Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều có đáp án (Đề 3)
-
387 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Trước khi sửa xe máy, bố bạn nhỏ làm gì?
A. Bố pha chút nước chè với nhánh gừng quê
Câu 3:
Dòng nào là trình tự đúng theo thứ tự các việc bố làm khi sửa xe?
C. Mở túi ra; xếp dụng cụ; tra dầu vòng bi, mắt xích; sửa xích rơi.
Câu 4:
Thông điệp mà bài học muốn gửi tới chúng ta là gì?
D. Nghề nào cũng vất vả, chỉ cần có đam mê thì nghề nào cũng đáng quý.
Câu 5:
Chọn kết từ thích hợp điền vào chố trống
nhưng, thì, và
Con đường đã nhiều lần đua tiễn người bản tôi đi công tác….. cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. ……… dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy,…… chắc chắc sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
Con đường đã nhiều lần đua tiễn người bản tôi đi công tác nhưng cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Và dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắc sẽ hẹn ngày quay lại.
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
Câu 6:
Viết lại các đoạn văn dưới đây, trong đó có sử dụng đại từ để thay thế cho những từ ngữ lặp lại.
a. Em tôi rất ngoan. Em tôi lại khéo tay nữa.
b. Em rất thích bài thơ Tiếng hạt nảy mầm. Các bạn tổ em cũng đều thích bài thơ Tiếng hạt nảy mầm.
a. Em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.
b. Em rất thích bài thơ Tiếng hạt nảy mầm. Các bạn tổ em cũng đều thích bài thơ này.
Câu 7:
Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện “Câu chuyện chiếc đồng hồ”
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (
- Mở đoạn:Giới thiệu câu chuyện mà em muốn nêu tình cảm, cảm xúc.
- Thân đoạn:
+ Tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện đó:
+ Em rất thích chi tiết Bác Hồ lấy ví dụ về nhiệm vụ của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ để mọi người suy ngẫm, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
- Kết đoạn: Khẳng định lại hoặc mở rộng ý kiến đã nêu về câu chuyện.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
Bài làm tham khảo
Câu chuyện Chiếc đồng hồ đã khiến cho tâm trí em lắng đọng và sâu sắc. Trong những câu hỏi của Bác Hồ và những câu trả lời của mọi người, em nhận ra được sự ẩn dụ sâu sắc về tinh thần cách mạng và vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong cuộc sống và công việc. Từ chiếc đồng hồ đơn giản nhưng mang đầy ý nghĩa đến việc Bác Hồ áp dụng nó vào bài học cách mạng, em cảm nhận được sự thông thái và tầm nhìn xa rộng của người lãnh đạo vĩ đại. Bác Hồ đã dùng những hình ảnh sinh động để giảng dạy về sự đoàn kết, tính toàn diện và quan trọng của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nhìn lại, câu chuyện về chiếc đồng hồ đã làm cho em nhận ra rằng, dù mỗi người có vai trò nhỏ bé trong cuộc sống và cách mạng, nhưng nếu mỗi người đều hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đúng đắn và trách nhiệm, thì sức mạnh tập thể sẽ được củng cố và phát triển. Đồng thời, câu chuyện cũng làm cho em nhớ về tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, điều mà Bác Hồ luôn khuyến khích và truyền đạt.