Đề kiểm tra Học kì 1 Hóa 10 - Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
-
1735 lượt thi
-
32 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
Đáp án đúng là: C
Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của chất và các hiện tượng kèm theo.
Vậy nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học là: Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.
Câu 2:
Đáp án đúng là: D
Các hạt mang điện trong nguyên tử là: proton (mang điện tích dương) và electron (mang điện tích âm).
Câu 3:
Đáp án đúng là: B
Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton = 15.
Số khối (A) = số proton + số neutron = 15 + 16 = 31.
Kí hiệu hóa học của phosphorus: .
Câu 4:
Đáp án đúng là: A
Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình là có:
Câu 5:
Lớp thứ M có số phân lớp là
Đáp án đúng là: C
Lớp thứ ba (lớp M, với n = 3) có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p và 3d.
Câu 6:
Số electron tối đa chứa trong lớp L là
Đáp án đúng là: B
Lớp L (n = 2) có số electron tối đa là 2.22 = 8.
Câu 7:
Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 15 là
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 15 là: 1s23s22p63s23p3.
Câu 8:
Cho các nguyên tố sau: X (Z = 11); Y (Z = 19); T (Z = 20); Q (Z = 17). Nguyên tố phi kim là
Đáp án đúng là: B
X (Z = 11): [Ne]3s1 Þ Vậy X là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Q (Z = 17): [Ne]3s23p5 Þ Vậy Q là phi kim do có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
Y (Z = 19): [Ar]4s1 Þ Vậy Y là kim loại do có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
T (Z = 20): [Ar]4s2 Þ Vậy T là kim loại do có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 9:
Đáp án đúng là: B
X → X2+ + 2e
Vậy số electron của X là 10 + 2 = 12.
Trong bảng tuần hoàn X thuộc ô số 12.
Câu 10:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng các electron trên phân lớp p là 7. Vậy X thuộc loại nguyên tố nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
X có tổng các electron trên phân lớp p là 7 nên cấu hình electron của X như sau:
1s22s22p63s23p1.
Vậy X thuộc nguyên tố p.
Câu 11:
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 15. Hydroxide cao nhất của nó có tính chất gì?
Câu 12:
Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Na (Z = 11) được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là
Đáp án đúng là: A
Li (Z = 3): 1s22s1 ⇒ Li thuộc chu kì 2, nhóm IA.
O (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ O thuộc chu kì 2, nhóm VIA.
F (Z = 9): 1s22s22p5 ⇒ F thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
Na (Z = 11): 1s22s22p63s1 ⇒ Na thuộc chu kì 3, nhóm IA.
Ta có:
+ Li và Na thuộc cùng nhóm IA, theo quy luật biến đổi bán kính ta có bán kính Na > Li.
+ Li, O, F thuộc cùng chu kì 2, theo quy luật biến đổi bán kính ta có bán kính Li > O > F.
Vậy chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: F, O, Li, Na.
Câu 13:
Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 14:
Độ âm điện của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
Đáp án đúng là: C
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron khi hình thành liên kết hóa học.
Độ âm điện của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn biến đổi tương tự giống tính phi kim.
Câu 15:
Đáp án đúng là: B
X ở chu kì 3 nên có 3 lớp electron;
X ở nhóm VIA nên có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4.
Câu 16:
Ion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là
Đáp án đúng là: A
Y + 1e → Y-
Vậy cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p5
Vậy Y ở chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm VIIA (do 7 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 17:
Đáp án đúng là: C
Trong phản ứng hóa học các nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm gần nhất. Số electron nhường thường là 1, 2, 3 electron.
Câu 18:
Công thức được viết dựa trên công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được thay bằng một gạch nối “–” gọi là
Đáp án đúng là: B
Công thức được viết dựa trên công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được thay bằng một gạch nối “–” gọi là công thức Lewis.
Câu 19:
Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion?
Đáp án đúng là: D
Hợp chất NaCl được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình nên có liên kết ion.
Câu 20:
Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:
(1) Không dẫn điện khi nóng chảy.
(2) Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
(3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(4) Khó tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: A
Phát biểu (1) sai vì hợp chất ion dẫn điện khi nóng chảy.
Phát biểu (2) sai vì hợp chất ion khó hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
Phát biểu (3) đúng hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
Phát biểu (4) sai vì các hợp chất ion dễ tan trong nước.
Câu 21:
Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là
Đáp án đúng là: B
Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là liên kết cộng hóa trị.
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về liên kết trong phân tử HCl?
Đáp án đúng là: C
Phát biểu C sai vì: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử clo (nguyên tử có độ âm điện lớn hơn).
Câu 23:
Đáp án đúng là: A
Liên kết trong phân tử O2 được hình thành giữa hai nguyên tử giống nhau nên hợp chất này có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Loại B do KCl là hợp chất ion.
Loại C, D do H2O, HF là hợp chất cộng hóa trị phân cực.
Câu 24:
Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ³ 1,7 thì đó là liên kết
Đáp án đúng là: A
Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ³ 1,7 thì đó là liên kết ion.
Câu 25:
Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là
Đáp án đúng là: A
Số chất có liên kết cộng hóa trị phân cực là NH3, HCl, H2O
Loại N2 và H2 vì là liên kết cộng hóa trị không phân cực (liên kết hình thành giữa các nguyên tử giống nhau).
Loại NaCl vì là liên kết ion (liên kết hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình).
Câu 26:
Đáp án đúng là: B
Mỗi gạch nối biểu thị 1 cặp electron. Vậy số electron dùng chung giữa hai nguyên tử H và F là 2.
Câu 27:
Đáp án đúng là: C
Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất.
Câu 28:
Chọn đáp án đúng nhất. Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI?
Đáp án đúng là: B
Liên kết hydrogen mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tương tác van der Waals
Giữa các phân tử hydrogen fluoride (HF) có liên kết hydrogen:
Còn giữa các phân tử HCl cũng như HBr và HI không có liên kết hydrogen.
Điều này giải thích vì sao nhiệt độ sôi của HF cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI.
Câu 29:
Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử phosphine (PH3). Biết P (Z = 15); H (Z = 1).
P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 Þ P có 5 electron hóa trị cần thêm 3 electron để đạt octet.
H (Z = 1): 1s1 Þ H có 1 electron hóa trị cần thêm 1 electron để đạt octet.
Khi hình thành liên kết, P góp chung 3 electron với 3 electron của 3 H ⇒ Trong PH3, xung quanh P có 8 electron giống khí hiếm Ar còn 3 H đều có 2 electron giống khí hiếm He.
Câu 31:
Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử NaF:
Câu 32:
Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí, không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước do hình thành liên kết hydrogen với phân tử nước. Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại bao nhiêu loại liên kết hydrogen?
Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại 4 loại liên kết hydrogen: