Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Vật lý Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí (Đề 7)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí (Đề 7)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí (Đề 7)

  • 98 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một con lắc đơn chiều dài l, dao động điều hòa với biên độ góc α0.Tích số lα0  được gọi là

Xem đáp án

Trong dao động của con lắc đơn thì lα0  được gọi là biên độ cong của dao động. Chọn B.


Câu 3:

Âm có mức cường độ âm lớn hơn sẽ gây ra cảm giác âm

Xem đáp án

Âm có tần số lớn hơn sẽ gây ra cảm giác âm to hơn. Chọn A.


Câu 7:

Âm mà tai người nghe được có tần số nằm trong khoảng

Xem đáp án

Âm mà tai người nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz. Chọn B.


Câu 8:

Chọn phát biểu sai. Với mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì

Xem đáp án

Đoạn mạch chỉ chứa tụ thì dòng điện sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch → D sai.

Chọn D.


Câu 9:

Một sóng điện từ có tần số f, lan truyền trong chân không với tốc độ c. Bước sóng λ của sóng này là

Xem đáp án

Mối liên hệ giữa bước sóng λ , vận tốc truyền sóng c và tần số f của sóng điện từ λ=cf . Chọn C.


Câu 10:

Trên tủ lạnh hay bên ngoài vỏ của chai nước tiệt trùng, có ghi “diệt khuẩn bằng tia cực tím”, đó là

Xem đáp án

Người ta ứng dụng tia tử ngoại (tia cực tím) để diệt khuẩn. Chọn C.


Câu 11:

Tia Gamma có

Xem đáp án

Tia gamma có cùng bản chất là sóng điện từ với sóng vô tuyến. Chọn D.


Câu 12:

Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt một tấm nhôm có giới hạn quang điện 0,36 μm. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ  bằng

Xem đáp án

Để xảy ra hiện tượng quang điện thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện λ0,36 μm → bước sóng λ=0,43 μm không gây ra hiện tượng quang điện. Chọn A.


Câu 13:

Đường sức điện của điện trường gây bởi hai điện tích điểm Avà B được cho như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng?

Đường sức điện của điện trường gây bởi hai điện tích điểm A và B  được cho như hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Xem đáp án

Các đường sức từ là các đường cong khép kín, các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở vô cùng hoặc từ vô cùng và kết thúc ở điện tích âm →  A là điện tích âm và B là điện tích dương. Chọn C.


Câu 14:

Cho hạt nhân XZ1A1 và hạt nhân YZ2A2 có độ hụt khối lần lượt là Δm1  Δm2 . Biết hạt nhân XZ1A1 bền vững hơn hạt nhân YZ2A2. Hệ thức đúng

Xem đáp án

Hạt nhân  bền vững hơn hạt nhân  

 ElkXA1>ElkYA2

Δm1A1>Δm2A2

Chọn B.


Câu 15:

Một hạt sơ cấp có động năng bằng năng lượng nghỉ. Vận tốc của hạt đó xấp xỉ bằng

Xem đáp án

Ta có, động năng tương đối tính bằng hiệu năng lượng toàn phần và năng lượng nghỉ K=mc2m0c2=m0c2

m01v2c2=2m0→ v=3c=2,6.108 m/s. Chọn B 


Câu 16:

Trường tĩnh điện là môi trường vật chất bao quanh các

Xem đáp án

Điện trường tĩnh là môi trường vật chất bao quanh các điện tích đứng yên, biểu hiện của trường là tác dụng của lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. Chọn C.


Câu 17:

Dùng vôn kế khung quay để đo điện áp xoay chiều thì vôn kế đo được

Xem đáp án

Vôn kế khung quay hoạt động dựa trên lực từ tác dụng lên khung dây→ dòng điện xoay chiều dòng điện đổi chiều liên tục → lực tác dụng lên khung dây cũng thay đổi chiều → kim chỉ thị dao động quanh điểm 0 → không đo được. Chọn D.


Câu 18:

Kích thích dao động điều hòa của một con lắc lò xo. Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng mối liên hệ giữa li độ x và lực kéo về fkv tác dụng lên vật nặng của con lắc?

Kích thích dao động điều hòa của một con lắc lò xo. Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng mối liên hệ giữa li độ  và lực kéo về  (ảnh 1)

Xem đáp án

Sự phụ thuộc của lực kéo về vào li độ được biểu diễn bằng đồ thị hình 2 tương ứng với fkv=kx . Chọn B.


Câu 19:

Sóng cơ có bản chất là

Xem đáp án

Sóng cơ có bản chất là dao động cơ lan truyền trong các môi trường đàn hồi.

Chọn C.


Câu 21:

Trong mạch dao động có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của một bản tụ là q0 . Khi dòng điện có giá trị là i, điện tích một bản của tụ là q thì tần số dao động riêng của mạch là

Xem đáp án

Trong mạch dao động LC thì điện tích q trên một bản tụ và cường độ dòng điện i trong mạch luôn dao động vuông pha nhau

iI02+qq02=1iq02πf2+qq02=1 f=i2πq02q2Chọn C 


Câu 22:

Trong các phòng điều trị Vật lí trị liệu tại các bệnh viện thường trang bị bóng đèn dây tóc vonfram có công suất từ 250 W đến 1000 W vì bóng đèn này là nguồn

Xem đáp án

Các bóng đèn này là nguồn phát tia hồng ngoại có tác dụng sưởi ấm làm máu lưu thông tốt. Chọn B.


Câu 23:

Năng lượng của một phôtôn ứng với một bức xạ đơn sắc là 2,11 eV. Bức xạ đơn sắc này có màu

Xem đáp án

Bước sóng của bức xạ λ=hcε=6,625.1034.3.1082,11.1,6.1019=0,58 μm → ánh sáng vàng. Chọn A.


Câu 25:

Số nơtron của hạt nhân U92235  nhiều hơn số nơtron của hạt nhân P82206b 

Xem đáp án

Số nơtron của hạt nhân U92235  là:23592=143

Số nơtron của hạt nhân P82206b  là:  20682=124

Vậy hai hạt nhân có số notron hơn kém nhau 19. Chọn A.


Câu 26:

Hai điện tích điểm có độ lớn đều bằng q đặt cách nhau 6 cm trong không khí. Trong môi trường đó, một điện tích được thay bằng -q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi, thì khoảng cách giữa chúng là

Xem đáp án

Ta thấy rằng việc thay đổi điện tích +q thành điện tích -q thì tích độ lớn của hai điện tích vẫn không đổi.

→ Để lực tương tác có độ lớn không đổi thì khoảng cách giữa hai điện tích vẫn là 6 cm. Chọn D 


Câu 27:

Nếu tăng chiều dài của con lắc đơn lên 4 lần thì chu kì dao động của con lắc sẽ

Xem đáp án

Khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì chu kì dao động sẽ tăng lên 2 lần.

Chọn B.


Câu 28:

Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ A1=A2=12 cm và lệch pha nhau một góc 1200 là một dao động có biên độ

Xem đáp án

Biên độ dao động tổng hợp:A=A12+A22+2A1A2cosΔφ

 

A=122+122+2.122.122cos1200=12 cm. Chọn B 


Câu 29:

Một vật dao động điều hòa có biên độ A và chu kì T, mốc thời gian (t = 0 ) là lúc vật đi qua vị trí cân bằng, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Ta có:

o    t = 0,vật đi qua vị trí cân bằng → điểm M trên đường tròn.

o  sau  T8 quét thêm góc π4→ quãng đường đi được tương ứng là S=22A. Chọn B 


Câu 30:

Một người định quấn một máy hạ áp lí tưởng để giảm điện áp từ U1=220 V xuống U2=20 V. Người đó đã quấn đúng số vòng của sơ cấp và thứ cấp nhưng do sơ suất lại quấn thêm một số vòng ngược chiều lên cuộn thứ cấp. Khi thử máy với điện áp U1=220 V thì điện áp hai đầu cuộn thứ cấp đo được là U2=11 V. Biết rằng, khi máy làm việc thì suất điện động hiệu dụng xuất hiện trên mỗi vòng dây là 1 V/vòng. Số vòng dây bị quấn ngược là

Xem đáp án

Số vòng dây nếu quấn đúng của máy biến áp sẽ là N1=220 vòng và N2=20 vòng.

o  khi bị quấn ngược thì dòng điện chạy qua các vòng dây này ngược chiều so với các dòng còn.

o  nếu ta quấn ngược n vòng thì suất điện động trong n vòng này sẽ triệt tiêu n vòng quấn đúng.

U2U1=N1N2n22011=22020n→ n = 9. Chọn A 


Câu 31:

Mạch điện RLC  như hình vẽ. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u=2002cos100πt+π3 V. Biết công suất định mức của bóng đèn dây tóc  D (coi như một điện trở thuần) là 200 W và đèn sáng bình thường. Điện trở thuần của cuộn dây là r = 50Ω. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là

Mạch điện RLC như hình vẽ. Đặt vào hai đầu AB  một hiệu điện thế xoay chiều có dạng u = 200 căn 2 cos(100 pi t + pi/3)V (ảnh 1)

Xem đáp án

Công suất tiêu thụ của mạch bằng tổng công suất tiêu thụ trên cuộn dây và công suất tiêu thụ của đèn P=PL+PD  UIcosφ=I2r+200

50I2200cosφI+200=0

Để đèn sáng bình thường thì dòng chạy qua mạch phải đúng bằng giá trị định mức duy nhất, phương trình trên cho nghiệm duy nhất khi Δ=0

200.cosφ24.50.200=0  cosφ=1 → φ=2kπ

Thay vào phương trình của I ta tìm được I = 2 A → I=22cos100πt+π3 A.

Chọn B.


Câu 32:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, nguồn S cách đều hai khe, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Nguồn S phát ánh sáng tạp sắc gồm hai thành phần đơn sắc có bước sóng 500 nm và 650 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Vị trí trên mà tại đó có vân sáng trùng màu với vân trung tâm cách vân trung tâm một khoảng gần nhất là

Xem đáp án

Vị trí hệ hai vân sáng trùng nhau:

k1k2=λ2λ1=650500=1310→ vị trí trùng gần vân trung tâm nhất ứng với vân sáng bậc k1=13 của bức xạ λ1=500 nm và vân sáng bậc k2=10  của bức xạ λ2=650 nm.

xmin=k1i1trung=131,2.500.1091.103=7,8 mm. Chọn B 


Câu 33:

Hạt nhân U92234  đang đứng yên thì phân rã phóng xạ α . Thực nghiệm đo được động năng của hạt α bằng 12,89 MeV. Sự sai lệch giữa giá trị tính toán và giá trị đo được được giải thích bằng việc phát ra bức xạ γ  cùng với hạt α trong quá trình phân rã U92234 . Khối lượng hạt nhân U92234; T90230h  và hạt α lần lượt bằng 233,9904 u; 229,9737 u và 4,00151 u. Biết rằng hằng số Placnk, vận tốc ánh sáng trong chân không và điện tích nguyên tố có giá trị lần lượt bằng 6,625.1034 Js; c=3.108 m/s và e=1,6.1019 C. Cho biết 1u=931,5MeVc2.Bước sóng của bức xạ γ  phát ra bằng

Xem đáp án

U92324α24+T90230h

Năng lượng của phản ứng

ΔE=mUmαmThc2=233,99044,00151229,9737.931,5=14,15MeV (1) 

Phương trình bảo toàn động lượng cho phản ứng

0=pα+pThpTh=pαpTh2=pα2 2mThKTh=2mαKα

KTh=mαmThpα=4230pα=2115pα

Mặt khác: ΔE=KTh+Kα=1+2115Kα (2) 

Từ (1) và (2) suy ra: Kα=14,151+2115=13,91 (MeV)

So sánh với kết quả đo được, ta nhận thấy phần chênh lệch năng lượng chính bằng năng lượng của photon phát ra →ε=1,02 MeV

λ=hcε=6,625.1034.3.1081,02.106.1,6.1019=1,22.1012m. Chọn C.

 


Câu 34:

Vinasat – 1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam (vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh mà ta quan sát nó từ trái đất dường như nó đứng im trên không). Điều kiện để có vệ tinh địa tĩnh là phải phóng vệ tinh sao cho mặt phẳng quay của nó nằm trong mặt phẳng xích đạo của trái đất, chiều chuyển động theo chiều quay của trái đất và có chu kì quay đúng bằng chu kì tự quay của trái đất là 24 giờ. Cho bán kính trái đất km. Biết vệ tinh quay trên quỹ đạo với tốc độ dài 3,07 km/s. Khi vệ tinh phát sóng điện từ, tỉ số giữa thời gian dài nhất và ngắn nhất sóng đến được mặt đất là

Xem đáp án

Vinasat – 1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam (vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh mà ta quan sát nó từ trái đất dường như nó đứng im trên không).  (ảnh 1)

Tốc góc trong chuyển động quay quanh tâm Trái Đất của vệ tinh

ω=2πT=2π24.36007,27.105rad/s

Mối liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều
v=R+hω R+h=vω=3,07.1037,27.105=42000 km

Khi vệ tinh phát sóng, thời gian ngắn nhất đến mặt đất ứng với sóng truyền thẳng hướng xuống đất, thời gian xa ứng ứng với sóng truyền theo phương tiếp tuyến

tmaxtmin=R+h2R2h1,16 . Chọn C.


Câu 35:

Hiện tượng giao thoa sóng mặt nước do hai nguồn điểm A, B kết hợp và đồng pha, cách nhau 48 cm gây ra. Tại điểm M  trên mặt nước, với MA vuông góc với AB và MA = 36 cm thì M trên một đường cực tiểu giao thoa, còn MB cắt đường tròn đường kính AB tại N thì N trên một đường cực đại giao thoa, giữa M và N chỉ có một đường cực đại giao thoa, không kể đường qua N. Trong đường tròn đường kính AB số điểm dao động với biên độ cực đại cùng bậc với N và ngược pha với nguồn là

Xem đáp án

Hiện tượng giao thoa sóng mặt nước do hai nguồn điểm A, B kết hợp và đồng pha, cách nhau 48 cm gây ra. (ảnh 1)

Vì N nằm trên đường tròn đường kính AB   vuông góc NB.

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông AMB, ta có

1AM2+1AB2=1AN21362+1482=1AN2AN=28,8

Trong tam giác vuông ANB thì NB=AB2AN2=48228,82=38,4 cm

là một cực đại, giữa N và M còn có một cực đại khác → nếu N là cực đại thứ k thì M là cực tiểu thứ k + 1,5

BNAN=kλBMAM=k+1,5λ38,428,8=kλ6036=k+1,5λ

λ=9,6 cm, N là cực đại ứng với k = 1 

Để các phần tử môi trường thuộc cực đại k = 1, ngược pha với nguồn thì 
d1+d2=nλ với n nhận các giá trị 2,4,6,8,... (là một số chẵn) 

Xét trên nửa đường tròn nằm phía trên AB thì

ABd1+d2AN+BN489,6n28,8+38,49,6

Vậy n = 6 

Trong đường tròn có 2 điểm (một điểm trên AB và hai điểm trong đường tròn) cực đại ứng với k = 1 ngược với hai nguồn. Chọn C.


Câu 36:

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng của một bụng sóng với một nút sóng cạnh nhau là 6 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1,2 m/s và biên độ dao động của bụng sóng là 4 cm. Gọi N là vị trí của nút sóng, P và Q là hai phần tử trên dây và ở hai bên của  có vị trí cân bằng cách lần lượt là 15 cm và 16 cm. Tại thời điểm t, phần tử có li độ  2cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Sau thời điểm đó một khoảng thời gian Δt  thì phần tử Q có li độ là 3 cm, giá trị của Δt  

Xem đáp án

Ta có: 

o  λ=24 cmT=λv=0,241,2=0,2 s.

o  NPx=λ2+λ8=15NQx=λ2+λ6=16 cm → aP=22abung=22aQ=32abung=23 cm.

o     P và Q nằmtrên hai bó sóng đối xứng nhau qua một nút → dao động ngược pha.

Tại thời điểm t, thì uP=aP2=2  cm thì uQ=aQ2=3  cm và cũng đang hướng về vị trí cân bằng → mất khoảng thời gian Δt=T4=0,05 s để Q có li độ là uQ=+32aQ=+3 cm. Chọn A.


Câu 38:

Hai điểm sáng A và B dao động điều hòa cùng phương trên cùng một đường thẳng có chung vị trí cân bằng O. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc li độ xA của điểm sáng A và li độ xB  của điểm sáng B theo thời gian

Kể từ lúc t = 0, hai điểm sáng này gặp nhau lần thứ 4 vào thời điểm nào sau đây?

Hai điểm sáng A và B dao động điều hòa cùng phương trên cùng một đường thẳng có chung vị trí cân bằng O. (ảnh 1)

Xem đáp án

Từ đồ thị, ta có

TA=10.2,46=4 ωA=π2 rad/s

TB=6.2,46=2,4s → ωB=5π6 rad/s

Phương trình của hai dao động

xA=Acosπ2t3π10 cm 

xB=Acos5π6t+5π6 cm 

Hai dao động gặp nhau : xA=xB

cos5π6t+5π6=cosπ2t3π10t=175+6kt=25+32k (*)

Từ (*), ta thấy rằng hai dao động gặp nhau lần thứ 4 ứng với t = 5,6s. Chọn D.


Câu 39:

Mạch điện gồm điện trở thuần R nối tiếp với hộp đen X và hộp đen Y. Biết X, Y là hai hộp có trở kháng phụ thuộc vào tần số như hình vẽ. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là không đổi và bằng 200 V. Khi thay đổi tần số dòng điện thì công suất tiêu thụ điện năng lớn nhất của mạch điện là 200 W và khi đó điện áp trên X là 60 V. Khi đưa tần số mạch điện tới giá trị là 50 Hz thì công suất của mạch gần giá trị nào nhất?

Mạch điện gồm điện trở thuần R nối tiếp với hộp đen X và hộp đen Y. Biết X, Y là hai hộp có trở kháng phụ thuộc vào tần số như hình vẽ. (ảnh 1)

Xem đáp án

Ta thấy rằng:

o  đồ thị X có dạng là một đường thẳng xiên góc → X chứa cuộn dây ZX=L2πf .

o  đồ thị Y có dạng là một hypebol → Y chứa tụ điện ZY=1C2πf .

Tại  ZX=ZY→ mạch xảy ra cộng hưởng, khi đó f=f0=4850=25  Hz

Công suất tiêu thụ trên mạch tương ứng Pmax=U2R

200=2002R --> R=200

Cường độ dòng điện trong mạch I=UR=200200=1 A

Cảm kháng và dung kháng tương ứng

ZX=ZY=UI

ZX=ZY=601=60Ω

Khi f=2f0=50 Hz thì dung kháng và cảm kháng tương ứng là

 Z'X=2ZX=120 Ω vàZ'Y=12ZY=30 Ω

Công suất tiêu thụ của mạch P=U2RR2+Z'YZ'X

P=2002.2002002+120302=166 W. Chọn A 


Câu 40:

Cho cơ hệ như hình vẽ. Các lò xo có độ cứng k = 10N/m; các vật A, B và C có khối lượng lần lượt là m. 4m 5m, với m = 500g. Ban đầu,    được giữ ở vị trí sao cho lò xo gắn với A bị giãn 8 cm còn lò xo gắn với vật B bị nén 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên cùng một đường thẳng đi qua giá đỡ I cố định như hình vẽ (bỏ qua ma sát giữa A, B với C). Lấy g = 10m/s2. Để C không trượt trên mặt sàn nằm ngang trong quá trình A và B dao động thì hệ số ma sát giữa  và mặt sàn có giá trị nhỏ nhất bằng

Cho cơ hệ như hình vẽ. Các lò xo có độ cứng k = 10N/m; các vật A, B và C có khối lượng lần lượt là m. 4m và 5m, với m = 500g. (ảnh 1)

Xem đáp án

Cho cơ hệ như hình vẽ. Các lò xo có độ cứng k = 10N/m; các vật A, B và C có khối lượng lần lượt là m. 4m và 5m, với m = 500g. (ảnh 2)

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. Phương trình dao động của các con lắc

xB=8cosωt+π cm

xA=8cos2ωt+π cm

Lực đàn hồi do các lò xo tác dụng lên điểm I

FI=FB+FA

FI=108.102cosωt+π+1008.102cos2ωt+π

FI=0,8cosωt+π+cos2ωt+π N

FI=0,8cosωt+cos2ωt N

FI=0,82cos2ωt+cosωt1 N (*)

Để  không trượt trên mặt sàn thì FIμN μFIN  (1)

Hệ số ma sát nhỏ nhất ứng với FI=max

Từ (*) ta thấy: FI=max  khi cosωt=1

FI=0,8.2.12+11=1,6 N (2)

Thay (2) vào (1): μ1,610.500.103=0,32 . Chọn B.


Câu 41:

Cho cơ hệ như hình vẽ. Các lò xo có độ cứng k = 10N/m; các vật A, B và C có khối lượng lần lượt là m. 4m 5m, với m = 500g. Ban đầu,    được giữ ở vị trí sao cho lò xo gắn với A bị giãn 8 cm còn lò xo gắn với vật B bị nén 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên cùng một đường thẳng đi qua giá đỡ I cố định như hình vẽ (bỏ qua ma sát giữa A, B với C). Lấy g = 10m/s2. Để C không trượt trên mặt sàn nằm ngang trong quá trình A và B dao động thì hệ số ma sát giữa  và mặt sàn có giá trị nhỏ nhất bằng

Cho cơ hệ như hình vẽ. Các lò xo có độ cứng k = 10N/m; các vật A, B và C có khối lượng lần lượt là m. 4m và 5m, với m = 500g. (ảnh 1)

Xem đáp án

Cho cơ hệ như hình vẽ. Các lò xo có độ cứng k = 10N/m; các vật A, B và C có khối lượng lần lượt là m. 4m và 5m, với m = 500g. (ảnh 2)

Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ. Phương trình dao động của các con lắc

xB=8cosωt+π cm

xA=8cos2ωt+π cm

Lực đàn hồi do các lò xo tác dụng lên điểm I

FI=FB+FA

FI=108.102cosωt+π+1008.102cos2ωt+π

FI=0,8cosωt+π+cos2ωt+π N

FI=0,8cosωt+cos2ωt N

FI=0,82cos2ωt+cosωt1 N (*)

Để  không trượt trên mặt sàn thì FIμN μFIN  (1)

Hệ số ma sát nhỏ nhất ứng với FI=max

Từ (*) ta thấy: FI=max  khi cosωt=1

FI=0,8.2.12+11=1,6 N (2)

Thay (2) vào (1): μ1,610.500.103=0,32 . Chọn B.


Bắt đầu thi ngay