Đề thi giữa kì 1 môn Lý lớp 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề số 1)
-
120 lượt thi
-
37 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án đúng là D
Nhìn qua kính hiển vi, ta sẽ quan sát thấy nhóm các phân tử khói (đám khói) bị bắn phá.
Câu 2:
Đáp án đúng là D
Độ giảm cơ năng của vật được thả rơi bằng thế năng của vật. Vật bằng sắt có khối lượng lớn nhất, thế năng lớn nhất nên nội năng của nó tăng lên nhiều nhất.
Câu 3:
Đáp án đúng là D
So với nhiệt kế cũ, nhiệt kế mới cần đo nhiệt độ cao hơn, phần thể tích nở vì nhiệt của thuỷ ngân lớn hơn. Do đó, cần tăng không gian để thuỷ ngân nở vì nhiệt hoặc giảm lượng thuỷ ngân cần dùng. Vì vậy, các phát biểu A, B, C đúng. Nhiệt độ sôi của cồn là 78,5 °C nhỏ hơn 100 °C nên không thể dùng cồn làm nhiệt kế đo nhiệt độ đến 100 °C.
Câu 4:
Đáp án đúng là C
Độ giảm cơ năng của các vật là như nhau và bằng thế năng của mỗi vật (A = mgh). Vật có nhiệt dung riêng nhỏ nhất sẽ có nhiệt độ tăng nhiều nhất (A = Q = mct).
Câu 5:
Hình vẽ là đồ thị phác họa sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của chất rắn kết tỉh và của chất rắn vô định hình tương ứng lần lượt là:
Đáp án đúng là A
+ Khi nung nóng liên tục một vật rắn kết tinh, nhiệt độ của vật rắn tăng dần. Khi nhiệt độ đạt đến nhiệt độ nóng chảy thì vật bắt đầu chuyển sang thể lỏng và trong suốt quá trình này nhiệt độ của vật không đổi.
Khi toàn bộ vật rắn đã chuyển sang thể lỏng, nếu tiếp tục cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật sẽ tiếp tục tăng (đường 3).
+ Khi nung nóng liên tục vật rắn vô định hình, vật rắn mềm đi và chuyển dần sang thề lỏng một cách liên tục. Trong quá trình này, nhiệt độ của vật tăng lên liên tục.
Do đó, vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định (đường 2).
Câu 6:
Đáp án đúng là D
+ Theo định luật 1 nhiệt động lực học: \(\Delta U = A + Q.\)
+ Trường hợp bài toán, hệ nhận công và nhả nhiệt nên: \(A = 100\;{\rm{J}}\) và \(Q = - 30\;{\rm{J}}.\)
Do đó: \(\Delta U = 100\;{\rm{J}} - 30\;{\rm{J}} = + 70\;{\rm{J}}.\)
Câu 7:
Một học sinh dùng một sợi dây buộc một vật có khối lượng \(5,{0.10^2}\;{\rm{kg}}\) đang rơi qua ròng rọc vào trục bánh guồng. Học sinh này đặt hệ thống vào một bể chứa 25,0 kg nước cách nhiệt tốt. Khi vật rơi xuống sẽ làm cho bánh guồng quay và khuấy động nước (Hình vẽ). Nếu vật rơi một khoảng cách thẳng đứng \(1,{00.10^2}\;{\rm{m}}\) với vận tốc không đổi thì nhiệt độ của nước tăng bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là \(4,20\;{\rm{kJ}}/({\rm{kg}}.{\rm{K}}),g = 9,81\;{\rm{m}}/{{\rm{s}}^2}.\)
Đáp án đúng là B
Vì vật rơi với vận tốc không đổi nên độ giảm thế năng của nó dùng để làm tăng nhiệt độ cho bình nước:
