Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý 12 KNTT Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng có đáp án

  • 141 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy? 
Xem đáp án

C – sai vì mỗi chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Chọn C.


Câu 2:

Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là 
Xem đáp án

Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy mà không làm thay đổi nhiệt độ.

Chọn D.


Câu 3:

Điều nào sau đây đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
Xem đáp án

Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1 kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy - Đúng

Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/kg) - Đúng

Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau - Đúng

Chọn D.


Câu 4:

Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. Câu nào sau đây đúng? 
Xem đáp án

Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg có nghĩa là mỗi kilôgam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. Chọn B.


Câu 5:

Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
Xem đáp án

Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun/kilôgam (J/kg)/ Chọn B


Câu 6:

Gọi Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật có khối lượng m để làm vật nóng chảy hoàn toàn vật ở nhiệt độ nóng chảy mà không thay đổi nhiệt độ của vật. Thì nhiệt nóng chảy riêng λ của chất đó được tính theo công thức 
Xem đáp án

Nhiệt nóng chảy riêng được tính theo công thức \(\lambda = \frac{Q}{{\;{\rm{m}}}}.\) Chọn D.


Câu 7:

Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.

Xem đáp án

Nhiệt lượng cần cung cấp: \[Q = \lambda m = 3,{34.10^5}.0,5 = 167000\,J.\] Chọn B.


Câu 8:

Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg. Người ta cung cấp nhiệt lượng 5,01.105 J có thể làm nóng chảy hoàn toàn bao nhiêu kg nước đá

Xem đáp án

Khối lượng nước đá: \[m = \frac{Q}{\lambda } = \frac{{5,{{01.10}^5}}}{{3,{{34.10}^5}}} = 1,5\,kg.\] Chọn B


Câu 9:

Một thỏi nhôm có khối lượng 1,0 kg ở 8 °C. Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn thỏi nhôm này. Nhôm nóng chảy ở 658 °C, nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 3,9.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K.

Xem đáp án

Nhiệt lượng cung cấp để nhôm đạt đến 658 °C là:

\[{Q_1} = mc\Delta T = 1.880.(658 - 8) = 572000\,J\]

Nhiệt lượng nóng chảy: \[{Q_2} = \lambda m = {3.9.10^5}.1 = 3,{9.10^5}J\]

Nhiệt cần cung cấp: \[Q = {Q_1} + {Q_2} = 962000\,J\]. Chọn D.


Câu 10:

Thả một cục nước đá có khối lượng 30 g ở 0 °C vào cốc nước chứa 0,2 lít nước ở 20 °C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,2 J/g.K; khối lượng riêng của nước: D = 1 g/cm3. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là λ = 334 kJ/kg. Nhiệt độ cuối của cốc nước bằng

Xem đáp án

Gọi t là nhiệt độ cuối cùng khi cân bằng nhiệt.

Nhiệt nóng chảy của cục nước đá: \[{Q_1} = {m_1}\lambda = 0,03.334000 = 10020\,J.\]

Nhiệt lượng thu vào của cục nước đá đến khi cân bằng nhiệt:

\[{Q_2} = {m_1}c\Delta T = 0,03.4200.(t - 0) = 126t\]

Nhiệt lượng toả ra của nước trong cốc khi cân bằng nhiệt:

\[{Q_{toa}} = {m_2}c\Delta {T_2} = 0,2.4200.(20 - t) = 840(20 - t)\]

Phương trình cân bằng nhiệt:

\[{Q_{thu}} = {Q_{toa}} \Rightarrow {Q_1} + {Q_2} = {Q_{thu}} \Rightarrow 10020 + 126t = 840(20 - t) \Rightarrow t \approx 7^\circ C\]. Chọn C.


Câu 11:

a) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100g nước đá lên 0 °C là 4200 J.

Xem đáp án

a) Đúng

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100g nước đá lên 0 °C là:

\[Q = mc\Delta T = 0,1.2,{1.10^3}.\left[ {0 - ( - 20)} \right] = 4200\,J\]


Câu 12:

b) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100 g nước đá lên 0 °C là 2100 J.

Xem đáp án

 b) Sai.

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của 100g nước đá lên 0 °C là:

\[Q = mc\Delta T = 0,1.2,{1.10^3}.\left[ {0 - ( - 20)} \right] = 4200\,J\]


Câu 13:

c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy của 100 g nước đá ở –20 °C là 3,34.105 J.
Xem đáp án

c) Sai

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy của 100 g nước đá ở –20 °C là:

\[Q = m\lambda = 0,1.3,{34.10^5} = 33400\,J\]


Câu 14:

d) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 100 g nước đá ở –20 °C là 37600J.
Xem đáp án

d) Đúng

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 100 g nước đá ở –20 °C là:

\[Q = 4200 + 33400 = 37600\,J\]


Câu 15:

a) Nhiệt năng của chì bằng 0,25.105 J/Kg.

Xem đáp án

a) Sai. Vì 0,25.105 J/Kg là nhiệt nóng chảy riêng của chì.


Câu 16:

c) Cần cung cấp nhiệt lượng 0,25.105 J/Kg để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg chì ở nhiệt độ nóng chảy của nó.

Xem đáp án

c) Sai. Nhiệt lượng cần cung cấp là 0,25.105 J để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg chì ở nhiệt độ nóng chảy của nó.


Câu 17:

d) Biết công suất của lò nung là 1000 W giả sử hiệu suất của lò là 100 %. Thời gian để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg chì từ nhiệt độ nóng chảy của nó bằng 25s.

Xem đáp án

d) Đúng.

Nhiệt lượng nóng chảy cần cung cấp: \[Q = m\lambda = 1.0,{25.10^5} = 0,{25.10^5}J\]

Thời gian cần cung cấp: \[t = \frac{Q}{P} = \frac{{0,{{25.10}^5}}}{{1000}} = 25\,s\]


Câu 18:

Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá 100 g ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg.

Xem đáp án

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước đá để nó nóng chảy ở nhiệt độ 0 °C là:

\({{\rm{Q}}_{{\rm{nc}}}} = \lambda {\rm{m}} = 3,4 \cdot {10^5} \cdot 0,1 = 3,4 \cdot {10^4}\;{\rm{J}}\)

Đáp án: 3,4.104 J.


Câu 19:

Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 °C để nó chuyển thành nước ở 20 °C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/K và nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K.

Xem đáp án

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước đá để nó chuyển thành nước ở nhiệt độ 20 °C là:

Q=Q+QncQ=mcΔt+λm=4.4180.(200)+3,4.105.4=1694400 J

Đáp án: 1694400 J.


Câu 20:

Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0 °C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở 20 °C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,2 kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

Xem đáp án

Nhiệt lượng cần cung cấp để cục nước đá tan hết – nóng chảy và nhiệt lượng để nước tăng đến nhiệt độ t0 khi xảy ra cân bằng nhiệt là: \({Q_{{\rm{thu }}}} = \lambda {m_1} + {m_1}{c_1}\left( {{t_0} - {t_1}} \right)\).

Nhiệt lượng mà nước và cốc nhôm tỏa ra là: \({Q_{{\rm{toa }}}} = {m_2}{c_2}\left( {{t_0} - {t_2}} \right) + {m_3}{c_3}\left( {{t_0} - {t_2}} \right)\).

Phương trình cân bằng nhiệt:

\({{\rm{Q}}_{{\rm{toa }}}} + {{\rm{Q}}_{{\rm{thu }}}} = 0 \Rightarrow \lambda {{\rm{m}}_1} + {{\rm{m}}_1}{{\rm{c}}_1}\left( {{{\rm{t}}_0} - {{\rm{t}}_1}} \right) + {{\rm{m}}_2}{{\rm{c}}_2}\left( {{{\rm{t}}_0} - {{\rm{t}}_2}} \right) + {{\rm{m}}_3}{{\rm{c}}_3}\left( {{{\rm{t}}_0} - {{\rm{t}}_3}} \right) = 0\)

Thay các giá trị đã biết vào biểu thức, ta tìm được t0 ≈ 4,5 °C.

Đáp án: 45oC.


Bắt đầu thi ngay