IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Đề thi Hóa 10 Học kì 1

Đề thi Hóa 10 Học kì 1

Đề thi học kì 1 Hóa học 10 (Đề 3)

  • 3432 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần trắc nghiệm

Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định chu kì, số thứ tự ô nguyên tố của X trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án

Chọn D

Gọi số hạt proton, nơtron và electron của X lần lượt là p, n và e.

Theo bài ra ta có: 2p + n = 46 và 2p – n = 14.

Giải hệ phương trình ta được: p = 15 và n = 16.

Vậy X ở ô 15. Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p3. Vậy X ở chu kỳ 3.


Câu 2:

Tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy N - P - As - Sb - Bi (nhóm VA) biến đổi theo chiều:

Xem đáp án

Chọn D

Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới (chiều tăng dần của điện tích hạt nhân) tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.


Câu 3:

Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là

Xem đáp án

Chọn D

Phân tử N2 và HCl được cấu tạo nên từ các phi kim do đó liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị. 


Câu 4:

Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

Xem đáp án

Chọn A

X có 1 e lớp ngoài cùng do đó X là kim loại điển hình.

Y có 7 e lớp ngoài cùng do đó Y là phi kim điển hình.

Vậy liên kết giữa nguyên tử X và Y là liên kết ion.

 

Câu 5:

Cho biết cấu hình electron của nguyên tố A là 1s22s22p63s23p4 và cấu hình electron của nguyên tố B là 1s22s22p63s1. Phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn B

A có 6 e ở lớp ngoài cùng do đó A là phi kim.

B có 1 e ở lớp ngoài cùng do đó B là kim loại.


Câu 6:

Hợp chất của một nguyên tố có công thức RH2. Oxit cao nhất của R chiếm 40% khối lượng R. R là:

Xem đáp án

Chọn C

Oxit cao nhất của R có dạng RO3. Theo bài ra có:

Đề kiểm tra học kì 1 Hóa học 10 (Đề 3) | Đề kiểm tra Hóa học 10 có đáp án

→ R = 32. Vậy R là lưu huỳnh (S).


Câu 7:

Cho phương trình phản ứng hóa học sau:

8Fe + 30HNO3  8FeNO33 + 3N2O + 15H2O. Trong phản ứng trên chất khử là:

Xem đáp án

Chọn A

Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 lên +3 sau phản ứng. Vậy Fe là chất khử.


Câu 8:

Nguyên tố X có Z = 20. Vị trí của X trong hệ thống hoàn:


Câu 9:

Trong các phân tử sau, phân tử có liên kết ba giữa hai nguyên tử là:

Xem đáp án

Chọn D

Ta có CTCT của các chất:

F – F; O = C = O; H – H; N ≡ N.

Vậy chỉ có phân tử chỉ có liên kết ba giữa hai nguyên tử là N2.


Câu 11:

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxy hóa khử.

Xem đáp án

Chọn D

FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S

Phản ứng này không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố sau phản ứng nên không là phản ứng oxi hóa – khử.


Câu 12:

Trong phản ứng hoá học sau: 3Cl2 + 6KOH  KClO3 + 5KCl + 3H2O. Cl2 đóng vai trò là gì?

Xem đáp án

Chọn B

Clo có số oxi hóa tăng từ 0 lên +5 và giảm từ 0 xuống -1 sau phản ứng nên Cl2 vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương