Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hóa học Bộ đề ôn tập lý thuyết môn Hóa Học lớp 10 cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề ôn tập lý thuyết môn Hóa Học lớp 10 cực hay có lời giải chi tiết

Bài luyện tập số 1

  • 19973 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Giá trị nào dưới đây không bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng

Xem đáp án

Trong nguyên tử:

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = số hiệu nguyên tử = Z.

Điện tích hạt nhân = Z+.

→ Giá trị điện tích hạt nhân không bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng


Câu 3:

Nhận xét nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án A đúng.

Đáp án B sai. Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

Đáp án C sai. Số nguyên tố ở chu kì 3 là 8.

Đáp án D sai. Số chu kì nhỏ bằng 3.


Câu 4:

Số nguyên tố trong chu kì 3 và chu kì 5 lần lượt là

Xem đáp án

Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7. Số thứ tự chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

- Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố là H (Z = 1) và He (Z = 2).

- Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố, từ Li (Z = 3) đến Ne (Z = 10).

- Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố, từ Na (Z = 11) đến Ar (Z = 18).

- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố, từ K (Z = 19) đến Kr (Z = 36).

- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố, từ Rb (Z = 37) đến Xe (Z = 54).

- Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố, từ Cs (Z = 55) đến Rn (Z = 86).

- Chu kì 7: bắt đầu từ nguyên tố Fr (Z = 87) đến nguyên tố có số thứ tự 110 (Z = 110). Đây là một chu kì chưa hoàn thành.


Câu 5:

Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng

Xem đáp án

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần


Câu 6:

Mỗi chu kì thường bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào

Xem đáp án

Mỗi chu kì đều bắt đầu từ nhóm IA kết thúc là nhóm VIIIA

Chu kì 1: bắt đầu từ phi kim H (Z = 1), kết thúc là khí hiếm He (Z = 2).

Chu kì 2: bắt đầu từ kim loại kiềm Li (Z = 3), kết thúc là khí hiếm Ne (Z = 10).

Chu kì 3: bắt đầu từ kim loại kiềm Na (Z = 11), kết thúc là khí hiếm Ar (Z = 18).

Chu kì 4: bắt đầu từ kim loại kiềm K (Z = 19), kết thúc là khí hiếm Kr (Z = 36).

Chu kì 5: bắt đầu từ kim loại kiềm Rb (Z = 37), kết thúc là khí hiếm Xe (Z = 54).

Chu kì 6: bắt đầu từ kim loại kiềm Cs (Z = 55), kết thúc là khí hiếm Rn (Z = 86).

→ Mỗi chu kì thường bắt đầu từ kim loại kiềm và kết thúc là khí hiếm


Câu 7:

Trong những câu sau đây, câu nào đúng

Xem đáp án

Đáp án A sai vì trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Đáp án B đúng.

Đáp án C sai vì nguyên tử của các nguyên tố có cùng nhóm có cùng số electron hóa trị bằng nhau.

Đáp án D sai vì chu kì 1 bắt đầu là một phi kim H (Z=1), kết thúc là một khí hiếm Ne (Z=2).


Câu 8:

Các nguyên tố nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn là

Xem đáp án

Các nguyên tố nhóm B đều thuộc chu kì lớn. Chúng là các nguyên tố d và nguyên tố f, còn được gọi là các kim loại chuyển tiếp.

→ Chọn B.


Câu 9:

Các nguyên tử của nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron, mà quyết định tính chất của nhóm

Xem đáp án

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ một số ngoại lệ).

→ Các nguyên tử của nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn đều có số electron lớp ngoài cùng bằng 7


Câu 14:

Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VIB. Nhận xét nào sau đây là sai


Câu 15:

Cho biết một nguyên tử nguyên tố Cu có kí hiệu. Nhận xét nào sau đây không đúng:


Câu 16:

Anion đơn nguyên tử Xn-có tổng số hạt mang điện là 18. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là


Câu 17:

Một nguyên tử R có tổng số hạt là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Tìm kết luận không đúng:


Câu 18:

Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là:


Câu 21:

Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là: 3p4. Hãy xác định câu đúng trong các câu sau khi nói về nguyên tử X.


Câu 23:

Ion X2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:


Câu 25:

Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là . Nhận xét nào sau đây là đúng

ZX=13, ZY=17


Câu 30:

Cation M2+có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5. M thuộc


Câu 31:

Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một phân nhóm chính ở chu kì 2 và 3 có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau là:

Xem đáp án

Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2 và 3 đều có 8 nguyên tố. Hai nguyên tố cùng thuộc phân nhóm chính ở chu kì 2 và 3 có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau là 8.

Chu kì 3 có 3 nguyên tố và chu kì 4 có 18 nguyên tố. Nếu hai nguyên tố đều thuộc một phân nhóm chính ở chu kì 3 và 4 có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau là 8 hoặc 18.

Chu kì 4 và 5 đều có 18 nguyên tố. Nếu hai nguyên tố đều thuộc một phân nhóm chính ở chu kì 4 và 5 có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau là 18.

Chu kì 5 có 18 nguyên tố, chu kì 6 có 32 nguyên tố. Nếu hai nguyên tố đều thuộc một phân nhóm chính ở chu kì 5 và 6 có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau là 18 hoặc 32.

Chu kì 6 có 32 nguyên tố, chu kì 7 đang hoàn thiện có 32 nguyên tố. Nếu hai nguyên tố đều thuộc một phân nhóm chính ở chu kì 6 và 7 có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn kém nhau 32.


Câu 32:

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có

Xem đáp án

Nguyên tử của các nguyên tố trong một nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. Sự giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong một nhóm A


Câu 34:

Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố:

Xem đáp án

Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

→ Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He).

→ Chọn B.


Câu 35:

Phát biểu nào sau đây là không đúng:

Xem đáp án

Đáp án C sai vì số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử


Câu 38:

Cho biết nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIB. Phát biểu nào dưới đây không đúng về nguyên tố X


Câu 39:

Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?


Câu 40:

Cho những câu sau đây, câu nào sai

Xem đáp án

Đáp án D sai. Các chu kì 2, 3, 4, 5, 6, 7 bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. Tuy nhiên chu kì 1, bắt đầu là H không phải là kim loại kiềm.


Câu 41:

Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm chính kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là

Xem đáp án

- TH1: X, Y đứng cạnh nhau trong bảng tuần hoàn

Giả sử số hiệu của nguyên tử X là Z →  số hiệu của Y là Z + 1.

Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51 →  Z + Z + 1 = 51  Z = 25.

Vậy số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là X (Z = 25), Y (Z = 26) →  loại vì Z = 25, Z = 26 thuộc phân nhóm phụ.

- TH2: X, Y không đứng cạnh nhau trong bảng tuần hoàn

Giả sử số hiệu nguyên tử của X là Z →  số hiệu nguyên tử của Y là Z + 11

Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51  Z + Z + 11 = 51 →  Z = 20

Vậy số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là X (Z = 20), Y (Z = 31) →  thỏa mãn.

 Chọn B.


Câu 42:

Cho các thông tin sau:

Ion X2-có cấu trúc electron: 1s22s22p63s23p6

Nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.

Ion Z2+có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29.

Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là:


Câu 47:

Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan