Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Vật lý 232 Bài tập Sóng ánh sáng sát đề thi Đại học cực hay có lời giải

232 Bài tập Sóng ánh sáng sát đề thi Đại học cực hay có lời giải

232 Bài tập Sóng ánh sáng sát đề thi Đại học cực hay có lời giải (P3)

  • 7673 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm được sử dụng để đo bước sóng ánh sáng là


Câu 2:

Quang phổ vạch phát xạ là

Xem đáp án

Đáp án C

Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện phát ra.


Câu 3:

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Vì theo định nghĩa: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Lăng kính đóng vai trò cụ thể cho một môi trường và môi trường hai là môi trường đặt lăng kính; như vậy tổng quát thì ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt.


Câu 4:

Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn sáng gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1=0,64μm λ2. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm ta đếm được 11 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2lệch nhau 3 vân., bước sóng λ2 có giá trị là

Xem đáp án

Đáp án A

Theo bài giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm ta đếm được 11 vân sáng, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân nên số vân sáng của hai bức xạ trên lần lượt là 7 và 4 vân.

Cứ mỗi vân giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm ta có 2 khoảng, như vậy theo công thức vân trùng ta có


Câu 5:

Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào thủy tinh thì

Xem đáp án

Đáp án C

Ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường này sang môi trường kia thì không bị tán sắc hay đổi màu, tức là tần số của nó không đổi nhưng bước sóng giảm khi truyền từ không khí vào thủy tinh.

Ta có ,

 

khi truyền ánh sáng từ nước vào thủy tinh thì chiết suất n tăng lên làm λ giảm.


Câu 7:

Khi nói về chiết suất của môi trường, phát biểu sai

Xem đáp án

Đáp án B

Vì chiết suất tuyệt đối ( thường gọi tắt là chiết suất ) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không


Câu 8:

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

Xem đáp án

Đáp án D

Vì giao thoa là đặc trưng của hiện tượng sóng


Câu 10:

Khi nói về ứng dụng quang phổ, phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Vì quang phổ liên tục không phụ thuộc thành phần cấu tạo nguồn sáng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng. Do vậy được ứng dụng để xác định nhiệt độ của nguồn.

Chú ý: Các bạn nhớ lại ứng dụng các loại quang phổ để phân biệt giữa chúng và để làm các câu hỏi về ứng dụng của quang phổ

 

Quang phổ liên tục

Quang phổ vạch phát xạ

Quang phổ vạch hấp thụ

Ứng dụng

Dùng để xác định nhiệt độ của các vật

Biết được thành phần cấu tạo của nguồn sáng, nhận biết được sự có mặt của nguyên tố trong các hỗn hợp hay hợp chất

Nhận biết được sự có mặt của nguyên tố trong các hỗn hợp hay hợp chất

 


Câu 11:

Khi nói về tính chất của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu sai

Xem đáp án

Đáp án D

Các bạn nhớ lại tính chất các loại bức xạ để trả các câu hỏi tương tự

Tiêu đề

Tia hồng ngoại

Tia tử ngoại

Tia X

Tính chất

Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ, tác dụng nhiệt, tác dụng lên kính ảnh (phim)

-Tác dụng nhiệt: Làm nóng vật

-Gây ra một số phản ứng hóc học

-Gây ra hiện tượng quang điện trong, ngoài.

-Làm phát quang của một số chất, làm ion hóa chất khí, có tác dụng sinh lí, hủy hoại tế bào, diệt khuẩn.

-Gây ra hiện tượng quang điện trong của chất bán dẫn

-Biến điện biên độ

-Bị nước và thủy tinh hấp thụ

-Tầng ô zôn hấp thụ hầu hết các tia có dưới 300nm và là “tấm áo giáp” bảo vệ người và sinh vật trên mặt đất khỏi tác dụng của các tia tử ngoại từ Mặt Trời.

-Có khả năng đâm xuyên mạnh.

-Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn; đó là tia X cứng.


Câu 12:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nguồn S phát ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và bậc ba có bề rộng là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong giao thoa ánh sáng trắng thì hai bên vân sáng trung tâm có các dải quang phổ liên tục “tím ở trong, đỏ ở ngoài” gọi là quang phổ. Quang phổ bậc 2 và bậc 1 cách nhau một khe đen nhưng quang phổ bậc 3 thì chồng lên quang phổ bậc 2. Bề rộng vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc hai và bậc ba là:


Câu 13:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trăng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Trên màn, tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ đỏ 760nm còn có vân sáng khác của các bức xạ với bước sóng.

Xem đáp án

Đáp án D

+ Điều kiện để trùng nhau là:

+ Mặt khác ta có ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm vậy


Câu 14:

Gọi nd, nl, nv lần lượt là chiết suất của môi trường trong suất đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, lục, vàng. Sắp xếp đúng là?

Xem đáp án

Đáp án A

Chiết suất của môi trường trong suốt đối với 7 thành phần đơn sắc của ánh sáng:


Câu 16:

Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9m đến 3.10-7m 

Xem đáp án

Đáp án A

Chú ý: Cần nhớ sự phân chia các loại bức xạ theo bước sóng để trả lời các câu hỏi tương tự:

 

Tia X (tia Rơnghen)

Tia tử ngoại

Ánh sáng khả kiến

Tia hồng ngoại

Bước sóng

 


Câu 18:

Chùm bức xạ gồm các thành phần 340 nm, 450 nm, 650 nm và 780 nm rọi vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, sau khi qua hệ tán sắc thu được số chùm tia sáng song song đơn sắc là

Xem đáp án

Đáp án B.

Máy quang phổ hoạt động trên nguyên tắc tán sắc ánh sáng, bộ phận làm nhiệm vụ này chính là hệ tán sắc (lăng kính).

- Hệ tán sắc (lăng kính) có tác dụng phân tích chùm tia song song thành nhiều chùm tia đợn sắc song song.

Trong chùm bức xạ chiếu tới có 2 hành phần của ánh sáng nhìn thấy là 450nm (màu lam) và 650nm (màu đỏ) có nghĩa là qua hệ tán sắc sẽ cho 2 chùm tia song song màu lam và màu đỏ.


Câu 20:

Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

Xem đáp án

Chọn C

 

Nhớ lại đặc điểm của các loại quang phổ để phân biệt giữa chúng

 

 

Quang phổ liên tục

Quang phổ vạch

phát xạ

Quang phổ vạch hấp thụ

Đặc điểm

Không phụ thuộc thành phần cấu tạo nguồn sáng.

Chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng.

Các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về: số lượng vạch, vị trí các vạch và độ sáng tỉ đối giữa các vạch.

Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

- Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ.

- Còn quang phổ của chất lỏng và rắn lại chứa các “đám”, mỗi đám gồm nhiều vạch hấp thụ nối tiếp nhau một cách liên tục.

 


Câu 21:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Trên màn, M là vị trí có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng 735nm; 490nm; λ1 và λ2. Tổng giá trị (λ1 + λ2) bằng

Xem đáp án

Đáp án C.

+ Theo yêu cầu của bài có 4 bức xạ cho vân sáng trùng nhau nên ta có:

+ Do ánh sáng trắng nên 380nm ≤ λ ≤ 760nm  (2)

+ Xét tỷ lệ hai trong bốn bước sóng bài cho: 735/490=3/2

+ Như vậy nếu lấy 4 bức xạ ứng với 4 giá trị k liên tiếp là 2; 3; 4; 5 thì từ (1) tính λ được nhưng vi phạm phương trình (2).

+ Lúc này 4 bức xạ ứng với 4 giá trị k liên tiếp là 4; 5; 6; 7

+ Ta tính được các bước sóng thỏa mãn yêu cầu bài cụ thể là:

+ Tổng bước sóng 

 cảu các bức xạ đó là 

=588+420=1008nm 

 

 


Câu 22:

Hiện nay, bức xạ được sử dụng đế kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

Xem đáp án

Đáp án D

Đây là câu hỏi thực tiễn, thực tế các bạn không có kiến thức thực tế thực tiễn này có thể suy luận loại trừ.

Đáp án A; B loại vì hai tia này không có tính đâm xuyên mạnh.

Đáp án C loại vì tia gamma rất độc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người tiếp xúc.

Vậy với suy luận loại trừ như trên ta không có kiến thức thực tiễn cũng chọn đúng đáp án là D.


Câu 25:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh D = 2m. Nguồn S phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1=0,5 μm λ2=0,4 μm, trên đoạn MN với xM=1,55mm, xN=9,5mm. Số vân sáng của bức xạ λ1 trùng với vân tối của bức xạ λ2  

Xem đáp án

Đáp án B

Cách 1:

Dùng chức năng lập bảng của máy tính (MODE7 TABLE)

      + Tìm hàm biến này theo biến kia k2 theo biến k1 qua điều kiện trùng nhau:

Bấm = nhập giá trị của k1 theo phương trình (2)

                             Start? Nhập 3

                             End? Nhập 19

                             Step? Nhập 1 (vì giá trị k1, k2 nguyên)

Bấm = ta được bảng giá trị k1,k2 ta lấy các cặp giá trị nguyên.

