăn tay, để lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
Câu 3:
Bông sen trong giếng ngọc
Mạc Đĩnh Chi là người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.
Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.
Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trong hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước)
( Theo Lâm Ngũ Đường)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Câu 1. Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? (0,5 điểm)
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Vì sao lúc đầu nhà vua không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? (0,5 điểm)
Chọn đáp án C.
Câu 5:
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” ? (0,5 điểm)
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Em hãy tìm và viết lại 2 danh từ riêng, 2 động từ và 2 tính từ trong bài “Bông sen trong giếng ngọc”. (0,5 điểm)
Danh từ riêng:
Động từ:
Tính từ:
Danh từ riêng: Mạc Đĩnh Chi, Trần Nhật Duật.
Động từ: đi, tặng.
Tính từ: chăm chỉ, miệt mài.
Câu 8:
Em hãy xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau: (0,5 điểm)
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ.
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách
TN CN VN
đi sứ.
Câu 9:
Em hãy xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau: (0,5 điểm)
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ.
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách
TN CN VN
đi sứ.
Câu 10:
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi? Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm)
Những suy nghĩ của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi là: Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức, có tài hết lòng vì đất nước nên luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng ông vẫn luôn chăm chỉ học tập. Em rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực cũng như tài năng của ông.
Qua câu chuyện trên em học được bài học về sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp sức cho gia đình và đất nước.
Câu 11:
Dòng nào dưới đây thích hợp nhất để giải nghĩa từ “Hạnh phúc”: (0,5 điểm)
Chọn đáp án B.
Câu 12:
Đặt một câu có cặp quan hệ từ biểu thị: (1 điểm)
a) Nguyên nhân – kết quả để nói về sự cố gắng trong học tập của Mạc Đĩnh Chi.
b) Tăng tiến để nói về tài năng của Mạc Đĩnh Chi khi được giao trọng trách đi sứ.
a) Vì Mạc Đĩnh Chi chăm chỉ, miệt mài học tập nên ông đỗ Trạng nguyên.
b) Không những Mạc Đĩnh Chi đề cao được uy tín của nước ta trong những lần đi sứ mà ông còn được Vua Nguyên tặng danh hiệu Trạng Nguyên.
Câu 13:
Trong lớp em mới có một bạn mới chuyển trường về, bạn ấy học rất tốt nhưng nhà rất nghèo, các bạn trong lớp rủ nhau không chơi với bạn ấy, nếu là em thì em sẽ làm gì? Vì sao em làm vậy? (1 điểm)
Nếu là em thì em sẽ không hắt hủi bạn ấy. Em sẽ cùng bạn học tập và trau dồi thêm kiến thức. Vì mỗi người sinh ra trong một gia đình khác nhau, một hoàn cảnh khác nhau, dù bạn nhà nghèo nhưng lại học rất tốt. Vậy đây là đức tính đáng quý của bạn mà chúng em cần học tập và làm theo. Em sẽ khuyên và giải thích cho các bạn trong lớp để không ai xa lánh bạn nữa.
Câu 14:
Em hãy tả bác nông dân đang làm việc.
Gợi ý:
a) Mở bài: Bác Tư ở xóm em là một người nông dân chất phác, luôn cặm cụi làm những công việc đồng áng. Em được quan sát bác cày ruộng vào một buổi trưa hè. b) Thân bài:
- Hình dáng:
+ Dáng người cao lớn. Nước da ngăm đen.
+ Đầu đội nón lá. Mặc bộ bà ba màu nâu đã sờn bạc.
- Tính tình, hoạt động:
+ Cần mẫn làm việc. Chăm chú cày trên thửa ruộng.
+ Tay trái cầm roi tre. Tay phải cầm cán cày.
+ Mắt đăm đăm hướng về trước. Chân bước dài, chắc nịch.
+ Thao tác nhanh nhẹn, đưa cày để trâu đi vòng rất thành thạo.
+ Cày xong thửa ruộng bác cho trâu tắm dưới kênh.
+ Bác ngồi trên bờ nghỉ tay, uống nước.
+ Bác rất hài lòng với kết quả lao động của mình.
c) Kết bài: Em rất kính yêu bác Tư. Bác Tư là người đã làm ra những hạt gạo thơm ngon để nuôi sống con người.
Tôi sinh ra ở một miền quê yêu dấu. Ở đó có biết bao người nông dân đã phải một nắng hai sương hăng say lao động, song người mà cả xóm tôi phải nể phục về tài cầy ruộng đó chính là bác Hải. Vào sáng chủ nhật vừa rồi tôi đã được xem bác cầy ruộng.
Chao ôi, bác Hải cầy ruộng mới giỏi làm sao! Tôi phải thốt lên như vậy khi vừa nhìn thấy bác. Trông cách bác cầy ruộng, tôi nghĩ khó ai có thể làm được như bác. Hôm ấy, một mình bác cầy một cái ruộng to ơi là to.
Bác Hải vẫn đang hăng say cầy, thấy hai mẹ con tôi đứng trên bờ bác vừa nói vừa cười chào: “Hai mẹ con đi đâu đấy?” rồi lại tiếp tục làm việc. Bác Hải năm nay ngót năm mươi tuổi. Bác có thân hình to khỏe, người lực lưỡng. Quần nâu sắn cao, áo lính bạc mầu. Bắp chân bắp tay quần quật, nước da nâu sẫm đúng là vóc giáng của người quanh năm chân lấm tay bùn quen dầm mưa dãi nắng. Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cầy đi trước. Bác Hải nắm dây thừng điều khiển, tay phải cầm đốc cầy theo sau. Đường cầy thẳng tăm tắp. Bác nhoai người ra phía trước, đến đầu bờ, bác nhấc cầy lên cho trâu quay lại rồi đi tiếp. Bác chia ruộng thành nhiều luống. Những luống cầy úp sát vào nhau trông thật đẹp. Mặt trời lên cao dần, lưng bác ướt đẫm mồ hôi mà vẫn say sưa làm việc.
Tôi thật cảm ơn những người nông dân như bác. Với sự khéo léo và cần mẫn đã làm nên những mùa màng bội thu, mang lại sự ấm no, niềm vui và hạnh phúc cho con người.