Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Vật lý Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 2: Các định luật bảo toàn

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 2: Các định luật bảo toàn

Trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý Chủ đề 2: Các định luật bảo toàn

  • 89 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lực có độ lớn F tác dụng vào vật theo hướng hợp với hướng chuyển động của vật một góc α. Khi vật dịch chuyển được quãng đường s (s > 0), công của lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) bằng 0. Góc a có độ lớn bằng

Xem đáp án

Ta có: A = F.s.cosa = 0 → cosa = 0 a = 90°. Đáp án C.


Câu 2:

Thả rơi một viên sỏi nhỏ có khối lượng m = 50 g xuống một vách núi có độ cao 80 m. Bỏ qua mọi lực cản, lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2.

Thả rơi một viên sỏi nhỏ có khối lượng m = 50 g xuống một vách núi có độ cao 80 m. Bỏ qua mọi lực cản, lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. (ảnh 1)

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn tới chữ số thập phân thứ hai).

a) Trọng lượng của viên sỏi là ......... N.

b) Công của trọng lực tác dụng vào viên sỏi kể từ khi được thả rơi tới khi chạm đất là ........ J.

c) Động lượng của viên sỏi ngay trước khi chạm đất là .......... kgm/s.

d) Chọn mốc thế năng trọng trường tại mặt đất dưới chân vách núi. Cơ năng của viên sỏi bằng ........ J.

Xem đáp án

a) Đổi: m = 50 g = 0,05 kg.

Trọng lượng của viên sỏi:

P = mg = 0,05.9,8 = 0,49 (N).

b) + Trọng lực cùng hướng với hướng chuyển động của viên sỏi.

+ Công của trọng lực:

Ap = P.s.cosa = 0,49.80.cos0° = 39,20 (J).

c) Gọi v là vận tốc của viên sỏi ngay trước khi chạm đất.

 + Ta có: \({v^2} = 2gh \Rightarrow v = \sqrt {2gh} = \sqrt {2.9,8.80} = 28\sqrt 2 \) (m/s).

+ Động lượng của viên sỏi ngay trước khi chạm đất:

\({\rm{p}} = {\rm{mv}} = 0,05 \cdot 28\sqrt 2 \approx 1,98\) (kgm/s).

d) Do bỏ qua mọi sức cản nên cơ năng của viên sỏi được bảo toàn. Ta có:

W = Wtmax = mghmax = 0,05.9,8.80 = 39,20 (J).

Đáp án: a) 0,49. b) 39,20. c) 1,98. d) 39,20.


Câu 3:

Đồ thị trong Hình 2.2 mô tả sự thay đổi vận tốc của hai xe A và B trong quá trình va chạm trên một máng thẳng nằm ngang. Biết rằng ma sát giữa máng và các bánh xe là không đáng kể và đồ thị được thiết lập trên phần mềm máy tính kết nối với cảm biến ở mỗi xe.

Đồ thị trong Hình 2.2 mô tả sự thay đổi vận tốc của hai xe A và B trong quá trình va chạm trên một máng thẳng nằm ngang. Biết rằng ma sát giữa máng và các bánh xe là không đáng kể và đồ thị được thiết lập trên phần mềm máy tính kết nối với cảm biến ở mỗi xe. (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Va chạm của hai xe là va chạm mềm.

 

 

b) Trước va chạm, động lượng của xe A lớn hơn động lượng của xe B.

 

 

c) Tỉ số khối lượng của xe B và xe A là \(\frac{{{{\rm{m}}_{\rm{B}}}}}{{{{\rm{m}}_{\rm{A}}}}} = 3.\)

 

 

d) Động lượng của xe B sau va chạm lớn hơn động lượng của xe A trước va chạm.

 

 

Xem đáp án

Từ đồ thị nhận thấy sau va chạm, hai xe có cùng vận tốc v = 0,6 m/s. Suy ra, va chạm của hai xe là va chạm mềm. Vậy phát biểu a) đúng

Trước va chạm, xe A đứng yên (vA = 0) còn xe B đang chuyển động (vB = 0,8 m/s) nên xe B có động lượng lớn hơn xe A. Do đó, phát biểu b) sai.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho va chạm mềm, ta có:

\({{\rm{m}}_{\rm{A}}} \cdot {{\rm{v}}_{\rm{A}}} + {{\rm{m}}_{\rm{B}}} \cdot {{\rm{v}}_{\rm{B}}} = \left( {{{\rm{m}}_{\rm{A}}} + {{\rm{m}}_{\rm{B}}}} \right){\rm{v}} \Rightarrow 0,8\;{{\rm{m}}_{\rm{B}}} = 0,6\left( {\;{{\rm{m}}_{\rm{A}}} + {{\rm{m}}_{\rm{B}}}} \right) \Rightarrow {{\rm{m}}_{\rm{B}}} = 3\;{{\rm{m}}_{\rm{A}}}\)

Vậy phát biểu c) đúng.

Xét động lượng của các xe:

+ Động lượng của xe A trước va chạm: \({{\rm{p}}_{\rm{A}}} = {{\rm{m}}_{\rm{A}}} \cdot {{\rm{v}}_{\rm{A}}} = 0,8\;{{\rm{m}}_{\rm{A}}}\)

+ Động lượng của xe B sau va chạm: \({\rm{p}}_{\rm{B}}^\prime = {{\rm{m}}_{\rm{B}}} \cdot {\rm{v}} = 3\;{{\rm{m}}_{\rm{A}}} \cdot 0,6 = 1,8\;{{\rm{m}}_{\rm{A}}}\)

Suy ra \({{\rm{p}}_{\rm{A}}} < {\rm{p}}_{\rm{B}}^\prime \). Vì vậy, phát biểu d) đúng.


Câu 4:

Để đo tốc độ của đạn, người ta sử dụng con lắc thử đạn (gồm một hộp gỗ đựng cát treo vào đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể). Một viên đạn có khối lượng m1 = 7,45 g đang bay theo phương ngang với tốc độ vo tới ghim vào hộp cát của con lắc có khối lượng m2 = 1 kg đang ở vị trí cân bằng. Sau đó, cả hệ gồm hộp cát và đạn chuyển động theo cung tròn lên độ cao h = 0,42 m (Hình 2.3). Lấy g=9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Chọn mốc tính thế năng trọng trường tại vị trí cân bằng của con lắc thử đạn.

Để đo tốc độ của đạn, người ta sử dụng con lắc thử đạn (gồm một hộp gỗ đựng cát treo vào đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể). Một viên đạn có khối lượng m1 = 7,45 g (ảnh 1)

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn tới chữ số thập phân thứ hai).

a) Trọng lượng của viên đạn là ......... N.

b) Thế năng trọng trường cực đại của hệ gồm hộp cát và đạn là ........ J.

c) Động năng của hệ gồm cát và đạn ngay khi đạn vừa ghim vào hộp cát là ....... J

d) Tốc độ của viên đạn ngay trước khi ghim vào hộp cát là ..... m/s.

Xem đáp án

a) Đổi: m1 = 7,45 g = 0,00745 kg.

Trọng lượng của viên đạn: P = mg = 0,00745.9,8 ≈ 0,07 (N).

b) Khi hệ gồm hộp cát và đạn đạt độ cao h thì thế năng của hệ là cực đại:

Wtmax = (m1 + m2)gh = (0,00745+1).9,8.0, 42 ≈ 4,15 (J).

c) Do bỏ qua lực cản của không khí nên cơ năng của hệ gồm hộp cát và đạn được bảo toàn.

Động năng của hệ ngay khi đạn vừa ghim vào hộp cát:

Wđ = Wtmax = 4,15 (J).

d) Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có: \({{\rm{m}}_1}{{\rm{v}}_0} = \left( {{{\rm{m}}_1} + {{\rm{m}}_2}} \right){\rm{v}}\)(1)

Có: \({{\rm{W}}_{\rm{d}}} = \frac{1}{2}\left( {\;{{\rm{m}}_1} + {{\rm{m}}_2}} \right){{\rm{v}}^2} \Rightarrow v = \sqrt {\frac{{2\;{{\rm{W}}_{\rm{d}}}}}{{{{\rm{m}}_1} + {{\rm{m}}_2}}}} \)

Từ (1) và (2) suy ra: \({v_0} = \frac{{{m_1} + {m_2}}}{{{m_1}}}\sqrt {\frac{{2{W_d}}}{{{m_1} + {m_2}}}} = 388,15(\;{\rm{m}}/{\rm{s}}).\)

Đáp án: a) 0,07. b) 4,15. c) 4,25. d) 388,15.


Câu 5:

Một vận động viên tập môn cử tạ, giữ tạ có khối lượng 150 kg ở tư thế như Hình 2.4 trong thời gian 5 s. Biết tạ được giữ ở độ cao 2,1 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. Chọn mốc tính thế năng trọng trường tại mặt đất. Phát biểu nào sau đây đúng?

Một vận động viên tập môn cử tạ, giữ tạ có khối lượng 150 kg ở tư thế như Hình 2.4 trong thời gian 5 s. Biết tạ được giữ ở độ cao 2,1 m so với mặt đất.  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 7:

Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 và m2 = 2m1 đang chuyển động với tốc độ lần lượt là v1 và v2 = 0,5v1. Tỉ số động năng giữa vật có khối lượng m, và vật có khối lượng m2

Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 8:

Hình 2.6 dưới đây mô tả các vị trí khác nhau của một tàu lượn siêu tốc. Phát biểu nào sau đây đúng?

Hình 2.6 dưới đây mô tả các vị trí khác nhau của một tàu lượn siêu tốc. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi ở vị trí (1), thế năng trọng trường của tàu lượn đang  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án B


Câu 10:

Độ lớn động lượng của một vật được tính bằng 
Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 11:

Tại thời điểm t0 = 0, thả rơi tự do một vật có khối lượng m = 100 g. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Động lượng của vật tại thời điểm t = 2 s có 
Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 14:

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng của vật.

 

 

b) Năng lượng và công suất có cùng đơn vị đo.

 

 

c) Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật.

 

 

d) Động năng của một vật là dạng năng lượng vật có được do chuyển động.

 

 

Xem đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng của vật.

 X

 

b) Năng lượng và công suất có cùng đơn vị đo.

 

 X

c) Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật.

 

 X

d) Động năng của một vật là dạng năng lượng vật có được do chuyển động.

 X

 


Bắt đầu thi ngay