Chủ nhật, 05/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học 15 câu trắc nghiệm Cấu hình electron nguyên tử cực hay có đáp án

15 câu trắc nghiệm Cấu hình electron nguyên tử cực hay có đáp án

15 câu trắc nghiệm Cấu hình electron nguyên tử cực hay có đáp án

  • 3492 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguyên tử X có ký hiệu X2656. Cho các phát biểu sau về X:

(1) Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

(2) Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.

(3) X là một phi kim.

(4) X là nguyên tố d.

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?

Xem đáp án

Đáp án C

Cấu hình electron của X:

Vậy X có 2 electron lớp ngoài cùng nên X là kim loại, thuộc khối nguyên tố d và có 30 nơtron trong hạt nhân.


Câu 2:

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng [Ne]3s23p3. Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu hình electron đầy đủ của X: 1s22s22p63s23p3

→ X ở ô thứ 15 (z = 15), X là một phi kim (do có 5 electron lớp ngoài cùng), nguyên tử X có 9 electron p (6e trên phân lớp 2p; 3e trên phân lớp 3p)

→ Nguyên tử của nguyên tố X có 5 phân lớp: 1s, 2s, 2p, 3s, 3p.


Câu 3:

Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Cấu hình 1s22s22p63s23p64s24p5 thiếu phân lớp 3d. Trước khi electron được điền vào phân lớp 4p phải điền vào phân lớp 3d


Câu 4:

Trong nguyên tử X, lớp có mức năng lượng cao nhất là lớp M. Phân lớp p của lớp này có 4 electron. Số electron của nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án B

Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của X là: 3p4.

Vậy cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4.

Số electron trong X là: 16.


Câu 5:

Một nguyên tố có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là

Xem đáp án

Đáp án D

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s23p2.

Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố này là: 1s22s22p63s23p2.

Có 14 electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử là 14.


Câu 6:

Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này là

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên tố thuộc khối nguyên tố d có 4 lớp electron  electron cuối cùng trên phân lớp 3d.

Cấu hình electron của nguyên tố này có dạng: 1s22s22p63s23p63dX4s2.

Vậy tổng số electron s và electron p là 20.


Câu 7:

Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố phi kim?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có sự phân bố electron theo lớp của các nguyên tố:

Z = 8 → 2) 6) → 6 electron lớp ngoài cùng → nguyên tử của nguyên tố phi kim.

Z = 9 → 2) 7) → 7 electron lớp ngoài cùng → nguyên tử của nguyên tố phi kim.

Z = 15 → 2) 8) 5 → 5 electron lớp ngoài cùng → nguyên tử của nguyên tố phi kim


Câu 8:

Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron ở lớp ngoài cùng?

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có sự phân bố electron theo lớp của các nguyên tố:

Z = 20 → 2) 8) 8) 2 → 2 electron lớp ngoài cùng.

Z = 26 → 2) 8) 14) 2 → 2 electron lớp ngoài cùng.

Z = 30 → 2) 8) 18) 2 → 2 electron lớp ngoài cùng.


Câu 10:

Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại ?

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố kim loại (trừ H, He và B)

→ Nguyên tử có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 (3 electron lớp ngoài cùng) là nguyên tử của nguyên tố kim loại.


Câu 11:

Chọn cấu hình electron không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

D sai vì phân lớp 3p chưa bão hòa chưa thể có sự điền electron vào phân lớp 4s


Câu 12:

Nguyên tử M có cấu hình electron 1s22s22p4. Phân bố electron trên các obitan là

Xem đáp án

Đáp án D

Sự phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo nguyên lí Pau-li, nguyên lí vững bền và quy tắc Hun.

-Nguyên lí Pau-li: Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là 2 electron và 2 electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.

- Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.

-Quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.


Câu 13:

Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron

Xem đáp án

Đáp án D

Sgk hóa 10  - Cơ bản trang 32 và Sgk hóa 10  - nâng cao trang 32 có ghi:

Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa


Câu 15:

Nguyên tử X, ion Y2+ và ion Z- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có:

+) X có 8 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.

+) Y  Y2+ + 2e

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s2.

→ Y có 2 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố kim loại.

+) Z + 1e  Z-

Cấu hình electron của Z: 1s22s22p5.

→ Z có 7 electron lớp ngoài cùng nên là nguyên tử của nguyên tố phi kim.


Bắt đầu thi ngay