Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử có đáp án

  • 519 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr không có nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr có các nội dung chính sau:

+ Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

+ Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

+ Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử. Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.

Theo mô hình Rutherford – Bohr, các electron dù mang điện tích âm nhưng không thể bị hút vào hạt nhân bởi lực hút này cân bằng với lực quán tính li tâm tác dụng lên electron (kéo electron ra xa hạt nhân).


Câu 2:

Theo mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, electron thuộc lớp nào sau đây có năng lượng thấp nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của mỗi lớp như sau:

+ Lớp thức nhất gọi là lớp K.

+ Lớp thứ hai gọi là lớp L.

+ Lớp thứ ba gọi là lớp M.

+ Lớp thứ tư gọi là lớp N.

Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.

Electron thuộc lớp K có năng lượng thấp nhất.


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các electron được phân bố vào lớp gần hạt nhân trước. Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2 (n là số thứ tự lớp electron, n ≤ 4).


Câu 4:

Số electron tối đa trên lớp L là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các electron được phân bố vào lớp gần hạt nhân trước. Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2 (n là số thứ tự lớp electron, n ≤ 4).

Lớp L là lớp thứ hai (n = 2).

Số electron tối đa trên lớp L là: 2×22 = 8 (electron).


Câu 5:

Cho cấu trúc nguyên tử aluminium theo mô hình Rutherford – Bohr như sau:

Lớp ngoài cùng của nguyên tử aluminium có bao nhiêu electron?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử aluminium có 3 lớp electron:

Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron.

Lớp thứ hai (lớp L) có 8 electron.

Lớp thứ ba hay lớp ngoài cùng (lớp M) có 3 electron.


Câu 6:

Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình Rutherford – Bohr và mô hình hiện đại về nguyên tử là: Electron chuyển động theo quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời (mô hình Rutherford – Bohr) và electron chuyển động không theo quỹ đạo cố định (mô hình hiện đại).


Câu 7:

Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác xuất tìm thấy electron ở khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%) gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác xuất tìm thấy electron ở khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%) gọi là orbital nguyên tử (kí hiệu AO).


Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng của orbital nguyên tử?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Orbital nguyên tử có một số hình dạng khác nhau. Ví dụ: AO hình cầu, còn gọi là AO s; AO hình số tám nổi, còn gọi là AO p (tùy theo vị trí của AO p trên hệ trục tọa độ Descartes (Đề-các), sẽ gọi là AO px, py và pz).


Câu 9:

Một AO chỉ chứa tối đa

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một AO chỉ chứa tối đa 2 electron, 2 electron này được gọi là cặp electron ghép đôi. Nếu AO chỉ có 1 electron, electron đó được gọi là electron độc thân. Nếu AO không chứa electron nào thì gọi là AO trống.


Câu 10:

Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì phải

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron đó tới hạt nhân nguyên tử. Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng cao.

Electron chuyển từ lớp gần hạt nhân ra lớp xa hạt nhân thì phải thu năng lượng.


Câu 11:

Nguyên tử nguyên tố sodium có 11 electron. Nguyên tử này có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các electron được phân bố vào lớp gần hạt nhân trước. Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2 (n là số thứ tự lớp electron, n ≤ 4).

Nguyên tử nguyên tố sodium có 11 electron được phân bố như sau;

+ Lớp thứ nhất (lớp K) có chứa tối đa 2 electron.

+ Lớp thứ hai (lớp L) có chứ tối đa 8 electron.

+ Còn lại 1 electron phân bố vào lớp thứ ba (lớp M).

Nguyên tử nguyên tố sodium có 3 lớp electron.


Câu 12:

Nguyên tử nguyên tố magnesium có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 2 electron. Số proton trong nguyên tử magnesium là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử nguyên tố magnesium có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 2 electron:

+ Lớp thứ nhất (lớp K) chứa tối đa 2 electron.

+ Lớp thứ hai (lớp L) chứa tối đa 8 electron.

+ Lớp thứ ba (lớp M) có 2 electron.

Nguyên tử nguyên tố magnesium có: 2 + 8 + 2 = 12 (electron).

Số p = số e = 12.


Câu 13:

Nguyên tử nguyên tố X có 8 neutron và có số khối là 16. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử X có: số neutron (N) = 8.

Số khối (A) = Z + N Z = 16 – 8 = 8 = Số p = Số e.

Nguyên tử X có 2 lớp electron:

+ Lớp thứ nhất (lớp K) chứa tối đa 2 electron.

+ Lớp thứ hai (lớp L) có 6 electron.

Lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X có 6 electron.


Câu 14:

Cho mô hình nguyên tử của nguyên tố nitrogen (N) như sau:

Số proton và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử N lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Từ mô hình nguyên tử nitrogen (N), ta thấy:

Số p = số e = 7

Nguyên tử N có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 5 electron.


Câu 15:

Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 48, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Nguyên tố Y là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử Y gồm 3 hạt cơ bản là proton (p) mang điện tích dương, neutron (n) không mang điện và electron (e) mang điện tích âm.

Trong đó: số p = số e.

Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 48.

2p + n = 48 (*).

Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện: 2p = 2n p = n (**).

Từ (*) và (**), ta có: p = 12, n = 12.

Số hiệu nguyên tử Z = số p = 12 Y là nguyên tố magnesium (Mg).


Bắt đầu thi ngay