\(mgh = c{m^\prime }\Delta T \to \Delta T = \frac{m}{{{m^\prime }}}\frac{{gh}}{c} = \frac{{\left( {5,{{0.10}^2}\;{\rm{kg}}} \right)}}{{(25,0\;{\rm{kg}})}}\frac{{\left( {9,81\;{\rm{m}}/{{\rm{s}}^2}} \right)\left( {1,{{00.10}^2}\;{\rm{m}}} \right)}}{{\left( {4,{{2.10}^3}\;{\rm{J}}/({\rm{kg}} \cdot {\rm{K}})} \right)}} = 4,7\;{\rm{K}}\)
Câu 8:
Đáp án đúng là B
+ Từ công thức chuyển đổi: \(T(\;{\rm{K}}) = t\left( {^o {\rm{C}}} \right) + 273 \to \Delta T = \Delta t;\Delta t = 5 - 25 = - 20\)
\( \to \Delta T = - 20\;{\rm{K}}\)
+ Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi \(20\;{\rm{K}}.\)
Câu 9:
Đáp án đúng là A
Gọi m và m' lần lượt là khối lượng nước ban đầu và khối lượng nước bị hoá hơi. Nhiệt lượng làm hoá hơi hoàn toàn khối lượng nước m' bằng nhiệt lượng làm đông đặc hoàn toàn khối lượng nước (m-m').
\({Q_{\rm{d}}} = {Q_{\rm{h}}} \to \left( {m - {m^\prime }} \right)\lambda = {m^\prime }L \to \frac{{{m^\prime }}}{m} = \frac{\lambda }{{\lambda + L}} = \frac{{3,{{3.10}^5}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}}}{{\left( {3,{{3.10}^5}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}} \right) + \left( {2,{{48.10}^6}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}} \right)}} = 0,12.\)
Câu 10:
Đáp án đúng là B
A – sai vì lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng yếu hơn so với các phân tử trong chất rắn.
C – sai vì các phân tử trong chất rắn chuyển động quanh một vị trí cân bằng xác định.
D – sai vì tuỳ từng loại chất mới có thể xác định được kích thước phân tử.
Câu 11:
Đáp án đúng là B
B – sai vì cùng một chất khí thì các phân tử cấu tạo nên chất khí đó có khối lượng và kích thước như nhau.
Câu 12:
Đáp án đúng là C
Đối với các chất rắn khác nhau sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, nhiệt độ nóng chảy khác nhiệt độ hoá hơi, khi nóng chảy thì chất rắn nhận nhiệt lượng từ bên ngoài.
Câu 13:
Đáp án đúng là C.
Khi bạn bước ra khỏi hồ bơi, nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ của nước trên da nên khi đó nước trên da nhận nhiệt lượng từ bên ngoài và bay hơi, làm cho cơ thể cảm thấy lạnh.
Câu 14:
Đáp án đúng là C
Do lên trên cao áp suất giảm, nhiệt độ sôi giảm nên khi đun nước trên núi sẽ sôi nhanh hơn ở Hà Nội (nhiệt độ sôi của nước khi đó nhỏ hơn 100oC).
Câu 15:
Đáp án đúng là C
C – sai vì khi bắt đầu nóng chảy thì chưa thể xác định được nhiệt độ chính xác trong quá trình nóng chảy là bao nhiêu, và quá trình nóng chảy có xảy ra hoàn toàn hay không.
Câu 16:
Đáp án đúng là A
T (°F) = 1,8t (°C) + 32 = 1,8.52 + 32 = 125,6 °F.
Câu 17:
Đáp án đúng là C
Nội năng khối khí tăng ΔU > 0; khí nhận nhiệt lượng: Q > 0
A = U – Q = 15 – 35 = -20 J < 0 nên khối khí thực hiện công.
Câu 18:
Đáp án đúng là C
Khi cọ xát hai thanh gỗ, hai thanh gỗ nhận công của lực ma sát, làm nội năng của hai thanh gỗ tăng, dẫn đến nhiệt độ của chúng tăng.
Câu 19:
Khi nhúng nhiệt kế trong nước đá đang tan, giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế là 0 °C.
Câu 20:
b) Khi nhiệt kế được đặt trong hơi nước bên trên mặt nước đang sôi, giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế là 100 °C.
Câu 21:
Chiều dài cột thuỷ ngân ở 0 °C, 50 °C, 100 °C lần lượt là \({l_0},{l_1} = {l_0} + 50\alpha ,{l_2} = {l_0} + 100\alpha \)
Tính được l2 = 47 mm.
Câu 22:
d) Đúng.
Ta có \({l_3} = {l_0} + \alpha {t_3} = 61.\)Tính được t3 = 70 °C.
Câu 23:
Năng lượng lò nung cung cấp cho khối kim loại: Q = Pt = 200.5.60 = 60 000 (J).
Câu 24:
Nhiệt dung riêng của khối kim loại: \({\rm{Q}} = {\rm{mc}}\Delta {\rm{t}} \Rightarrow {\rm{c}} = \frac{{\rm{Q}}}{{{\rm{m}}\Delta {\rm{t}}}} = 967,7(\;{\rm{J}}/{\rm{kg}} \cdot {\rm{K}})\)
Câu 25:
Nhiệt dung của chi tiết máy: \({{\rm{Q}}_2} = {{\rm{C}}_2}\Delta {{\rm{t}}_2} \Rightarrow {{\rm{C}}_2} = \frac{{{{\rm{Q}}_2}}}{{\Delta {{\rm{t}}_2}}} = 134,6(\;{\rm{J}}/{\rm{K}})\)
Câu 26:
d) Đúng.
Khối lượng của chi tiết máy: \({{\rm{C}}_2} = {{\rm{m}}_2}\Delta {{\rm{t}}_2} \Rightarrow {{\rm{m}}_2} = \frac{{{{\rm{C}}_2}}}{{\Delta {{\rm{t}}_2}}} = 0,14(\;{\rm{kg}})\)
Câu 28:
Câu 31:
Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 0,020kg nước đá tại nhiệt độ nóng chảy: \({Q_1} = m\lambda = (0,020\;{\rm{kg}}) \cdot \left( {3,34 \cdot {{10}^5}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}} \right) = 6680\;{\rm{J}}\)
Câu 32:
Một khối khí trong xilanh bị nén bởi một lực 240 N tác dụng lên pít-tông làm pít-tông dịch chuyển quãng đường 0,05 m. Vì nhiệt độ của khối khí tăng lên nên nó mất đi 4,0 J năng lượng qua thành xilanh ra môi trường xung quanh. Bỏ qua mọi ma sát, độ tăng nội năng của khối khí bằng ...... J.
Độ tăng nội năng của khối khí U = A + Q = Fs + Q = 240.0,05 – 4 = 8 (J).
Đáp án: 8.
Câu 33:
Ở nhiệt độ 27,0°C, các phân tử hydrogen chuyển động với tốc độ trung bình khoảng 1900m/s. Khối lượng của phân tử hydrogen 33,6.10-28 kg. Động năng trung bình của 1021 phân tử hydrogen bằng bao nhiêu J (viết đáp số 3 con số)?
Động năng của 1021 phân tử hydrogen:
\({W_{\rm{d}}} = {10^{21}} \cdot \frac{1}{2}m{v^2} = {10^{21}} \cdot \frac{1}{2} \cdot \left( {33,6 \cdot {{10}^{ - 28}}\;{\rm{kg}}} \right){(1900\;{\rm{m}}/{\rm{s}})^2} = 6,06\;{\rm{J}}\)
Đáp án: 6,06 J.
Câu 34:
Một viên đạn bằng chì có khối lượng 3,00g đang bay với tốc độ 2,40.102 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ. Nhiệt dung riêng của chì là 127 J/(kg.K). Nếu có 50% công cản của bức tường dùng để làm nóng viên đạn thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ?
Nhiệt lượng tăng thêm bằng 50% động năng ban đầu của viên đạn:
\(mc.\Delta T = 0,5 \cdot \frac{1}{2}m{v^2} \to \Delta T = \frac{{{v^2}}}{{4c}} = \frac{{{{(240\;{\rm{m}}/{\rm{s}})}^2}}}{{4(127\;{\rm{J}}/({\rm{kg}} \cdot {\rm{K}}))}} = 113\;{\rm{K}}\)
Đáp án: 113K.
Câu 35:
Dựa vào công thức chuyển đổi: \({\rm{t}}\left( {^o{\rm{C}}} \right) = {\rm{T}}({\rm{K}}) - 273.\)
Khi \(T = 263\;{\rm{K}} \to {\rm{t}}\left( {^o {\rm{C}}} \right) = 263 - 273 = - {10^o }{\rm{C}}.\)
Khi \(T = 1273\;{\rm{K}} \to {\rm{t}}\left( {^o {\rm{C}}} \right) = 1273 - 273 = + {1000^o }{\rm{C}}.\)
Đáp án: \( - {10^o }{\rm{C}}\) đến \({1000^o }{\rm{C}}.\)
Câu 36:
Vận động viên điền kinh bị mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hoá khoảng 20% năng lượng dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ cơ thể không đổi. Nếu vận động viên dùng hết 10800 kJ trong cuộc thi thì có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra ngoài cơ thể? Coi nhiệt độ cơ thể của vận động viên hoàn toàn không đổi và nhiệt hoá hơi riêng của nước ở nhiệt độ của vận động viên là \(2,4 \cdot {10^6}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}.\) Biết khối lượng riêng của nước là \(1,{0.10^3}\;{\rm{kg}}/{{\rm{m}}^3}.\)
Khối lượng = thể tích \( \times \) khối lượng riêng: \(m = V\rho .\)
Phần năng lượng dùng để bay hơi:
Q = Năng lượng toàn phần \( \times \) Hiệu suất \( = \left( {{{10800.10}^3}\;{\rm{J}}} \right).0,80 = 8640000\;{\rm{J}}{\rm{. }}\)
Mặt khác: \(Q = mL = V\rho L \to V = \frac{Q}{{\rho L}} = \frac{{8640000\;{\rm{J}}}}{{\left( {1000\;{\rm{kg}}/{{\rm{m}}^3}} \right) \cdot \left( {2,4 \cdot {{10}^6}\;{\rm{J}}/{\rm{kg}}} \right)}} = 3,6 \cdot {10^{ - 3}}\;{{\rm{m}}^3}.\)
Đáp án: 3,6 lít.
Câu 37:
Có 10 người tập trung trong một căn phòng đóng kín, cách nhiệt có kích thước 5m×10 m×3m. Bỏ qua thể tích choán chỗ của người. Giả sử tốc độ truyền nhiệt trung bình của mỗi người ra môi trường là 1 800 kcal/ngày. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,2 kg/m3 và nhiệt dung riêng của không khí coi như không đổi bằng 0,24 kcal/kg.°C. Tính độ tăng nhiệt độ không khí trong phòng sau 20 phút.
Do phòng kín và cách nhiệt, nên toàn bộ nhiệt lượng do 10 người toả ra trong 20 phút đều chuyển thành nội năng của không khí trong phòng: \(\Delta U = Q = \frac{{10.1800.20}}{{24.60}} = 250{\rm{kcal}}\)
Khối lượng không khí trong phòng: \(m = \rho V = 1,2 \cdot 5 \cdot 10 \cdot 3 = 180\;{\rm{kg}}.\)
Ta có: \(Q = mc\Delta t \Rightarrow \Delta t = \frac{Q}{{mc}} = \frac{{250}}{{180.0,24}} \approx 5,{8^o }{\rm{C}}.\)
Đáp án: 5,8oC.