IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 6 )

  • 362 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sản phẩm nghệ thuật nào được nhắc tới trong bài đọc.

Xem đáp án

A. Tranh thêu XQ


Câu 4:

 Vì sao nói “Tranh thêu XQ đã nâng tầm nghệ thuật thêu tay lên thành một môn nghệ thuật cao quý"?

Xem đáp án

B. Vì mỗi bức tranh là sự kết hợp hài hoà giữa hội hoạ và những tinh hoa của nghề thêu.


Câu 6:

Chọn kết từ thích hợp điền vào chố trống

nhưng, thì, và

Con đường đã nhiều lần đua tiễn người bản tôi đi công tác….. cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. ……… dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy,…… chắc chắc sẽ hẹn ngày quay lại.

(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)

Xem đáp án

Con đường đã nhiều lần đua tiễn người bản tôi đi công tác nhưng cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Và dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắc sẽ hẹn ngày quay lại.

(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)


Câu 7:

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một bài thơ thuộc chủ điểm gia đình.

Xem đáp án

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (2,5 điểm)

- Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn

Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

-  Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ, ý nghĩa của nó đối với người đọc.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,5 điểm)

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…(0,5 điểm)

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

Bài làm tham khảo

Người đọc sẽ không khỏi xúc động khi đọc bài thơ Cánh cửa nhớ bà của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Những câu thơ được viết bằng lời tâm tình giản dị, mộc mạc, tự nhiên của người cháu, khi đã lớn, nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của mình. Ngày cháu còn bé, để đóng cửa, cháu là người cài then dưới còn bà cài then trên. Theo năm tháng, cháu mỗi ngày một lớn còn bà thì lưng ngày một còng nên bà chỉ cài được then dưới còn cháu lại là người cài then trên. Khi kể về sự thay đổi vị trí cài then cửa của hai bà cháu, ta thấy người cháu đã không nén nổi xúc động. Phải chăng dấu ba chấm ở cuối khổ thơ thứ hai là nơi nhà thơ giấu đi một cái nấc nhẹ, một nỗi nghẹn ngào trong lòng mình? Giờ đây, người cháu đã trưởng thành, đã chuyển đến ngôi nhà mới khang trang, hiện đại, nhưng lại không được cùng bà cài then, đóng cửa như ngày nào nữa. Mỗi lần tay đẩy cửa, người cháu ấy lại nhớ cái lưng còng cắm cúi của bà, bao kỉ niệm thân thương lại ùa về trong tâm trí. Chỉ với một sự việc hai bà cháu cùng làm là cài then cửa, nhưng qua những câu thơ đánh dấu sự trôi chảy của dòng thời gian “Ngày cháu còn tấm bé” – “Mỗi năm cháu lớn lên” “Nay cháu về nhà mới”, ta dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng của đời người. Vì vậy, cả bài thơ phảng phất một niềm tiếc nhớ, như một lời nhắc: lúc nào còn được ở bên người thân, được cùng làm một việc cho dù rất nhỏ, thì hãy làm trọn vẹn nó. Bởi những điều đó nếu qua đi sẽ khó lòng quay trở lại!


Bắt đầu thi ngay