Thứ bảy, 09/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học 10 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học 10 có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học 10 có đáp án- Đề 2

  • 1270 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hóa học có mấy nhánh chính?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hóa học có năm nhánh chính, bao gồm: hóa lí thuyết và hóa lí; hóa vô cơ; hóa hữu cơ; hóa phân tích và hóa sinh.


Câu 2:

Chất nào sau đây thường được dùng để làm giảm cơn đau dạ dày?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày.


Câu 3:

Đối tượng nghiên cứu của hóa học là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.


Câu 4:

Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là proton.


Câu 5:

Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khối lượng electron (0,00055 amu) nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton (1 amu) và neutron (1 amu).


Câu 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phát biểu D không đúng vì nguyên tử có cấu trúc rỗng.


Câu 7:

Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Tổng số hạt mang điện trong A là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A có số hạt proton = 24 – 12 = 12 (hạt).

Nguyên tử trung hòa về điện nên: số proton = số electron.

Tổng số hạt mang điện trong A bằng số proton + số electron = 24 (hạt).


Câu 8:

Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: 1amu = 1,6605 × 10-27 kg.

Khối lượng magnesium theo amu là:

39,8271.10271,6605.1027=23,985(amu).


Câu 9:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton.


Câu 10:

Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium (A1327l) lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dựa vào kí hiệu nguyên tử có:

+ Số proton = số hiệu nguyên tử (Z) = 13.

+ Số neutron = số khối (A) – số hiệu nguyên tử (Z) = 27 – 13 = 14.


Câu 11:

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.


Câu 12:

Nguyên tố R có hai đồng vị, nguyên tử khối trung bình là 79,91. Một trong hai đồng vị là 79R(chiếm 54,5%). Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một cách gần đúng, coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối.

Gọi nguyên tử khối của đồng vị thứ 2 là R2. Ta có:

AR¯=79.54,5+R2(10054,5)100  =  79,91R2=81.


Câu 13:

Orbital nguyên tử là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Orbital nguyên tử (kí hiệu là AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).


Câu 14:

Lớp L có số phân lớp electron là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lớp L có 2 phân lớp là 2s và 2p.


Câu 15:

Cấu hình electron nguyên tử Al (Z = 13) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cấu hình electron nguyên tử Al: 1s22s22p63s23p1.


Câu 16:

Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L. Số proton có trong nguyên tử X là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lớp L là lớp thứ 2.

Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p2.

X có số proton = số electron = 6.


Câu 17:

Lớp M có các phân lớp là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Lớp M (n = 3), có 3 phân lớp, được kí hiệu là 3s, 3p, 3d.


Câu 18:

Số lượng AO có trong lớp N là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Lớp N (n = 4) có số AO bằng n2 = 42 = 16.


Câu 19:

Electron chuyển động trong AO s được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Electron chuyển động trong AO s được gọi là electron s.


Câu 20:

Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của M ở trạng thái cơ bản là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cấu hình theo ô orbital của M như sau:

Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s22s22p4. Số electron độc thân của M (ảnh 1)

Vậy số electron độc thân của M ở trạng thái cơ bản là 2.


Câu 21:

Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các orbital trong một phân lớp electron có cùng mức năng lượng.


Câu 22:

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có:

Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5 X có 5 electron lớp ngoài cùng X là phi kim.

Cấu hình electron nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p64s1 Y có 1 electron lớp ngoài cùng Y là kim loại.


Câu 23:

Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong hạt nhân nguyên tử không có chứa electron.


Câu 24:

Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ngày nay, các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.


Câu 25:

Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì.


Câu 26:

Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có số nguyên tố là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chu kì 3 của bảng tuần hoàn có 8 nguyên tố.


Câu 27:

Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là

 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cấu hình electron nguyên tử Y: [Ar]4s1.

Vậy Y thuộc ô thứ 19 (do số hiệu nguyên tử là 19), chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IA (do 1 electron hóa trị, nguyên tố s).


Câu 28:

Nguyên tố chlorine (Z = 17) thuộc nhóm VIIA, có số electron hóa trị là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đối với các nguyên tố nhóm A, số electron hóa trị cũng chính là số electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tố chlorine ở nhóm VIIA, có số electron hóa trị là 7.


Câu 29:

Trong tự nhiên nguyên tố copper (kí hiệu: Cu) có 2 đồng vị là C2963u C2965u, trong đó đồng vị C2965u chiếm 27% về số nguyên tử. Tính phần trăm khối lượng của C2963u trong phân tử Cu2O (biết rằng nguyên tử khối trung bình của O bằng 16).

Xem đáp án

Nguyên tử khối trung bình của copper là:

65.27+63.(10027)100=63,54

Phân tử khối của Cu2O là: 2.63,54 + 16 = 143,08.

Phần trăm khối lượng của C2963u trong phân tử Cu2O là:

2.63.0,73143,08.100%=64,29%


Câu 30:

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp s là 5. Số electron của X ít hơn số electron của Y là 4 hạt.

Xác định vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn có giải thích ngắn gọn.

Xem đáp án

+ Cấu hình electron nguyên tử X: 1s22s22p63s1.

Vậy X ở ô thứ 11 (do số hiệu nguyên tử = số electron = 11); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IA (do 1 electron hóa trị, nguyên tố s).

+ Y nhiều hơn X 4 hạt electron, cấu hình electron nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p3.

Vậy Y ở ô thứ 15 (do số hiệu nguyên tử = số electron = 15); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm VA (do 5 electron hóa trị, nguyên tố p).


Câu 31:

Cho 2 kí hiệu nguyên tử sau: A919;B1428.

Biểu diễn cấu hình electron của A, B theo ô orbital, từ đó cho biết số electron độc thân của mỗi nguyên tử.

Xem đáp án

+ Dựa vào kí hiệu nguyên tử có ZA = 9.

Cấu hình electron nguyên tử A: 1s22s22p5.

Biểu diễn cấu hình electron nguyên tử A theo ô orbital:

Cho 2 kí hiệu nguyên tử sau: 19A9; 28B14.  Biểu diễn cấu hình electron của A, B theo ô orbital,  (ảnh 1)

Vậy ở trạng thái cơ bản, A có 1 electron độc thân.

+ Dựa vào kí hiệu nguyên tử có ZB = 14.

Cấu hình electron nguyên tử B: 1s22s22p63s23p2.

Biểu diễn cấu hình electron nguyên tử B theo ô orbital:

Cho 2 kí hiệu nguyên tử sau: 19A9; 28B14.  Biểu diễn cấu hình electron của A, B theo ô orbital,  (ảnh 2)

Vậy ở trạng thái cơ bản, B có 2 electron độc thân.


Bắt đầu thi ngay