Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 14)
-
138 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
PHẦN 1: NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mống đông vồng tây, chẳng mưa……cũng bão giật”.
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất.
- Tục ngữ: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. Chọn A.
Câu 2:
Căn cứ bài Nhàn.
Bài thơ thể hiện lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc của tác giả; khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Chọn A.
Câu 3:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu.
(Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão)
Bài thơ được viết theo thể thơ:
Căn cứ số câu của bài thơ, số tiếng của một câu thơ.
Bài thơ gồm có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. Chọn B.
Câu 4:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Trong câu trên từ “chân sút” là từ được dùng với nghĩa chuyển, chỉ người đá bóng giỏi, có thành tích tốt trong đội.
→ Chọn B.
Câu 5:
Căn cứ bài Nhớ đồng – Tố Hữu.
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa.
→ Chọn B.
Câu 6:
Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
(Bạch Đằng hải khẩu – Nguyễn Trãi)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
Căn cứ tác giả, tác phẩm.
Bài thơ ra đời trong thời kì văn học trung đại. Chọn B.
Câu 7:
Căn cứ bài Những đứa con trong gia đình.
- Những đứa con trong gia đình kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng. Chọn D.
Câu 8:
Căn cứ bài về chính tả s/x.
Từ viết đúng chính tả là: súc tích
Sửa lại một số từ sai chính tả: súc tiến - xúc tiến, xinh sắn - xinh xắn, xung sức - sung sức.
→ Chọn B.
Câu 9:
Căn cứ Chữa lỗi dùng từ; chính tả.
- Các lỗi dùng từ:
+ Lẫn lộn các từ gần âm.
+ Sai nghĩa của từ.
- Các từ trong phương án B, C, D đều mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm hoặc sai chính tả.
- “Chỉ cần chuyện này suôn sẻ, tương lai của bé Long sẽ vô cùng xán lạn.”
→ Chọn A.
Câu 10:
Căn cứ bài Khởi ngữ.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nên lên đề tài được nói đến trong câu.
- “Làm khí tượng” là khởi ngữ.
→ Chọn A.
Câu 11:
Căn cứ bài Thêm trạng ngữ cho câu.
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện diễn ra sự việc nêu lên trong câu.
- “Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây”: trạng ngữ chỉ phương tiện.
→ Chọn C.
Câu 12:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ.
- Đây là câu sai logic.
- Sửa lại: “Chị Lành vừa về đến nhà, con chó đã chạy ra mừng quýnh.”
→ Chọn D.
Câu 13:
Nhận xét về cách thức trình bày đoạn văn:
“Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi”.
Căn cứ các kiểu đoạn văn cơ bản: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp, song hành, móc xích.
- Đây là đoạn văn diễn dịch vì câu chủ đề ở đầu đoạn: “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ”, những câu sau triển khai ý của câu chủ đề.
→ Chọn A.
Câu 14:
“Để cứu mẹ, Thúy Anh quyết định vay nóng tiền. Chỉ cần cứu được mẹ, dẫu phải trả giá bao nhiêu cô ấy cũng sẵn lòng.”
Trong đoạn trên, từ “nóng” được dùng với ý nghĩa gì?
Căn cứ bài Ngữ cảnh.
Từ “nóng” trong câu có nghĩa là cần gấp, cần có ngay tiền trong một khoảng thời gian ngắn. Chọn D.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời Tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn, tất cả đều thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất.
II. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.
III. Để phát huy tinh thần sáng tạo và năng động, thế hệ trẻ nên tiếp cận với khoa học tiên tiến.
IV. Giữa cái ồn ã, xô bồ của thành phố và cái yên tĩnh, hiền hòa của vùng quê Nam Bộ.
Những câu nào mắc lỗi?
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ.
- Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
+ Lỗi thiếu thành phần chính của câu.
+ Lỗi dùng sai nghĩa của từ.
+ Lỗi dùng sai quan hệ từ.
+ Lỗi logic.
+ ....
- Câu mắc lỗi là câu II và IV
+ Câu II: Câu dùng từ không đúng nghĩa: từ “cao cả” không đúng nghĩa trong câu này.
Sửa lại: Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ quý báu để chúng ta vận dụng trong thực tế.
+ Câu IV: Câu thiếu thành phần chính của câu.
Sửa lại: Giữa cái ồn ã, xô bồ của thành phố và cái yên tĩnh, hiền hòa của vùng quê Nam Bộ, tôi vẫn tìm thấy một thế giới thuộc về riêng mình.
→ Chọn D.
Câu 16:
Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính.
Đoạn trích trên được trích trong một bài xã luận với phong cách ngôn ngữ chính luận (Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,..). Chọn D.
Câu 17:
Căn cứ vào các phương pháp lập luận đã học: giải thích, so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
- Phương pháp lập luận: So sánh.
- Tác giả đưa ra các hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trên bảng hiệu ở Hàn Quốc và Việt Nam.
→ Chọn A.
Câu 18:
Đọc, phân tích, tổng hợp.
Tác giả muốn nói rằng ở Hàn Quốc họ ưu tiên sử dụng ngôn ngữ của quốc gia mình còn ở Việt Nam thì sính ngôn ngữ ngoại. Điều này ở hai quốc gia là trái ngược nhau và tình trạng sính ngôn ngữ ngoại ở Việt Nam rất phổ biến, điều này làm mất đi giá trị của tiếng nói dân tộc.
→ Chọn C.
Câu 19:
Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ kết hợp với nội dung câu văn.
- “Con rồng nhỏ” là ẩn dụ chỉ một nền kinh tế mới phát triển nhưng rất mạnh mẽ và có tiềm lực.
→ Chọn C.
Câu 20:
Đọc, phân tích, tổng hợp.
Nội dung chính của đoạn trích: Hiện tượng các bảng hiệu in chữ nước ngoài quá nhiều tại Việt Nam. Bày tỏ sự phê phán đối với hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài và không coi trọng tiếng Việt. Chọn B.
Câu 21:
1.2. TIẾNG ANH
Questions 21-25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.
We also agree _______ the authors that what subjects are told about a task can be of central importance, even when deception is not involved.
Kiến thức về Giới từ đi với động từ
Cấu trúc: agree with sb/st: đồng ý với ai/cái gì
Dịch: Chúng ta cũng đồng ý với các tác giả rằng những chủ đề được kể về một nhiệm vụ có thể có tầm quan trọng đặc biệt, ngay cả khi không liên quan đến sự lừa dối.
Chọn B.
Câu 22:
Kiến thức về Lượng từ
- many + N (s/es): nhiều... (sau "many" sẽ không dùng với mạo từ "the")
= many + a + N (đếm được số ít)
- mostly (gần như, hầu hết) là trạng từ => bổ nghĩa cho động từ, tính từ và cụm trạng từ. Tuy nhiên nó có thể đi với danh từ (thường là danh từ số nhiều).
VD. (Từ điển Cambridge): The band are mostly (= most of them are) teenagers. (Ban nhạc hầu hết là trẻ vị thành niên.). Tuy nhiên, không chọn đáp án này vì sau "mostly" không dùng với mạo từ "the".
- most + of + (mạo từ/ sở hữu cách) + N: hầu hết... => đáp án đúng.
- most + N (s/es): hầu hết (sau nó không dùng với mạo từ "the")
Dịch: Hầu hết trẻ em ở làng tôi thích xem bóng đá hơn là tham gia một trận bóng đá.
Chọn C.
Câu 23:
Kiến thức về Thì động từ
Tường thuật lại một việc đã xảy ra và hoàn tất trong quá khứ => dùng thì Quá khứ đơn: S + Vqk
Dịch: Khi những người định cư đầu tiên chuyển đến khu vực này, họ phải đối mặt với vô số khó khăn.
Chọn A.
Câu 24:
Kiến thức về Vị trí từ loại
Sau tính từ "strained" (căng thẳng) cần một danh từ.
- relatives (n) - có nghĩa là người thân, những người có mối quan hệ họ hàng.
- relations (n) - có nghĩa là mối quan hệ, mối liên hệ giữa các cá nhân hoặc nhóm.
- relation (n) - có nghĩa là quan hệ, mối liên hệ, mối giao tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm.
- relatedness (n) - là tính liên quan, mối quan hệ với nhau.
Khi nói về mối quan hệ giữa hai nước => dùng với danh từ "relations"
Dịch: Những nỗ lực mới đang được thực hiện nhằm cải thiện mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
Chọn B.
Câu 25:
Kiến thức về Câu so sánh
So sánh đồng tiến (so sánh càng...càng): The + (so sánh hơn) (+N) + S1 + V1, the + (so sánh hơn) + S2 + V2.
Đáp án B đúng ngữ pháp nhưng nghĩa không phù hợp. Chỉ có đáp án A đúng cả nghĩa và ngữ pháp.
Dịch: Có vẻ như bạn càng làm nhiều cho những người này thì họ càng mong đợi ở bạn nhiều hơn.
Chọn A.
Câu 26:
Kiến thức về Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Every/Each + N (đếm được số ít) + V (chia số ít)
Sửa: were => was
Dịch: Mỗi học sinh của lớp này đều được giáo viên chủ nhiệm hỏi những câu hỏi khác nhau.
Chọn B.
Câu 27:
Kiến thức về Tính từ
Một số kiến thức cần ghi nhớ:
- One of the + N (s/es): một trong những... => đáp án A đúng
- Rút gọn mệnh đề quan hệ: One of the key factors which/that determines the success... (chủ động) => Rút gọn bằng V-ing => One of the key factors determining the success... => đáp án B đúng
- Sau "to be" là một danh từ => đáp án D đúng
- Trước danh từ có thể là một danh từ để tạo thành danh từ ghép trong trường hợp hai danh từ này có vai trò tương đương nhau, tuy nhiên trong trường hợp này cần một tính từ để bổ nghĩa cho danh từ "campaign".
Sửa: president => presidential (presidential campaign: chiến dịch tranh cử tổng thống => chiến dịch mang tính chất tranh cử)
Dịch: Một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của chiến dịch tranh cử tổng thống là sự tự tin.
Chọn C.
Câu 28:
Kiến thức về Danh động từ/Động từ nguyên mẫu
Phân biệt 2 cấu trúc:
- be used to V-ing: quen với việc gì
- be used to V (cấu trúc câu bị động): được sử dụng để làm gì
Sửa: generating => to generate
Dịch: Những bức ảnh từ những cuộc phiêu lưu dưới đại dương sâu thẳm được sử dụng để tạo ra thông tin cần thiết cho nhiều dự án.
Chọn C.
Câu 29:
Kiến thức về Mạo từ
Argentina national football team (đội bóng quốc gia Ác-hen-ti-na) => là chủ thể đã xác định mà người nói và người nghe đều hiểu khi được đề cập đến => dùng mạo từ "the"
Sửa: an => the
Dịch: Lionel Sebastián Scaloni, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina, còn rất trẻ và tài năng.
Chọn B.
Câu 30:
Kiến thức về Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi với "must" dùng để chỉ sự cần thiết thì phần đuôi sẽ dùng với "needn't".
Sửa: must you? => needn't you?
Dịch: Bạn phải đi khám càng sớm càng tốt vì cơn đau dạ dày của bạn rất nghiêm trọng phải không?
Chọn D.
Câu 31:
Dịch: Mẹ tôi thốt lên rằng tôi đã sáng tác một bài hát thật lãng mạn.
A. "Bài hát do con sáng tác thật lãng mạn làm sao!", mẹ tôi nói.
=> Sai vì câu đơn có 2 động từ chính.
B. "Thật tốt vì con đã sáng tác được một bài hát lãng mạn!", mẹ tôi nói.
=> Sai về nghĩa.
C. "Con vừa viết một bài hát thật lãng mạn làm sao!", mẹ tôi nói.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc câu cảm thán: What + (a/an) + adj + N!
D. "Những gì con đã làm thật là một bài hát lãng mạn!", mẹ tôi nói.
=> Sai vì mạo từ "a" phải đứng sau "such".
Chọn C.
Câu 32:
Dịch: Bất kể cô ấy cố gắng đến đâu để hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn, cô ấy vẫn không thành công.
A. Cô ấy đã rất cố gắng để hoàn thành bài tập về nhà đúng thời hạn và đã thành công.
=> Sai về nghĩa.
B. Cô ấy thậm chí còn không cố gắng hết sức để hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn, mặc dù cô ấy có thể.
=> Sai về nghĩa.
C. Thật khó để cô ấy hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn vì cô ấy chưa bao giờ thành công.
=> Sai về nghĩa.
D. Dù cố gắng đến mấy, cô ấy vẫn không thể hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc: However + adj/adv + S + V...: Dù...như thế nào đi chăng nữa...
Chọn D.
Câu 33:
Dịch: Bạn có thể tránh lãng phí năng lượng và tiết kiệm hóa đơn tiền điện. Hãy chắc chắn rằng phòng của bạn được thông gió tốt và được trang bị hệ thống sưởi hiện đại.
A. Tránh lãng phí năng lượng và tiết kiệm tiền điện, bạn có thể đảm bảo phòng của mình được thông gió tốt và được trang bị hệ thống sưởi hiện đại.
=> Sai vì 2 động từ “avoid” và “save” nối với nhau bằng liên từ "and" phải cùng dạng, mà ở đây cần nghĩa “để: to V” nên ta sửa: avoid => to avoid
B. Bạn có thể tránh lãng phí năng lượng và tiết kiệm hóa đơn tiền điện để phòng của bạn được thông gió tốt và được trang bị hệ thống sưởi hiện đại.
=> Sai về nghĩa.
C. Để tránh lãng phí năng lượng và tiết kiệm hóa đơn tiền điện, hãy đảm bảo phòng của bạn được thông gió tốt và được trang bị hệ thống sưởi hiện đại.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc: in order to V: nhằm mục đích...
D. Bạn có thể tránh lãng phí năng lượng và tiết kiệm hóa đơn tiền điện để đảm bảo phòng của bạn được thông gió tốt và được trang bị hệ thống sưởi hiện đại.
=> Sai về nghĩa.
Chọn C.
Câu 34:
Dịch: Kelly có vẻ thông minh hơn tất cả những đứa trẻ khác trong lớp.
A. Kelly thông minh như tất cả học sinh trong lớp của cô ấy. => Sai về nghĩa.
B. Tất cả những đứa trẻ khác trong lớp của Kelly chắc chắn không thông minh bằng cô ấy.
=> Sai về nghĩa.
C. Những đứa trẻ khác đều thông minh nhưng Kelly thông minh hơn hầu hết chúng.
=> Chưa sát nghĩa vì không đề cập đến việc những đứa trẻ khác có thông minh hay không.
D. Có vẻ như Kelly là đứa trẻ thông minh nhất trong lớp của cô ấy.
=> Đáp án đúng. Cấu trúc: It's likely to V: có vẻ, có lẽ...
Chọn D.
Câu 35:
Dịch: Việc sử dụng nhiều xe điện hơn sẽ làm giảm lượng khí thải từ ô tô.
Động từ khuyết thiếu "would" trong câu gốc có thể hiểu theo 2 cách:
- TH1: "would" là quá khứ của "will"
Với trường hợp này, câu đề bài cho là một thực tế (fact) đã diễn ra trong quá khứ (dùng nhiều xe điện đã giúp giảm lượng khí thải từ ô tô).
=> Dùng câu điều kiện loại 3 - giả thuyết cho một tình huống không có thật ở quá khứ (nếu không dùng nhiều xe điện thì sẽ không giúp giảm lượng khí thải từ ô tô)
=> Chỉ có đáp án C dùng điều kiện loại 3, nhưng là một giả thuyết không có thật ở quá khứ nên phải đổi thể khẳng định từ câu gốc thành thể phủ định => Loại C
- TH2: "would" dùng ở hiện tại, chỉ khả năng một tình huống có thể xảy ra. Với trường hợp này, câu đề bài cho là một thực tế (fact) có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
=> Nếu dùng câu điều kiện loại 1 - giả thuyết cho một tình huống có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, do vậy ta không cần lùi thì và đổi thể khẳng định thành phủ định => Chọn B.
=> Nếu dùng câu điều kiện loại 2 - giả thuyết cho một tình huống không có thật ở hiện tại, ta cũng cần phải đổi thể khẳng định từ câu gốc thành thể phủ định.
=> Đáp án A, D đều đúng về cấu trúc câu điều kiện loại 2 nhưng sai tương tự đáp án C.
Chọn B.
Câu 36:
Hôn nhân là một phong tục tập quán tôn giáo và pháp lý từ thời cổ xưa được tổ chức trên khắp thế giới. Tuy nhiên, phong tục đám cưới ở mỗi nước có sự khác nhau.
Váy cưới: Ở nhiều quốc gia, cô dâu thường mặc váy trắng như một biểu tượng của sự thuần khiết. Truyền thống mặc một chiếc váy trắng đặc biệt chỉ dành cho lễ cưới bắt đầu từ khoảng 150 năm trước. Trước đó, hầu hết phụ nữ không đủ tiền để mua một chiếc váy mà họ chỉ mặc một lần. Hiện nay, váy cưới có thể được mua với nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở một số nước châu Á và Trung Đông, những màu sắc vui tươi và hạnh phúc như đỏ hoặc cam thay vì màu trắng được cô dâu mặc hoặc dùng như một phần của lễ cưới.
Nhẫn cưới: Trong nhiều nền văn hóa, các cặp đôi trao nhau nhẫn, thường được làm bằng vàng hoặc bạc và đeo ở ngón áp út của bàn tay trái hoặc tay phải trong lễ cưới. Hình tròn của chiếc nhẫn tượng trưng cho sự kết hợp vĩnh cửu của cặp đôi. Ở Brazil, theo truyền thống, nhẫn có khắc tên cô dâu trên nhẫn của chú rể và ngược lại.
Hoa: Hoa đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các đám cưới. Hoa hồng được cho là loài hoa của tình yêu và vì chúng thường nở vào tháng 6 nên đây đã trở thành tháng phổ biến nhất để tổ chức đám cưới ở nhiều quốc gia. Sau lễ cưới, ở nhiều quốc gia, cô dâu sē ném bó hoa của mình vào đám đông những người chúc phúc - thường là những người bạn nữ độc thân của cô ấy. Người bắt được bó hoa này sē là người kết hôn tiếp theo.
Quà cưới: Trong văn hóa Trung Quốc, khách dự đám cưới sē tặng tiền cho cặp đôi mới cưới trong những phong bì nhỏ màu đỏ. Tiền cũng là món quà thích hợp trong đám cưới Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở nhiều nước phương Tây, chẳng hạn như ở Anh, khách dự đám cưới sē tặng cô dâu và chú rể những món đồ gia dụng mà họ có thể cần cho ngôi nhà mới của mình. Ở Nga, thay vì nhận quà, cô dâu và chú rể lại tặng quà cho khách mời.
Với sự quốc tế hóa liên tục của thế giới hiện đại, phong tục đám cưới bắt nguồn từ một nơi trên thế giới đang vượt qua biên giới quốc gia và được đưa vào nghi lễ kết hôn ở các quốc gia khác.
Dịch: Tiêu đề nào sau đây là tiêu đề phù hợp nhất của văn bản?
A. Phong tục cưới hỏi ở các nước châu Á
B. Phong tục đám cưới theo quốc gia
C. Lễ cưới ở các nước khác nhau
D. Chuẩn bị đám cưới ở nhiều nền văn hóa
Thông tin: Marriage is an ancient religious and legal practice celebrated around the world.
However, wedding customs vary from country to country. (Hôn nhân là một phong tục tập quán tôn giáo và pháp lý từ thời cổ xưa được tổ chức trên khắp thế giới. Tuy nhiên, phong tục đám cưới ở mỗi nước có sự khác nhau.)
Chọn B.
Câu 37:
Dịch: Theo văn bản, ở một số nước Châu Á và Trung Đông, màu nào KHÔNG được coi là phù hợp cho đám cưới?
A. màu đỏ B. màu cam C. màu trắng D. màu vàng
Thông tin: In some Asian countries and in the Middle East, colors of joy and happiness like red or orange other than white are worn by the bride or used as part of the wedding ceremony. (Ở một số nước châu Á và Trung Đông, những màu sắc vui tươi và hạnh phúc như đỏ hoặc cam thay vì màu trắng được cô dâu mặc hoặc dùng như một phần của lễ cưới.)
Chọn D.
Câu 38:
Dịch: Từ "engraved" ở đoạn 3 gần nghĩa nhất với _______.
A. sơn B. in C. gắn D. chạm khắc
Thông tin: In Brazil, it is traditional to have the rings engraved with the bride's name on the groom's ring, and vice versa. (Ở Brazil, theo truyền thống, nhẫn có khắc tên cô dâu trên nhẫn của chú rể và ngược lại.)
=> engraved = carved: chạm khắc
Chọn D.
Câu 39:
Dịch: Từ "this" trong đoạn 4 đề cập đến điều nào sau đây?
A. hoa hồng B. tình yêu C. tháng sáu D. những bông hoa
Thông tin: Flowers play an important role in most weddings. Roses are said to be the flowers of love, and because they usually bloom in June, this has become the most popular month for weddings in many countries. (Hoa đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các đám cưới. Hoa hồng được cho là loài hoa của tình yêu và vì chúng thường nở vào tháng 6 nên đây đã trở thành tháng phổ biến nhất để tổ chức đám cưới ở nhiều quốc gia.)
Chọn C.
Câu 40:
Dịch: Thông tin nào sau đây là ĐÚNG theo văn bản?
A. Ngày nay, cô dâu nào cũng có đủ tiền để mua một chiếc váy cưới chỉ mặc một lần.
B. Ai bắt được bó hoa của cô dâu sẽ là người tiếp theo kết hôn.
C. Việc nhẫn cưới của cô dâu sẽ khắc tên chú rể được coi là phổ biến ở nhiều nền văn hóa.
D. Nhờ toàn cầu hóa, phong tục cưới hỏi của một quốc gia có thể mang nhiều nét đặc trưng của các quốc gia khác.
Thông tin: With the continued internationalization of the modern world, wedding customs that originated in one part of the world are crossing national boundaries and have been incorporated into marriage ceremonies in other countries. (Với sự quốc tế hóa liên tục của thế giới hiện đại, phong tục đám cưới bắt nguồn từ một nơi trên thế giới đang vượt qua biên giới quốc gia và được đưa vào nghi lễ kết hôn ở các quốc gia khác.)
Chọn D.
Câu 41:
PHẦN 2: TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Cho Khi đó giá trị của biểu thức là
Ta có .
Suy ra Chọn D.
Câu 42:
Ta có phương trình: . Vì là một nghiệm của phương trình nên cũng là một nghiệm của phương trình.
Áp dụng hệ thức Vi - ét, ta có: .
Suy ra . Chọn C.
Câu 43:
Xét hàm số trên đoạn có
Suy ra hàm số đơn điệu trên đoạn .
Khi đó ta có: Chọn A.
Câu 44:
Vì và nên , từ đó suy ra .
Suy ra tam giác SAB vuông cân tại
Vì CM song song với AB, suy ra CM song song với .
Khi đó .
Ta có .
Lại có .
Vậy thể tích khối tứ diện SABM bằng Chọn B.
Câu 45:
Ta có
.
Đặt .
Đặt .
Suy ra Chọn A.
Câu 46:
Vì nên , suy ra .
Vì nên , suy ra .
Vì M, A, B thẳng hàng nên , suy ra
Suy ra Chọn A.
Câu 47:
Chọn 3 tem thư từ 5 tem thư khác nhau có: cách chọn.
Chọn 3 bì thư từ 6 bì thư khác nhau có: cách chọn.
Dán 3 tem thư lên 3 bì thư đã chọn có: cách.
Vậy số cách cách chọn thỏa mãn là: 10 ∙ 20 ∙ 6 = 1 200 cách. Chọn B.
Câu 48:
Số trang sách bạn Duy đọc được trong tuần thứ nhất là: (trang).
Số trang sách bạn Duy đọc được trong tuần thứ hai là: (trang).
Vậy số trang sách bạn Duy đọc được ở tuần thứ ba là: (trang). Chọn B.
Câu 49:
Gọi vận tốc thuyền và vận tốc của dòng nước lần lượt là .
Vận tốc khi thuyền xuôi dòng = vận tốc thuyền + vận tốc dòng nước.
Vận tốc khi thuyền ngược dòng = vận tốc thuyền – vận tốc dòng nước.
Theo giả thiết ta có: .
Vậy vận tốc của dòng nước là 2 km/h. Chọn A.
Câu 50:
Năm 2021 bán được hơn năm 2020 là: 57,7 – 57,5 = 0,2 (tấn) = 200 (kg).
Theo đề bài ta có 1 thùng 5 ram giấy sẽ nặng 10 kg.
Số thùng giấy năm 2021 bán được hơn năm 2020 là (thùng).
Số ram giấy bán năm 2021 được hơn năm 2020 là 20 ∙ 5 = 100 (ram giấy). Chọn A.
Câu 51:
Để lập đội tuyển gồm 10 học sinh sao cho có học sinh cả ba khối và có nhiều nhất 2 học sinh khối 10, ta có các trường hợp sau.
Trường hợp 1: Đội tuyển gồm 1 học sinh khối 10, 9 học sinh khối 11 và 12.
Chọn 1 học sinh từ 5 học sinh khối 10 có cách chọn.
Chọn 9 học sinh từ 10 học sinh khối 11 và 12 có cách chọn.
(Chú ý: vì chỉ có 5 học sinh khối 11 và 5 học sinh khối 12 nên khi chọn 9 bạn chắc chắn sẽ vẫn đảm bảo điều kiện đội tuyển có học sinh đến từ cả ba khối).
Suy ra số cách chọn ở trường hợp này là: cách.
Trường hợp 2: Đội tuyển gồm 2 học sinh khối 10, 8 học sinh khối 11 và 12.
Tương tự, ta có số cách chọn của trường hợp này là: cách.
Vậy số cách lập đội tuyển thỏa mãn là: cách. Chọn B.
Câu 52:
Dựa vào dữ kiện: Người thích hoa lan nói: “Ba chúng ta thích các loại hoa trùng với tên của 3 chúng ta nhưng không ai thích hoa trùng với với tên của mình cả”.
→ Mỗi người thích một loại hoa trong ba loại hoa.
Kết hợp với dữ kiện: Bạn Hồng hưởng ứng: “Bạn nói đúng” → Bạn Hồng không thích hoa lan. (vì bạn Hồng là người hưởng ứng câu nói của người thích hoa lan).
