Trắc nghiệm Bài 21: Nhóm halogen có đáp án
-
1143 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhóm halogen gồm các nguyên tố thuộc nhóm nào?
Đáp án đúng là: C
Nhóm halogen gồm các nguyên tố thuộc nhóm VIIA và gồm 6 nguyên tố: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I), astantine (At) và tennessine (Ts), trong đó F, Cl, Br, I tồn tại trong tự nhiên, còn At và Ts là các nguyên tố phóng xạ.
Câu 2:
Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở dạng nào?
Đáp án đúng là: B
Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, phần lớn ở dạng muối halide.
Trong cơ thể người, nguyên tố chlorine có trong máu và dịch vị dạ dày (ở dạng ion Cl-), nguyên tố iodine có ở tuyến giáp (ở dạng hợp chất hữu cơ).
Câu 3:
Số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: KClO3; HCl; NaClO; HClO2 lần lượt là?
Đáp án đúng là: B
Số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: KClO3; HCl; NaClO; HClO2 lần lượt là: +5, -1, +1, +3.
Câu 4:
Chất chỉ có tính oxi hoá là:
Đáp án đúng là: B
Fluorine có độ âm điện lớn nhất nên fluorine luôn có số oxi hóa bằng -1 trong mọi hợp chất ⇒ F2 chỉ có tính oxi hóa.
Các halogen khác có thể có số oxi hóa dương: +1, +3, +5, +7.
Câu 5:
Nhiệt độ nóng chảy từ F2, Cl2, Br2, I2 như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Nhiệt độ nóng chảy tăng từ F2 đến I2 do:
- Tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng
- Khối lượng phân tử tăng.
Câu 6:
Trong các tính chất sau, những tính chất nào chung cho các đơn chất halogen?
Đáp án đúng là: B
A. Loại vì fluorine chỉ có tính oxi hóa.
C. Loại vì ở điều kiện thường, F2 và Cl2 ở trạng thái khí, Br2 ở trạng thái lỏng và I2 ở trạng thái rắn.
D. F2 phản ứng mãnh liệt với nước ngay tại nhiệt độ thường, Cl2, Br2 và I2 phản ứng chậm với nước và mức độ phản ứng giảm dần từ Cl2 đến I2.
Câu 7:
Bromine bị lẫn tạp chất là chlorine. Để thu được bromine cần làm cách nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Do chlorine có thể oxi hóa ion Br- trong dung dịch muối bromine nên có thể dùng dung dịch NaBr để loại bỏ chlorine, thu được bromine.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Câu 8:
Trong 4 hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nào là nước Javel?
Đáp án đúng là: B
Chlorine phản ứng với dung dịch kiềm ở điều kiện thường, tạo thành nước Javel:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 9:
Trong phản ứng sau: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: C
Chlorine từ số oxi hóa 0 xuống -1 và lên +1 nên vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.
Câu 10:
Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Chlorine không phản ứng với NaCl
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 11:
Cho phản ứng: Fe + Cl2 X. Công thức hoá học của X là:
Đáp án đúng là: A
Dây sắt nung đỏ sẽ bốc cháy trong khí chlorine, tạo thành khói màu nâu đỏ là iron(III) chloride.
Câu 12:
Nguyên tắc chung để điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm:
Đáp án đúng là: D
Cho các chất oxi hoá mạnh (MnO2 hoặc KMnO4) tác dụng với HCl đặc là phương pháp điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm.
Câu 13:
Phản ứng của H2 và F2 có thể xảy ra nổ mạnh ngay trong điều kiện tối thiểu nào?
Đáp án đúng là: A
Phản ứng của H2 và F2 xảy ra ngay ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối.
Phản ứng của H2 và Cl2 xảy ra khi có ánh sáng hoặc to.
Phản ứng của H2 và Br2 xảy ra ở 200oC, xúc tác Pt.
Phản ứng của H2 và I2 xảy ra 300oC, xúc tác Pt.
Câu 14:
Sản phầm tạo thành khi đun nóng Cl2 trong dung dịch kiềm có chứa muối nào?
Đáp án đúng là: B
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: B
A. Loại. Ở điều kiện thường, các halogen tan ít trong nước và tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
C. Loại. Phản ứng giữa H2 và I2 là phản ứng thuận nghịch.
D. Loại. Khí chlorine ẩm làm giấy màu bị mất màu.