STT

x = k1 

(fx) = k2 

1

 

6

7

 

10

12

 

14

17

 

18

22

 

 

 


Câu 27:

Khi nói về ánh sáng, phát biểu sai

Xem đáp án

Đáp án C.

Lời giải chi tiết:

Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau chiết suất với ánh sáng đỏ nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.

nđỏ< ncm< nvàng< nlục< nlam< nchàm< ntím


Câu 29:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 mm đến 760 mm. Trên màn, M là vị trí có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có bước sóng 735 nm; 490 nm; λ1 λ2 . Tổng giá trị (λ1+λ2+λ3+λ4) bằng

Xem đáp án

Đáp án C.

Lời giải chi tiết:

+ Theo yêu cầu của bài có 4 bức xạ cho vân sáng trùng nhau nên ta có:

+ Lúc này 4 bức xạ ứng với 4 giá trị k

liên tiếp 4; 5; 6; 7

+ Ta tính được các bước sóng thỏa mãn yêu cầu bài cụ thể là:

+ Tổng bước sóng (λ1+λ2+λ3+λ4) của các bức xạ đó là

(λ1+λ2+λ3+λ4)= 735+588+490+420=2233nm


Câu 30:

Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,1 mm. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng 750 nm . Trên màn vân tối có số vân đa thu được là

Xem đáp án

Đáp án A.

Lời giải chi tiết:

+ Vân sáng là cực đại giao thoa nên: 

Vậy k nhận -133, -132,…,+132, +133 có tối đa 267 vân


Câu 32:

Khi nói về sóng ánh sáng, phát biều đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

A.  sai, vì ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.

B.  sai, vì ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C.  sai, vì tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.

D.  đúng


Câu 33:

Một nguồn sáng phát ra đồng thời 4 bức xạ có bước sóng lần lượt là 320nm, 420 nm, 620 nm, 820 nm. Dùng nguồn sáng này chiếu vào khe F của máy quang phổ lăng kính, số vạch màu quang phổ quan sát được trên tấm kính ảnh (tấm kính mờ) của buồng tối là

Xem đáp án

Đáp án D

Vì ánh sáng khả biến (Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 380nm đến 760nm) như vậy bài cho 4 bức xạ 320nm, 420nm, 620nm, 820nm thì chỉ có 2 bức xạ trong vùng quang phổ nhìn thấy là 420nm màu tím và 620nm màu cam.


Câu 34:

Khi nói về ứng dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Chú ý: Các bạn nhớ lại ứng dụng các loại bức xạ để trả các câu hỏi tương tự.

Tiêu đề

Tia hồng ngoại

Tia tử ngoại

Tia X

Ứng dụng

- Sưởi ấm, sấy khô,

- Làm bộ phần điều khiển từ xa…

- Chụp ảnh hồng ngoại

- Trong quân sự: Tên lửa tìm mục tiêu; chụp ảnh quay phim HN; ống nhòm hồng ngoại để quan sát ban đêm…

- Tiệt trùng thực phẩm, dụng cụ y tế,

- Tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm, chữa bệnh còi xương.

- Chụp X quang; chiếu điện

- Chụp ảnh bên trong sản phẩm

- Chữa bệnh ung thư nông


Câu 36:

Khi nói về quang phổ, phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Chú ý: Vì các kiến thức cần nắm vững về quang phổ liên tục là:

STT

Quang phổ liên tục

1. Định nghĩa

Gồm một dải màu có màu thay đổi một cách liên tục từ đỏ đến tím.

2. Nguồn phát

Do các chất rắn, chất lỏng hay chất khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.

3. Đặc điểm

Không phụ thuộc thành phần cấu tạo nguồn sáng

Chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng.

4. Ứng dụng

Dùng để xác định nhiệt độ của các vật


Câu 39:

Khi nói về chiết suất của một chất phát biểu nào sau đây là sai ?

Xem đáp án

Đáp án D.

Lời giải chi tiết:

Vì chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường là tỷ số chiết suất tuyệt đối của môi trường hai và môi trường một do vậy mới có thể lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1

Ví dụ: Chiết suất tỉ đối của nước đối  với không khí là  ; ngược lại chiết suất tỉ đối của không khí so với nước lại bằng


Câu 40:

Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án A.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương