Đề kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 có đáp án (Đề 1)
-
8931 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thư gửi các học sinh – “Từ đầu đến ... trên hoàn cầu.” Trang 4 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:
- Là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành lại được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ ngày khai trường này, các em học sinh Việt Nam bắt đầu được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 2:
Chuyện một khu vườn nhỏ – “Từ đầu đến ... không phải là vườn.” Trang 102 - SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn chặt một cành, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, khi đủ lớn nó xòe những lá nâu rõ to.
Câu 3:
Kì diệu rừng xanh – “Từ đầu đến ... lúp xúp dưới chân.” Trang 75 - SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
Câu 4:
Ca dao về lao động sản xuất – Trang 168 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động sản xuất?
Những hình ảnh nói lên:
- Nỗi vất vả: cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
- Sự lo lắng: trông nhiều bề; trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng.
Câu 5:
Đợi chú nói lời cảm ơn
Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông lo lắng, nói với đám đông:
- Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra. Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:
- Để cháu giúp cho ạ!
Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi. Người đàn ông định đưa một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng:
- Anh cho nó mười nghìn là được rồi!
Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình nói:
- Cháu thấy chú đưa ít tiền à?
- Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải vì để nhận tiền thù lao!
- Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì?
- Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng “Cảm ơn”.
(Theo Nguyễn Kim Lân)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Người đàn ông nhờ mọi người làm việc gì? (0,5 điểm)
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Chọn đáp án D.
Câu 9:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm)
Câu chuyện muốn nói với em là: cần nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
Câu 10:
Nếu là người đàn ông trong câu chuyện, em cảm thấy rất xấu hổ (hổ thẹn) vì mình đã cư sử không lịch sự với cậu bé. Sau đó xin lỗi và nói lời “Cảm ơn” với cậu bé.
Câu 11:
Em hãy gạch chân vào đại từ xưng hô trong câu sau: (0,5 điểm)
Anh cho nó mười nghìn là được rồi!
Anh cho nó mười nghìn là được rồi!
Câu 13:
Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.
Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng
nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.
Câu 14:
Đặt câu với quan hệ từ biểu thị nguyên nhân - kết quả:“Vì - nên”. (1 điểm)
Vì em cố gắng học tập nên cuối kì em đạt thành tích tốt.
Câu 15:
Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất.
Gợi ý:
a) Mở bài: Trong gia đình, cha là người gần gũi em nhất.
b) Thân bài:
- Tả hình dáng:
+ Dáng người cao to, vạm vỡ.
+ Gương mặt vuông chữ điền, mái tóc ngắn, vuốt cao, khi đi làm vuốt cao sang trọng.
+ Cha ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm cha thường mặc áo sơ mi. Ở nhà cha mặc đồ
thể thao cho tiện làm việc nhà.
+ Cha có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất nhẹ nhàng và thân thiện.
- Tả tính tình, hoạt động:
+ Cha là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, thường xuyên sửa chữa xe giúp mẹ và em.
+ Tính cha rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
+ Cha là người hết lòng với con cái. Ban ngày cha làm lụng vất vả, tối đến cha luôn quan tâm đến việc học của con cái.
c) Kết bài: Cha gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em dễ tính nên chiều con cái hơn, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng bố đang ở độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên trông rất khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao, bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cũng giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là bố đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố là thầy giáo thứ hai ở nhà của em.
Em rất kính yêu bố. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố được vui lòng.