Minh họa:
→ Lan thích hoa hồng, Huệ thích hoa lan, Hồng thích hoa huệ. Chọn B.
Câu 53:
Số palindrome tiếp theo là 79 097.
Khi đó, ô tô đi thêm được quãng đường là: 79 097 – 78 987 = 110 (km).
Thời gian ô tô đi 110 km là: 11 giờ 58 phút – 10 giờ 18 phút = 1 giờ 40 phút = giờ.
Vận tốc trung bình của ô tô là: km/h. Chọn D.
Câu 54:
Dựa vào các dữ kiện đề bài cho:
Giả sử, cổng ở cạnh dài của hình chữ nhật.
Dựa vào các dữ kiện:
+ Có bốn loại cây như chanh, dừa, xoài và nhãn ở mỗi góc khác nhau.
+ Giếng nước nằm ở một góc và chòi canh ở góc khác.
+ Cổng ở ngay chính giữa của cạnh không có giếng nước và chòi canh; hai bên cổng là cây chanh và cây dừa.
+ Cây xoài không ở cùng góc với chòi canh.
Ta có hình minh họa sau:
TH1:
TH2:
Kết hợp với các đáp án → Chọn A.
Câu 55:
. Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
TH1:
TH2:
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “cây chanh đối diện chéo với giếng nước” → Có 1 TH thỏa mãn.
→ cây dừa đối diện với chéo với chòi canh và cây nhãn. Chọn C.
Câu 56:
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
TH1:
TH2:
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: “cây dừa và cây nhãn không ở hai góc cạnh nhau của khu vườn”
→ Có 1 TH thỏa mãn.
Kết hợp với các đáp án → Chọn D.
Câu 57:
Dựa vào hình minh họa phân tích giả thiết:
TH1:
TH2:
Kết hợp với các đáp án → Chọn D.
Câu 58:
Dựa vào dữ kiện câu hỏi:
+ mật khẩu có độ dài 3 chữ số;
+ chữ số thứ nhất và thứ hai lần lượt là 2 và 5.
Kết hợp với dữ kiện câu hỏi: Nếu chữ số 2 xuất hiện trong mật khẩu thì nó phải xuất hiện nhiều hơn một lần.
→ Chữ số thứ 3 là chữ số: 2. Chọn B.
Câu 59:
Gọi mật khẩu có 2 chữ số là: .
Chọn a ta có: 1 cách là chữ số 2 vì:
+ Chỉ dùng các chữ số 1, 2 và 3.
+ Chữ số 1 không phải là chữ số đầu tiên của mật khẩu.
+ Chữ số 3 không thể là ký tự đứng cuối hoặc gần cuối của mật khẩu.
Vì Chọn có 1 cách chọn là chữ số 2 vì:
+ Chỉ dùng các chữ số 1, 2 và 3.
+ Nếu chữ số 2 xuất hiện trong mật khẩu thì nó phải xuất hiện nhiều hơn một lần.
→ Mật khẩu có 2 chữ số cần tìm là: 22. Vậy có 1 mật khẩu thỏa mãn. Chọn A.
Câu 60:
Dựa vào các đáp án và dữ kiện đề bài ta có:
Đáp án A sai (vì mâu thuẫn dữ kiện: Chữ số 1 không phải là chữ số đầu tiên của mật khẩu).
Đáp án B sai (vì mâu thuẫn dữ kiện: Chữ số 3 không thể là ký tự đứng cuối hoặc gần cuối của mật khẩu).
Đáp án C (thỏa mãn).
Đáp án D sai (vì mâu thuẫn dữ kiện: Chữ số 5 không phải là chữ số cuối cùng trừ khi chữ số 2 xuất hiện trong mật khẩu). Chọn C.
Câu 61:
Dựa vào các đáp án và dữ kiện đề bài ta có:
Đáp án A sai (vì mâu thuẫn dữ kiện: Nếu chữ số 2 xuất hiện trong mật khẩu thì nó phải xuất hiện nhiều hơn một lần).
Đáp án B sai (vì dãy số là mật khẩu nhưng mâu thuẫn dữ kiện câu hỏi: phải biến đổi thành mật khẩu bằng cách thay đổi thứ tự các ký tự xuất hiện).
Đáp án C sai (vì dãy số là mật khẩu nhưng mâu thuẫn dữ kiện câu hỏi: phải biến đổi thành mật khẩu bằng cách thay đổi thứ tự các ký tự xuất hiện).
Đáp án D đúng (vì phải thay đổi chữ số 3 để thỏa mãn: Chữ số 3 không thể là ký tự đứng cuối hoặc gần cuối của mật khẩu). Chọn D.
Câu 62:
Giá bán cho một ram giấy năm 2016 là: (đồng).
Giá tiền cho 100 ram giấy năm 2016 (có áp dụng giảm giá) là:
(đồng). Chọn D.
Câu 63:
Câu 64:
Phần trăm thay đổi giá tăng đều đặn từ năm 2016 đến năm 2018 nên phần trăm thay đổi giá tiền của năm 2017 là .
Tổng giá trị doanh thu của đại lý M (không tính giảm giá) trong năm 2017 là:
(đồng). Gần 1,29 tỉ đồng. Chọn A.
Câu 65:
Số tiền chi cho việc đọc sách là: (triệu đồng) = 1 002 000 (đồng).
Chọn A.
Câu 66:
Số tiền trung bình mỗi ngày sinh viên chi tiêu cho việc ăn uống là:
(triệu đồng) (đồng). Chọn D.
Câu 67:
Số tiền cho ăn uống + giải trí chiếm: số tiền thuê phòng trọ.
Chọn D.
Câu 68:
So với năm 2010, năm 2020 GDP bình quân đầu người tăng lên số lần là: .
Chọn D.
Câu 69:
Câu 70:
So sánh năm 2010 và năm 2014:
+ Tỷ lệ tăng GDP/ người là: lần.
+ Tỷ lệ giảm của hộ nghèo là: lần. Chọn D.
Câu 71:
tan nhiều trong nước nên không được thu bằng phương pháp đẩy nước.
Chọn B.
Câu 72:
- Phức , có dạng hình học là tứ diện.
- Phức có dạng hình học là bát diện.
- Phức có dạng hình học là vuông phẳng.
Chọn C.
Câu 73:
Gọi công thức đơn giản nhất của menthol là
Giả sử khối lượng của carbon, oxygen và hydrogen lần lượt là 2,1 ; 0,28 và 0,35 gam.
⟹
⟹ Công thức đơn giản nhất của menthol là
Vì công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất nên công thức phân tử của menthol là
Chọn C.
Câu 74:
Cho các nhận định sau:
(a) là amine bậc một.
(b) Cho lòng trắng trứng vào trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính aniline, có thể dùng dung dịch NaOH.
(d) là một dipeptide.
(e) Ở điều kiện thường là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số nhận định đúng là
Các phát biểu (a), (b), (e) đúng.
- Phát biểu (c) sai, vì không phản ứng với NaOH.
Để làm sạch ống nghiệm dính ta có thể dùng dung dịch HCl vì có phản ứng:
Phản ứng tạo thành là chất tan tốt trong nước nên dễ bị rửa trôi.
- Phát biểu (d) sai, vì peptide được tạo nên từ các α-amino acid. Ta thấy không phải là α-amino acid.
Vậy có 3 nhận định đúng.
Chọn B.
Câu 75:
Trở kháng của đoạn mạch MB chỉ chứa tụ điện là
Cảm kháng của cuộn cảm là
Trở kháng toàn mạch là
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch MB là:
Pha ban đầu của điện áp hai đầu đoạn mạch MB là
Chọn B.
Câu 76:
Câu 77:
Câu 78:
Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp chất điểm có vận tốc bằng 0 là
Gia tốc cực đại của chất điểm là:
Chọn B.
Câu 79:
Câu 80:
Câu 81:
Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 60% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể làm tăng tần số alen A.
I. Sai. Quần thể có cấu trúc di truyền P: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa đã đạt trạng thái cân bằng di truyền. Do đó, nếu không chịu tác động của nhân tố tiến hóa thì cấu trúc di truyền tại F1 không thay đổi so với P. Vậy số cá thể mang alen A ở F1 = 0,36 + 0,48 = 0,84.
II. Sai. Đột biến không bao giờ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể, đột biến luôn làm tăng đa dạng di truyền.
III. Đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn a hoặc loại bỏ hoàn toàn A.
IV. Đúng. Di - nhập gen có thể mang đến alen A cho quần thể, làm cho quần thể tăng tần số alen A.
Vậy có 2 phát biểu đúng là III và IV. Chọn A.
Câu 82:
Câu 83:
Câu 84:
Câu 85:
Câu 86:
Câu 87:
Câu 88:
Câu 89:
Câu 90:
Câu 91:
Ta thấy, ion không bị điện phân. Mặt khác, dựa vào dãy điện hóa ta có tính oxi hóa của các cation kim loại:
Vậy thứ tự điện phân tại cathode là:
Chọn A.
Câu 92:
- Khi bắt đầu xuất hiện khí ở cathode tức là vừa điện phân tại cathode thì ta dừng lại nên coi như chưa bị điện phân.
- Bán phản ứng điện phân:
* Tại cathode:
⟹ không bị điện phân nên còn nguyên trong dung dịch.
* Tại anode:
Ion không bị điện phân nên nước điện phân:
Vậy dung dịch sau phản ứng có chứa:
Vậy chất tan có trong dung dịch sau điện phân là và
Chọn B.
Câu 93:
Các bán phản ứng điện phân tại cathode và anode:
+ Tại cathode:
+ Tại anode:
Ta có:
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
⟺
⟹ (lít)
Vậy thể tích khí thoát ra ở anode là 1,2395 lít.
Chọn D.
Câu 94:
Khi thủy phân chất béo nào ta cũng thu được glycerol.
Chọn B.
Câu 95:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo thuộc loại hợp chất ester.
(b) Các ester không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(c) Các ester không tan trong nước và nổi lên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hydrogen với nước và nhẹ hơn nước.
(d) Khi đun nóng chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dòng khí hydrogen vào (có xúc tác nikel) thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
(e) Chất béo lỏng là các triglyceride chứa gốc acid không no trong phân tử.
Những phát biểu đúng là
Những phát biểu đúng là (a), (c), (d), (e).
Phát biểu (b) sai vì ester không tan trong nước do không tạo được liên kết hydrogen với nước.
Chọn C.
Câu 96:
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 - 2,5 mL dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Phát biểu nào sau đây sai?
Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hoà để làm giảm độ tan của xà phòng và tăng khối lượng riêng lớp chất lỏng phía dưới khiến cho xà phòng dễ dàng nổi lên.
Chọn C.
Câu 97:
Câu 98:
Câu 99:
Động năng của hạt khi v = 0,6c:
Tốc độ của hạt tăng lần thì:
Động năng của hạt tăng lần. Chọn D.
Câu 101:
Câu 102:
Lúc ban đầu: (1)
Sau khi tăng số vòng dây của cuộn thứ cấp: (2)
Từ (1) và (2)
Chọn A.
Câu 103:
Câu 104:
Câu 105:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Đường 1 sự liên kết giữa insulin và thụ thể diễn ra bình thường ở bệnh nhân G.
II. Đường 2 và 3 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân F.
III. Đường 3 ghi kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
IV. Đường 1 và 4 tương ứng ghi kết quả của Test 1 và 2 của bệnh nhân H.
I. Đúng. Sự liên kết giữa insulin và thụ thể diễn ra bình thường ở bệnh nhân G. Vì thế, phần trăm tế bào gắn với insulin tăng khi nồng độ insulin tăng. Tuy nhiên, % tế bào gắn insulin không tăng lên sau đó vì các thụ thể đã bão hòa insulin (đường 1).
II. Đúng. Sự liên kết giữa insulin và thụ thể bị thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì thế, % tế bào liên kết insulin thấp hơn bình thường ở nồng độ insulin tương đương (đường 2). Đồng thời, do insulin không liên kết được với thụ thể của tế bào nên tế bào không nhận được tín hiệu dẫn đến không làm giảm nồng độ glucôzơ trong huyết tương của bệnh nhân này (đường 3).
III. Sai. Sự tiết insulin thiếu hụt ở bệnh nhân F. Vì vậy, đường biễu diễn nồng độ glucôzơ trong huyết tương sẽ giảm sau khi tiêm insulin. Điều này có nghĩa là đường 3 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân E.
IV. Sai. Sự liên kết giữa insulin và thụ thể bình thường ở bệnh nhân H (đường 1). Sự vận chuyển đường vào tế bào của bệnh nhân H bị hỏng nên lượng đường trong huyết tương có lẽ giảm không đáng kể sau khi tiêm insulin → đường 4 không phải là kết quả kiểm tra của bệnh nhân H.
Vậy có 2 phát biểu đúng là I, II. Chọn B.
Câu 106:
Câu 107:
A. Sai. Vì giai đoạn từ năm 1995 đến 2000 số lượng nai và chó sói khác nhau.
B. Đúng. Giai đoạn số lượng chó sói ít biến động nhất là 2005 - 2010.
C. Sai. Vì sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể chó sói và nai là không hoàn toàn tương đương nhau. Ví dụ, trong giai đoạn từ 1995 đến 2000, số lượng cá thể chó sói tăng nhưng số lượng cá thể nai lại giảm.
D. Sai. Vì chó sói và nai thể hiện mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Chọn B.
Câu 108:
Cho các phát biểu sau:
I. Kích thước của quần thể nai phụ thuộc vào hai yếu tố sinh thái chính là quần thể sói và nguồn sống.
II. Quần thể chó sói tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 2000 bởi vì nguồn sống dồi dào.
III. Sau năm 2015, nếu môi trường sống trên đảo ổn định, ít thay đổi thì kích thước quần thể nai sẽ ổn định.
IV. Sự tăng hay giảm kích thước quần thể của nai và chó sói không liên quan chặt chē với nhau.
Số phát biểu đúng là
I. Đúng. Kich thước của quần thể nai phụ thuộc vào hai yếu tố sinh thái chính:
- Quần thể chó sói: nai là con mồi của chó sói do đó số lượng nai sẽ phụ thuộc vào số lượng chó sói. Khi số lượng chó sói tăng nhanh thì số lượng nai sẽ giảm và ngược lại.
- Nguồn sống: Nơi làm tổ, thức ăn, nơi ẩn náu,… cũng là nhân tố giới hạn kích thước của quần thể nai. Khi nguồn sống dồi dào, các cá thể tăng khả năng hỗ trợ lẫn nhau khai thác nguồn sống, chống lại tác động bất lợi của môi trường, vật ăn thịt cho nên tăng khả năng sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong → kích thước quần thể tăng. Khi nguồn sống hạn hẹp, cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng, dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong, giảm khả năng sinh sản → kích thước quần thể giảm.
II. Đúng. Quần thể chó sói tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 2000 bởi vì từ năm 1985 đến 1995 kích thước của quần thể nai tăng cao → nguồn sống dồi dào. Sau năm 2000 kích thước quần thể chó sói giảm nhanh rồi duy trì ở mức xung quanh ngưỡng 200 - 300 cá thể do số lượng nai giảm mạnh.
III. Đúng. Sau năm 2015, nếu môi trường sống trên đảo ổn định, ít thay đổi thì kích thước quần thể nai sẽ ổn định bởi vì: Kích thước của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường. Nếu kích thước quần thể tăng lên quá cao, tới sức chứa của môi trường, quần thể sẽ tự điều chỉnh để giảm số lượng và ngược lại.
IV. Sai. Chó sói - vật ăn thịt sẽ khống chế kích thước quần thể nai → Sự tăng hay giảm kích thước quần thể của nai và chó sói có liên quan chặt chẽ với nhau.
Vậy có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. Chọn B
Câu 109:
Câu 110:
Câu 111:
Câu 112:
Câu 113:
Câu 114:
Câu 115:
Câu 116:
Câu 117:
Câu 118:
Câu 119:
Câu 120: