IMG-LOGO

Đề số 9

  • 1594 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một vật dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 10cm. Dao động này có biên độ là:
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Chiều dài quỹ đạo của vật dao động: L=2A

Giải chi tiết:

Chiều dài quỹ đạo của vật là: L=2AA=L2=102=5cm


Câu 2:

Khi nói về sóng cơ phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn, lỏng, khí

Giải chi tiết:

Sóng cơ lan truyền trong chất rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không


Câu 3:

Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là x1=4cos10t+π4cm và x2=3cos10t3π4cm . Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Sử dụng máy tính bỏ túi để tìm biên độ dao động tổng hợp

Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng: v=ωA

Giải chi tiết:

Sử dụng máy tính bỏ túi, ta có: 4π4+33π4=1π4A=1cm

Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là: v=ωA=10.1=10cm/s


Câu 4:

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện chạy qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Cường độ dòng điện: i=q'

Giải chi tiết:

Cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là:

i=q'i sớm pha hơn q góc π2

Cường độ dòng điện và điện tích có cùng tần số


Câu 5:

Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Độ lệch pha giữa hai phần tử môi trường: Δφ=2πdλ

Giải chi tiết:

Khoảng cách giữa hai phần tử môi trường gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng


Câu 7:

Biết I0 là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Mức cường độ âm: L=10lgII0dB

Giải chi tiết:

Mức cường độ âm là: L=10lgII0dB


Câu 8:

Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m . Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3 mm có vân sáng bậc 3. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Vị trí vân sáng bậc k:x=ki

Khoảng vân: i=λDa

Giải chi tiết:

Vị trí của điểm M là: x=ki=kλDa3.103=3.λ.21.103

λ=0,5.106m=0,5μm


Câu 9:

Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ môi trường (1) sang môi trường (2) thì bước sóng giảm đi 0,1μm và vận tốc truyền giảm đi 0,5.108m/s . Trong chân không ánh sáng này có bước sóng
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Vận tốc truyền sóng: v=λf

Ánh sáng khi truyền qua các môi trường khác nhau luôn có tần số không đổi

Giải chi tiết:

Độ giảm vận tốc của sóng này khi truyền qua hai môi trường là:

v2v1=λ2fλ1f=λ2λ1f

f=v2v1λ2λ1=ΔvΔλ=0,5.1080,1.106=5.1014Hz

Bước sóng của ánh sáng này trong chân không là:

λ=cf=3.1085.1014=0,6.106m=0,6μm


Câu 10:

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng thang sóng điện từ

Giải chi tiết:

Ta có bảng thang sóng điện từ:

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là: (ảnh 1)

Từ bảng thang sóng điện từ, các bức xạ có bước sóng giảm dần là: tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen


Câu 11:

Gọi nd,nt nv  lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím, vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc: ndnnt

Giải chi tiết:

Sắp xếp đúng là: nd<nv<nt


Câu 12:

Tần số góc của dao động điện từ trong mạch LC lí tưởng được xác định bởi biểu thức
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tần số góc của mạch dao động: ω=1LC

Giải chi tiết: 

Tần số góc của mạch dao động là: ω=1LC


Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ ?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết sóng điện từ

Giải chi tiết:

Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ → A đúng, C sai

Sóng điện từ là sóng ngang → B đúng

Sóng điện từ lan truyền được trong chân không → D đúng


Câu 14:

Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox . Vectơ gia tốc của chất điểm có
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Gia tốc: a=ω2x

Giải chi tiết:

Vecto gia tốc có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng


Câu 15:

Một con lắc đơn dao động với biên độ góc 0,1rad; tần số góc 10rad/s và pha ban đầu 0,79rad . Phương trình dao động của con lắc là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Phương trình dao động của con lắc đơn: α=α0cosωt+φ

Giải chi tiết:

Phương trình dao động của con lắc là: α=0,1cos10t+0,79rad


Câu 16:

Một vật nhỏ có khối lượng 500g dao động điều hòa dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F=0,8cos4tN . Dao động của vật có biên độ là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Lực kéo về: k=ma=mω2x

Giải chi tiết:

Độ lớn lực kéo về cực đại tác dụng lên vật là:

F0=mω2AA=Fmω2=0,80,5.42=0,1m=10cm


Câu 17:

Đặt điện áp u=U0cosωt (U không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Trên hình vẽ, các đường (1), (2) và (3) là đồ thị của các điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở UR , hai đầu tụ điện UC và hai đầu cuộn cảm UL theo tần số góc ω. Đường (1), (2) và (3) theo thứ tự tương ứng là:

Đặt điện áp u = U0 cosOmegat (U không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Hiệu điện thế hiệu dụng: UR=U.RR2+ZLZC2UL=U.ωLR2+ZLZC2UC=U.1ωCR2+ZLZC2

Giải chi tiết:

Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử khi ω=0  là: UR=0UL=0UC=U

→ Đồ thị (1) tương ứng là đồ thị UC

Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở có giá trị cực đại là:

URmax=U=UCω=0 đồ thị (2) tương ứng với đồ thị UR


Câu 18:

Một vật dao động điều hòa khi có li độ 3cm thì nó có động năng bằng 8 lần thế năng. Biên độ dao động của vật là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Thế năng: Wt=12kx2

Cơ năng: W=Wt+Wd=12kA2 b

Giải chi tiết:

Khi vật có li độ x=3cm , động năng của vật:

Wd=8WtWt=19W12kx2=19.12kA2

x=13AA=3x=3.3=9cm


Câu 19:

Chọn câu sai khi nói về đặc điểm của dao động cưỡng bức?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết dao động cưỡng bức

Giải chi tiết:

Tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số ngoại lực → A đúng

Tần số dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số riêng của vật dao động → B sai

Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực, tần số của ngoại lực và tần số riêng của vật dao động → C, D đúng


Câu 20:

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x=10cos8t+π3cm (t tính bằng s). Khi vật đi qua qua vị trí cân bằng, tốc độ của vật là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Tốc độ của vật ở vị trí cân bằng: v=ωA

Giải chi tiết:

Tốc độ của vật ở vị trí cân bằng là: v=ωA=8.10=80cm/s


Câu 21:

Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1,S2 đến điểm M có độ lớn bằng
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến vân tối trên màn: d2d1=k+12λ

Giải chi tiết:

Tại điểm M là vân tối thứ 3k=2

Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến điểm M là: 

d2d1=k+12λ=2+12λ=2,5λ


Câu 22:

Một con lắc lò xo gồm một viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng 45 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số ωF . Biết biên độ dao động của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF=15rad/s thì biên độ dao động của viên bi đại giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Biên độ của vật đạt giá trị cực đại khi xảy ra cộng hưởng: ω=ω0

Tần số dao động riêng của con lắc: ω0=km

Giải chi tiết:

Viên bi dao động với biên độ cực đại → xảy ra hiện tượng cộng hưởng

Tần số của ngoại lực là: ωF=ω0=kmm=kωF2=45152=0,2kg=200g

Câu 23:

Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 B0 . Thời điểm t=t0 , cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng 0,5E0. Đến thời điểm t=t0+0,75T , cảm ứng từ tại M có độ lớn là:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Điện trường và từ trường biến thiên cùng pha: EB=E0B0

Cường độ điện trường tại hai thời điểm vuông pha: E12+E22=E02

Giải chi tiết:

Độ lệch pha giữa thời điểm t0 t=t0+0,75T là:

Δφ=ωΔt=2πT.0,75T=3π4 cường độ điện trường giữa hai thời điểm này vuông pha nhau

Ta có: E12+E22=E020,5E02+E22=E02E2=3E02

Điện trường và từ trường biến thiên cùng pha, ta có: E2B2=E0B0B2=B0.E2E0=3B02


Câu 24:

Một mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện trong mạch có phương trình i=50cos2000tmA (t tính bằng s). Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch là 20mA , điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Điện tích cực đại: Q0=I0ω

Công thức độc lập với thời gian: i2I02+q2Q02=1

Giải chi tiết:

Điện tích cực đại trên tụ điện là: Q0=I0ω=0,052000=2,5.105C

Ta có công thức độc lập với thời gian: i2I02+q2Q02=1202502+q22,5.1052=1q±2,3.105C

Điện tích có giá trị gần nhất với giá trị 2,4.105C


Câu 25:

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i=0,04cos1000tA . Tần số góc dao động trong mạch là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Phương trình cường độ dòng điện: i=I0cosωt+φ

Trong đó: i là cường độ dòng điện tức thời

I0 là cường độ dòng điện cực đại

ω là tần số góc

φ là pha ban đầu

ωt+φ là pha dao động


Câu 26:

Quang phổ liên tục

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết đặc điểm của quang phổ liên tục

Giải chi tiết:

Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát


Câu 27:

Thực hiện thí nghiệm Yâng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Khoảng vân: i=λDa

Giải chi tiết:

Khi thay ánh sáng đơn sắc có bước sóng khác, vị trí vân trung tâm không thay đổi

Khoảng vân giao thoa: i=λDai~λ

Ta có bước sóng: λv>λliv>il


Câu 28:

Đặt điện áp u=2002cos100πtV vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R=100Ω , tụ điện có C=1042πF và cuộn cảm thuần có L=1πH  mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện cực đại qua đoạn mạch là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Cảm kháng của cuộn dây: ZL=ωL

Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC

Cường độ dòng điện cực đại: I0=U0R2+ZLZC2

Giải chi tiết:

Cảm kháng của cuộn dây và dung kháng của tụ điện là:

ZL=ωL=100π.1π=100ΩZC=1ωC=1100π.1042π=200Ω

Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là: I0=U0R2+ZLZC2=20021002+1002002=2A


Câu 29:

Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,75μm , khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ này là 1,5 . Giá trị của λ 

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc: n=cv=λ0λ

Giải chi tiết:

Bước sóng của ánh sáng khi truyền trong thủy tinh là: λ=λ0n=0,751,5=0,5μm=500nm


Câu 30:

Cho một máy phát dao động điện từ có mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm L=1πmH và một tụ điện có C=4πnF . Biết tốc độ của sóng điện từ trong chân không là c=3.108m/s .
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Bước sóng của sóng điện từ: λ=2πcLC

Giải chi tiết:

Bước sóng của máy phát ra là: λ=2πcLC=2π.3.108.103π.4.109π=1200m


Câu 31:

Cầu vồng sau cơn mưa được tạo ra do hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết tán sắc ánh sáng

Giải chi tiết:

Cầu vồng sau cơn mưa được tạo ra do hiện tượng tán sắc ánh sáng


Câu 32:

Trong thí nghiệm khe Young ta thu được hệ thống vân sáng, vân tối trên màn. Xét hai điểm A,B đối xứng qua vân trung tâm, khi màn cách hai khe một khoảng là D thì A,B là vân sáng. Dịch chuyển màn ra xa hai khe một khoảng d thì  là vân sáng và đếm được số vân sáng trên đoạn AB trước và sau khi dịch chuyển màn hơn kém nhau 4. Nếu dịch tiếp màn ra xa hai khe một khoảng 9d nữa thì A,B lại là vân sáng và nếu dịch tiếp màn ra xa nữa thì tại A và B không còn xuất hiện vân sáng nữa. Tại A khi chưa dịch chuyển màn là vân sáng thứ mấy?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Khoảng vân: i=λDa

Vị trí vân sáng: xs=ki

Giải chi tiết:

Ban đầu, tại A là vân sáng, ta có: xA=ki=kλDa

Khi dịch chuyển màn ra xa một khoảng d, tại A có: xA=k'i'=k'.λD+da

Lại có: i'>i  số vân sáng trên AB giảm

Trên AB có số vân sáng giảm 4 vân k'=k2

xA=kλDa=k2λD+dakD=k2D+d1

Nếu dịch chuyển tiếp màn ra xa 9d và nếu nếu dịch tiếp màn ra xa nữa thì tại A và B không còn xuất hiện vân sáng → tạiA là vân sáng bậc 1k''=1

Ta có: xA=k''.i''=1.λD+10da=λD+10da

xA=kλDa=λD+10dakD=D+10dd=k1D10

Thay vào (1), ta có:

kD=k2.D+k1D10k=k2.1+k110k=6


Câu 33:

Trong giờ thực hành, học sinh muốn tạo một máy biến thế với số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp 4 lần cuộn thứ cấp. Do xảy ra sự cố nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Để xác định số dây bị thiếu, học sinh này dùng vôn kế lý tưởng và đo được tỉ số điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là 1675 . Sau đó học sinh quấn thêm vào cuộn thứ cấp 48 vòng nữa thì tỉ số điện áp hiệu dụng nói trên là 67300 . Bỏ qua mọi hao phí của máy biến áp. Để được máy biến áp có số vòng dây đúng như dự định thì học sinh đó phải cuốn tiếp bao nhiêu vòng
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức máy biến áp: U2U1=N2N1

Giải chi tiết:

Tỉ số điện áp hiệu dụng giữa cuộn thứ cấp và sơ cấp ban đầu là: U2U1=N2N1=16751

Khi quấn thêm 48 vòng ở cuộn thứ cấp, tỉ số điện áp hiệu dụng là: U2'U1=N2'N1=N2+48N1=673002

Chia (1) và (2) ta có: N2N2+48=6467N2=1024vongN1=4800vong

Số vòng dây dự định của cuộn thứ cấp là: N02=N14=1200vong

Số vòng cần quấn thêm là: N=N02N248=128vong

Câu 34:

Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 15cm và hai đầu cố định. Khi chưa có sóng thì M và N là hai điểm trên dây với AM = 4cm và BN = 2,25cm. Khi xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy trên dây có 5 bụng sóng và biên độ bụng sóng là 1cm. Tỉ số giữa khoảng cách lớn nhất và khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm M, N gần với giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Chiều dài dây: l=kλ2

Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp: λ2

Hai điểm thuộc số bó sóng cùng chẵn hoặc cùng lẻ thì dao động cùng pha

Hai điểm có một điểm thuộc một bó sóng chẵn, một điểm thuộc bó sóng lẻ thì dao động ngược pha

Biên độ dao động: AM=Absin2πdλ

Giải chi tiết:

Khoảng cách giữa hai điểm  trên phương truyền sóng là: MN=ABAMNB=8,75cm

Trên dây có 5 bụng sóng k=5

Chiều dài dây là: l=kλ215=5.λ2λ=6cmλ2=3cm

→ điểm M thuộc bó sóng thứ 2, điểm N thuộc bó sóng thứ 5

→ hai điểm M, N dao động ngược pha

Xét trên phương dao động, khoảng cách giữa hai điểm M, N ngắn nhất khi chúng cùng đi qua vị trí cân bằng:

xmin=0dmin=xmin2+MN2=8,75cm

Biên độ dao động của hai điểm M, N là:

AM=Absin2π.AMλ=1.sin2π.46=32cmAN=Absin2π.BNλ=1.sin2π.2,256=22cm

Trên phương dao động, khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M, N là:

xmax=AM+AN=32+221,57cm

dmax=xmax2+MN28,9cmdmaxdmin=8,98,751,02


Câu 35:

Hai chất điểm dao động điều hòa trên đường thẳng ngang dọc theo hai đường thẳng song song cạnh nhau và song song với trục Ox với cùng biên độ, tần số. Vị trí cân bằng của hai chất điểm nằm trên cùng đường thẳng vuông góc với Ox tại O. Trong quá trình dao động khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm theo phương Ox là 6cm và khi đó động năng của chất điểm 2 bằng 34  cơ năng dao động của nó. Biên độ dao động của hai chất điểm là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Khoảng cách giữa hai chất điểm lớn nhất khi chúng đối xứng qua vị trí cân bằng

Thế năng: Wt=12kx2

Cơ năng: W=Wd+Wt=12kA2

Giải chi tiết:

Hai chất điểm cùng biên độ có khoảng cách lớn nhất khi chúng đối xứng qua vị trí cân bằng:

dmax=2xx1=x2=dmax2=3cm

Động năng của chất điểm 2 là:

Wd2=34W2Wt2=14W2

12kx22=14.12kA22x2=A22A2=A1=2x2=6cm


Câu 36:

Tại thời điểm đầu tiên t = 0, đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với tần số 8Hz. Gọi P, Q là hai điểm cùng nằm trên sợi dây cách O lần lượt 2cm và 4cm. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 24cm/s , coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Biết vào thời điểm t=316s , ba điểm O, P, Q tạo thành một tam giác vuông tại P. Độ lớn của biên độ sóng gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Bước sóng: λ=vf

Độ lệch pha theo thời gian: Δφt=2πft

Độ lệch pha theo tọa độ: Δφx=2πdλ

Sử dụng vòng trong lượng giác

Định lí Pi – ta – go cho tam giác vuông

Giải chi tiết:

Bước sóng: λ=vf=248=3cm

Hai điểm P, Q trễ pha so với điểm O là:

φP=2π.OPλ=2π.23=4π3rad

φQ=2π.OQλ=2π.43=8π3=2π3rad

Ở thời điểm t = 0, điểm O ở vị trí cân bằng và đi lên, pha dao động của điểm O:π2rad

Ở thời điểm t=116s , vecto quay được góc: Δφt=2πft=2π.8.316=3πrad

→ pha dao động của điểm O:φO=π2+3π=5π2=π2rad

Ta có vòng tròn lượng giác:

Tại thời điểm đầu tiên t = 0, đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với tần số 8Hz. (ảnh 1)

Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy li độ của điểm P, Q ở thời điểm t là:

xP=Acosπ6=A32xQ=Acos2π3=A32

Tọa độ của các điểm O, P, Q là: O0;0;P2;A32;Q4;A32

Tam giác OPQ vuông tại POQ2=OP2+PQ2

42+A322=22+A322+422+A32A322A=1,63cm

Giá trị A gần nhất với giá trị 2cm

Câu 37:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U=240V , tần số f thay đổi. Khi thay đổi tần số của mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, người ta vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tổng trở của toàn mạch vào tần số như hình bên. Tính công suất của mạch khi xảy ra cộng hưởng

 Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U = 240(V) , tần số f thay đổi. Khi thay đổi tần số của mạch điện (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị

Tổng trở: Z=R2+ZLZC2

Công suất: P=U2RZ2

Giải chi tiết:

Tổng trở của mạch điện là: Z=R2+ωL1ωC2

Từ đồ thị ta thấy khi tần số f=50Hz , tổng trở của mạch đạt cực tiểu:

Zmin=R=100Ω trong mạch có cộng hưởng

Công suất của mạch khi có cộng hưởng là: P=U2R=2402100=576W


Câu 38:

Trong một thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khảng cách giữa hai khe là 0,5 mm , khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm. M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 1,5 cm . Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Khoảng vân: i=λDa

Vị trí vân sáng: x=ki

Giải chi tiết:

Tại điểm M có các vân sáng, ta có:

x=ki=kλDaλ=axkD=0,5.103.1,5.102k.2=3,75.106k

Nguồn phát là ánh sáng trắng bước sóng:

380.109λ760.109

380.1093,75.106k760.109

9,9k4,9

kmin=5λmax=7,5.107m=750nmkmax=9λmin=4,17.107m=417nm

λmax+λmin=1167nm


Câu 39:

Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất. Trong mỗi vùng không gian chứa mỗi con lắc có một điện trường đều. Hai điện trường này có cùng cường độ nhưng các đường sức hợp với nhau một góc α. Giữ hai con lắc ở vị trí các dây treo có phương thẳng đứng rồi thả nhẹ thì chúng dao động điều hòa trong cùng một mặt phẳng với biên độ góc 80 và có chu kì tương ứng là T1 T2 . Nếu T2>T1  thì α không thể nhận giá trị nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lực điện: F=qE=ma

Gia tốc trọng trường hiệu dụng: g1=g+a1

Công thức định lí hàm sin: asinA=bsinB=csinC

Giải chi tiết:

Lực điện tác dụng lên các con lắc là: F1=F2=qEa1=a2

Ta có hình vẽ:

Hai con lắc đơn giống hệt nhau mà các vật nhỏ mang điện tích như nhau, được treo ở một nơi trên mặt đất (ảnh 1)

Áp dụng định lí hàm sin cho các tam giác, ta có: 

a1sin80=gsin1720α1=g1sinα1a2sin80=gsin1720α2=g2sinα2

Lại có: a1=a2a1sin80=a2sin80

gsin1720α1=gsin1720α2

sin1720α1=sin1720α21720α1=18001720α2

α1+α2=1640

Xét chu kì của con lắc: T1=T22πlg1=2πlg2g1=g2

Mặt khác: g1sinα1=g2sinα2sinα1=sinα2α1+α2=1800

→ với mọi giá trị α1,α2  thỏa mãn α1+α2=1640 , luôn có T2>T1

Góc hợp bởi hai vecto cường độ điện trường:

α=α1α2α1=α+α2α+2α2=1640α2=1640α2

Ta có: α2001640α200α1640

Vậy α không thể nhận giá trị 1700


Câu 40:

Một vật chuyển động tròn đều xung quanh điểm O với đường kính 50cm được gắn một thiết bị thu âm. Hình chiếu của vật này lên trục Ox đi qua tâm của đường tròn chuyển động với phương trình x=Acos10t+φ . Một nguồn phát âm đẳng hướng đặt tại điểm H trên trục Ox và cách O một khoảng 100cm. Tại thời điểm t = 0, mức cường độ âm đo được có giá trị nhỏ nhất và bằng 50dB. Tại thời điểm mà hình chiếu của vật đạt tốc độ 1,253m/s lần thứ 2021 thì mức cường độ âm đo được có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Hình chiếu của chuyển động tròn đều lên đường kính là dao động điều hòa có biên độ A=R=d2

Công thức độc lập với thời gian: x2+v2ω2=A2

Sử dụng vòng tròn lượng giác

Cường độ âm: I=P4πr2

Hiệu hai mức cường độ âm: L2L1=lgI2I1

Giải chi tiết:

Hình chiếu của vật này lên trục Ox có biên độ là: A=d2=25cm=0,25m

Ở thời điểm đầu, mức cường độ âm đo được là nhỏ nhất:

 LminIminrmax=1,25mvật ở vị trí biên xa nhất so với điểm

Áp dụng công thức độc lập với thời gian, ta có:

x2+v2ω2=A2x2+1,2532102=0,252x=±0,125m

Trong một chu kì, có 4 lần vật đạt tốc độ 1,253m/s

Ta có vòng tròn lượng giác:

Một vật chuyển động tròn đều xung quanh điểm O với đường kính 50cm được gắn một thiết bị thu âm. (ảnh 1)

Từ vòng tròn lượng giác ta thấy vật có tốc độ 1,253m/s  lần thứ 2021 khi vật đi qua li độ 0,125m

Khoảng cách từ điểm M tới điểm H là:

r=MH=MK2+KH2=OM2OK2+OH+OK2

r=0,2520,1252+1+0,12521,1456m

Ta có hiệu mức cường độ âm:

LLmin=lgIImin=lgrmax2r2

L5=lg1,2521,14562L5,076B=50,76dB

Cường độ âm có giá trị gần nhất với giá trị 50,8dB

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan