Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 10 Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 2. Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có đáp án
-
2957 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số thứ tự của ô nguyên tố bằng
Đáp án đúng là: A
Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ: Nguyên tử Mg (Z = 12).
® Số thứ tự ô nguyên tố = Z = 12 ® Mg thuộc ô số 12 trong bảng tuần hoàn.
Câu 2:
Số thứ tự của chu kì bằng
Đáp án đúng là: C
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của nguyên tố thuộc chu kì.
Ví dụ: Nguyên tử O (Z = 8) có cấu hình electron là 1s22s22p4.
® Số thứ tự chu kì = Số lớp electron = 2.
® Nguyên tố O thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.
Câu 3:
Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1-2 hoặc ns2np1-6 và nguyên tố nhóm B có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng dạng (n – 1)d1-10ns1-2.
Câu 4:
Nguyên tử của nguyên tố X có 10 proton, 10 neutron và 10 electron. Trong bảng tuần hoàn. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử X có 10 electron, vậy cấu hình electron nguyên tử X là: 1s22s22p6.
Vậy X ở chu kì 2 (do có 2 lớp electron); nhóm VIIIA (do có 8 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 5:
Nguyên tố X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 4p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử X: [Ar]3d104s24p3.
Vậy X ở chu kì 4 (do có 4 lớp electron); nhóm VA (do có 5 electron hóa trị, nguyên tố p).
Câu 6:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: D
Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns1-2 hoặc ns2np1-6 và nguyên tố nhóm B có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng dạng (n – 1)d1-10ns1-2.
+ Với nguyên tố nhóm A, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
+ Các nguyên tố nhóm B: Số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron thuộc hai phân lớp (n – 1)d và ns. Nếu tổng số electron của nguyên tử là 8, 9, 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB; là 11 thì thuộc nhóm IB; là 12 thì thuộc nhóm IIB.
Câu 7:
Vị trí của nguyên tố Y (Z = 13) trong bảng tuần hoàn là
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron của nguyên tử Y (Z = 13) là: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1.
+ Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử (Z) = 13.
+ Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là 3s23p1 ® Y thuộc nhóm A.
Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = 3 ® Y thuộc nhóm IIIA.
Vậy: Nguyên tố Y ở ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.
Câu 8:
Nguyên tử X có Z = 16. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc
Đáp án đúng là: D
Cấu hình electron của nguyên tử X (Z = 16) là: 1s22s22p63s2 hay [Ne]3s23p4.
+ Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử (Z) = 16.
+ Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3.
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là 3s23p4 ® X thuộc nhóm A.
Số thứ tự nhóm A = Số e lớp ngoài cùng = 6 ® X thuộc nhóm VIA.
Vậy: Nguyên tố X ở ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
Câu 9:
Nguyên tử X có Z = 28. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron của nguyên tử X (Z = 28) là: 1s22s22p63s23p63d84s2 hay [Ar]3d84s2.
+ Số thứ tự ô = số hiệu nguyên tử (Z) = 28.
+ Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 4.
+ Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và sát lớp ngoài cùng là 3d84s2.
® Y thuộc nhóm B.
Tổng số e của hai phân lớp 3d và 4s là: 8 + 2 = 10 ® X thuộc nhóm VIIIB.
Vậy: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X nằm ở ô số 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 10:
Nguyên tố X thuộc nhóm VA, chu kì 2 trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử X là
Đáp án đúng là: A
Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự chu kì = 2
Nguyên tố X thuộc nhóm VA ® Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 5.
® Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s22s22p3.
Câu 11:
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố khí hiếm thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
Đáp án đúng là: C
Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự chu kì = 3
Nguyên tố khí hiếm ® thuộc nhóm VIIIA.
® Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 8.
Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố là 1s22s22p63s23p6.
Câu 12:
Hai nguyên tố A, B (ZB > ZA) đứng liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Nguyên tố A là
Đáp án đúng là: A
Ta có hệ phương trình: .
+) ZA = 6 ® A là nguyên tố carbon (C).
Cấu hình electron của nguyên tử A (Z = 6): 1s22s22p2 (thuộc ô 6, chu kì 2, nhóm IVA).
+) ZB = 7 ® B là nguyên tố nitrogen (N).
Cấu hình electron của nguyên tử B (Z = 7): 1s22s22p3 (thuộc ô 7, chu kì 2, nhóm VA).
Câu 13:
X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 24. Số proton trong hạt nhân X là
Đáp án đúng là: B
Nhận xét: ZX + ZY = 24 ® ZY - ZX = 8.
Ta có hệ phương trình: .
+) ZX = 8 ® X là nguyên tố oxygen (O).
Cấu hình electron của X (Z = 8): 1s22s22p4 ® X thuộc ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
+) ZY = 16 ® Y là nguyên tố sulfur (S).
Cấu hình electron của Y (Z = 16): [Ne]3s23p4 ® Y thuộc ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 14:
Hai nguyên tố X, Y (ZX < ZY) nằm kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A và có tổng số proton trong hạt nhân là 30. Hai nguyên tố X, Y là
Đáp án đúng là: B
Nhận xét: ZX + ZY = 30 ® ZY - ZX = 8.
Ta có hệ phương trình: .
+) ZX = 11 ® X là nguyên tố sodium (Na).
Cấu hình electron của X (Z = 11): [Ne]3s1 ® X thuộc ô 11, chu kì 3, nhóm IA.
+) ZY = 19 ® Y là nguyên tố potassium (K).
Cấu hình electron của Y (Z = 19): [Ar]4s1 ® Y thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
Câu 15:
X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kì trong bảng tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 51. Số neutron của Y lớn hơn X là 2 hạt. Trong nguyên tử X, số electron bằng số neutron. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc
Đáp án đúng là: D
Nguyên tử được tạo thành từ ba hạt cơ bản là proton, neutron và electron. Trong đó, số proton bằng số electron.
Gọi số proton, neutron và electron của nguyên tử X lần lượt là: ZX, NX, EX.
Gọi số proton, neutron và electron của nguyên tử Y lần lượt là: ZY, NY, EY.
Tổng số khối của X và Y là 51.
® AX + AY = 51 ® (ZX + NX) + (ZY + NY) = 51 (1).
Số neutron của Y lớn hơn X là 2 hạt.
® NY – NX = 2 (2).
Trong nguyên tử X, số electron bằng số neutron.
® EX = NX hay ZX = NX (3).
X và Y là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kì trong bảng tuần hoàn.
® ZY – ZX = 1 (4).
Từ (1), (2) (3) và (4), suy ra: ZX = NX = 12, ZY = 13, NY = 14.
Cấu hình electron của nguyên tử X (Z = 12): [Ne]3s2.
® Trong bảng tuần hoàn, X thuộc ô 12, chu kì 3, nhóm IIA.