Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học 35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải

35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải

35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải (P1)

  • 8050 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong tinh thể, nguyên tử crom chiếm 68% về thể tích. Khối lượng riêng của kim loại crom là 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử tương đối của nguyên tử Cr là (biết khối lượng mol của Cr = 52)

Xem đáp án

 Đáp án B

Xét trong 1 mol Cr.

Thể tích của tinh thể: V=527,19=7,2323 cm3

Thể tích thực của 1 mol Cr

Vthc=7,2323.0,68=4,918 cm3

Thể tích một nguyên tử Cr: 

V1nt=4,9186,022.1023=8,17.10-24cm3

Bán kính nguyên tử:

rnt=3V1nt4π3=1,25.10-8cm.

 


Câu 2:

Hợp chất M được cấu tạo từ anion Y2- và cation X+. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo thành. Tổng số proton trong X+ là 11, còn tổng số electron trong Y2- là 50. Công thức phân tử của hợp chất M là:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo 4 đáp án X+là NH4+

Ion Y2- có tổng số e là 50 và do 2 nguyên tố tạo thành.
♦ Đáp án A: tổng số e: 24 + 8.4 + 2 = 58 → loại
♦ Đáp án B: tổng số e: 16.2 + 8.3 + 2 = 58 → loại
♦ Đáp án C: loại do có 3 chất tạo thành
♦ Đáp án D: tổng số e: 16 + 8.4 + 2 = 50 → thỏa mãn

 


Câu 3:

Ở 20oC khối lượng riêng của Fe là 7,85 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu và khối lượng nguyên tử Fe là 55,85 đvC thì bán kính gần đúng của một nguyên tử Fe ở nhiệt độ này là

Xem đáp án

 Đáp án C

Giả sử trong 1 mol Fe

Thể tích thực của Fe là:

Vthc=55,857,85.0,75=5,336 cm3=5,336.10-6m3

Thể tích 1 nguyên tử Fe là:

V1nt=5,336.10-66,022.1023=8,86.10-30m3

Bán kính nguyên tử Fe là:

rnt=3V1nt4π3=1,28.10-10m = 1,28Ao 

 


Câu 4:

Khối lượng riêng của đồng kim loại là 8,98 g/cm3. Gỉa thiết rằng trong tinh thể đồng các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử đồng tính theo lí thuyết là (biết khối lượng mol nguyên tử đồng là 63,54):

Xem đáp án

Đáp án D

Giả sử trong 1 mol Cu.

Thể tích thực của Cu là:

V = 63,548,98.0,74=5,236cm3

Thể tích của 1 nguyên tử Cu là:

V1nt=5,2366,022.1023=8,69.10-24cm3

Bán kính nguyên tử Cu là:

rnt=3V1nt4π3=1,28.10-8cm = 0,128nm

 


Câu 5:

Ở 20oC khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3. Trong tinh thể Au, các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích toàn khối tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng mol của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 20oC là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét trong 1 mol Au.

Thể tích của tinh thể:

V=196,9719,32=10,195cm3

Thể tích thực của một mol Au:

Vthc=10,195.0,75=7,646 cm3

Thể tích của một nguyên tử Au:

V1nt=7,6466,022.1023=1,27.10-23cm3

Bán kính nguyên tử Au:

rnt=3V1nt4π3=1,45.10-8cm

 

 


Câu 6:

Hạt nhân nguyên tử được xem có dạng hình cầu. Giữa bán kính hạt nhân (r) và số khối của nguyên tử (A) có mối liên hệ như sau:

r = 1,5.10-13.A1/3 (cm)

Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử A (tấn/cm3) là

Xem đáp án

Đáp án A

Khối lượng của một hạt nhân:

m=A6,02.1023

Ta có:

d=mV=A6,022.1023.43π(1,5.10-13.A13)3=1,175.1014g/cm3= 117,5.106 tn/cm3


Câu 9:

Hợp chất X được tạo từ các ion của 2 nguyên tố M, N có dạng MN2. Trong phân tử đó tổng số p là 46, số hạt mang điện trong ion của N nhiều hơn trong ion của M là 48. Công thức của MN2 là: Biết (ZMg = 12; ZCa = 20; ZCl = 17; ZF = 9).

Xem đáp án

Đáp án B

Theo bài ra, ta có:

pM + 2pN=46       (1)(2pN+2eN+2)-(pM+eM-2)=48 4pM-2pM = 44         (2)T (1) và (2) pM=12; pN=17 MgCl2

 


Câu 10:

Có hợp chất X2Y3. Tổng số hạt của hợp chất là 296 trong đố số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 88. Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 20. Số proton của Y, số electron của X, số khối của Y theo thứ tự lập thành cấp số cộng. Công thức của X2Y3 là (biết rằng 3 số hạng a, b, c liên tiếp của một cấp số cộng thì b = a+c2)

Xem đáp án

 Đáp án A

Gọi các hạt của X và Y lần lượt là

px=ex; nx; py=ey; ny

Theo đề bài ta có hệ:

2(2px+nx)+3(2py+ny) =2962(2px-nx) + 3(2py-ny)=88px+nx-(py+ny)=202px=2py+nypx=24nx=28py=16ny=16

Vậy, X là Cr và Y là S.
Công thức cần tìm là: Cr2S3


Câu 11:

X và Y là các nguyên tố nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X.

Xem đáp án

Đáp án C

Hợp chất với hiđro có dạng RH nên Y có thể thuộc nhóm IA hoặc VIIA.
Trường hợp 1: Nếu Y thuộc nhóm IA thì B có dạng YOH
Ta có Y17=35,32364,677
Y= 9,284 ( loại do không có nghiệm thích hợp)
Trường hợp 2: Y thuộc nhóm VIIA thì B có dạng HYO4
Ta có Y16.4+1=35,32364,677
→ Y = 35,5 (Cl)
→ nA = nHClO4 = 0,15 mol
HClO4 là một axit nên A là một bazơ dạng XOH:

HClO4 + XOH → XClO4 + H2O
Luôn có nA = nXOH= 0,15 mol

→ MXOH =50.0,1680,15 = 56 ( KOH) → X là K.


Câu 12:

 Ở điều kiện thường Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu coi nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là (biết khối lượng mol của Cr là 52)

Xem đáp án

Đáp án B

Xét 1 mol Cr

Thể tích thực của 1 mol nguyên tử:

V=527,2.0,68=4,91 cm3

Thể tích của 1 nguyên tử:

V1nt=4,916,02.1023=8,16.10-24cm3

Bán kính nguyên tử là:

r=3V1nt4π3=1,25.10-8cm=0,125nm




Câu 13:

Cho biết khối lượng mol nguyên tử của Mg là 24,305 và khối lượng riêng của magie kim loại là 1,74 g/cm3. Giả thiết các nguyên tử Mg là hình cầu nội tiếp trong các hình lập phương. Bán kính gần đúng của nguyên tử Mg là (đơn vị nm):

Xem đáp án

Đáp án C

Giả sử có 1 mol nguyên tử Mg thì chứa 6,02.1023 nguyên tử Mg
Thể tích của 1 mol nguyên tử Mg là V= 24,3051,74

Ta có V1 nguyên tử = V6,02.1023
Gọi cạnh của hình lập phương là a cm. Vì các nguyên tử Mg là hình cầu nội tiếp trong các hình lập phương nên bán kính của nguyên tử Mg là r = 0,5a (cm)

Ta có thể tích của hình lập phương là a3 = (2r)3=   V6,02.1023 
→ 8r3 = 24,3051,74.6,02.1023
→ r = 1,426. 10-8 cm = 0,1426 nm.

 


Câu 14:

Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là

Xem đáp án

Đáp án B

Giả sử X có số hiệu nguyên tử là Z.

Ta có: 2Z + N = 28

Với các nguyên tử bền:

• TH1: Z = 8 → A = Z + N = 20 → Kí hiệu nguyên tử của X là X820.
• TH2: Z = 9 → A = Z + N = 19 → Kí hiệu nguyên tử của X là 199X

 


Câu 15:

Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Số khối của nguyên tử là:

Xem đáp án

Đáp án D

Giả sử X có số hiệu nguyên tử là Z.

Ta có: 2Z + N = 13.

Với các nguyên tử bền:

→ Z = 4 → Số khối A = 13 - 4 = 9

 


Câu 16:

Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 34 và số khối nhỏ hơn 24. Số electron của X là

Xem đáp án

Đáp án A

Giả sử X có số hiệu nguyên tử là Z.
ta có: 2Z + N = 34 và Z + N < 24 → N < 24 - Z
→ 2Z + 24 - Z > 34 → Z > 10
Mà 1 ≤ NZ ≤ 1,5 → 9,71 ≤ Z ≤ 11,33
→ Z = 11 → Số electron của X là 11

 


Câu 17:

Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết rằng trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron) ?

Xem đáp án

Đáp án B

Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92

→ 2. (2pR + nR) + 2pO + nO = 92 → 2. (2pR + nR) = 68
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28

→ (2.2pR +2.nO )- (2nR + nO) = 28
→ 4pR - 2nR = 20
Giải hệ → pR= 11, nR = 12 → R là Na
Vậy công thức của X là Na2O.

 


Câu 18:

Hợp chất vô cơ X có công thức phân tử AB2. Tổng số các hạt trong phân tử X là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của B nhiều hơn A là 4. Số hạt trong B nhiều hơn số hạt trong A là 6 hạt. Công thức phân tử của X là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tổng số các hạt trong phân tử X là 66

→ 2ZA + NA + 2. (2ZB + NB ) = 66 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt

→ 2ZA+ 4ZB - NA- 2NB = 22 (2)
Giải hệ (1), (2) → 2ZA+ 4ZB= 44, NA+ 2NB = 22
Số hạt trong B nhiều hơn số hạt trong A là 6 hạt

→ 2ZB + NB - (2ZA + NA) = 6 (3)
Số khối của B nhiều hơn trong A là 4 hạt

→ (ZB + NB)- (ZA + NA) = 4 (4)
Lấy (3) - (4) → ZB - ZA = 2

Ta có hệ

A là C và B là O

Vậy công thức của X là CO2


Câu 19:

X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Hợp chất XYn có đặc điểm: X chiếm 15,0486% về khối lượng, tổng số proton là 100, tổng số nơtron là 106. Hãy xác định công thức hợp chất XYn ?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong nguyên tử X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16
→ 2ZX - NX = 14 (1) và 2ZY - NY = 16

Trong hợp chất XYn:
+ Tổng số proton là 100 → ZX + nZY = 100
+ Tổng số nơtron là 106 → NX +n NY = 106
→ 2ZX- 14 + n. [2ZY - 16] = 106 → 2. [ZX + nZY] -14 - 16n = 106
→ 2. 100 -14 - 16n = 106 → n = 5
Có X chiếm 15,0486% về khối lượng

MxMxy5.100% = 15, 0468% 
Zx+NX100+106.
100% = 15, 0468% → ZXNX = 31 (2)
Giải hệ (1) và (2) → ZX = 15 và NX = 16 → X là P
Vậy công thức của hợp chất là PCl5.

 


Câu 20:

Trong anion X3− có tổng số hạt là 111, số electron bằng 48% số khối. Nhận xét nào dưới đây về X là đúng ?

Xem đáp án

Đáp án A

Giả sử số proton, nơtron, electron của X lần lượt là p, n, e

Tổng số hạt trong X3- là 111

p + n +(e+3) = 111hay 2p+n=108 (1)

Trong X3- số e bằng 48% số khối

(e+3)=0,48(p+n)hay 0,52p-0,48n=-3  (2)

Từ (1) và (2) giải được p = 33 và n = 42

Vậy số khối của X là: A = 33 + 42 = 75

Loại B do số e của X là 33; 

Loại C, D do số hạt mang điện trong X là 33.2 = 66.

 


Bắt đầu thi ngay