Trắc nghiệm tổng hợp Hóa 10 Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
Trắc nghiệm Hóa 10 Dạng 6. Bài tập về định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án
-
2765 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó
Đáp án đúng là: A
Nội dung của định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
Câu 2:
Cho các đại lượng và tính chất sau đây:
a) Khối lượng nguyên tử
b) Bán kính nguyên tử
c) Tính kim loại – tính phi kim
d) Tính acid – base của oxide và hydroxide.
e) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng
Số đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là
Đáp án đúng là: D
Các đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử:
+ Bán kính nguyên tử
+ Tính kim loại – tính phi kim
+ Tính acid – base của oxide và hydroxide.
+ Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng
Câu 3:
Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
Đáp án đúng là: C
Theo quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố:
Kim loại mạnh nhất nằm ở cuối nhóm IA ® Caesium (Cs) là kim loại mạnh nhất (vì Francium là nguyên tố phóng xạ).
Phi kim mạnh nhất nằm ở đầu nhóm VIIA ® Fluorine (F) là phi kim mạnh nhất.
Câu 4:
Nguyên tố X có Z = 11. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của X lần lượt là:
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron nguyên tử của X (Z = 11): 1s22s22p63s1.
® X là nguyên tố sodium (Na), nằm ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.
® Hóa trị cao nhất của nguyên tố X là I.
Công thức oxide cao nhất là Na2O; công thức hydroxide cao nhất là NaOH.
Câu 5:
Nguyên tố magnesium (Mg) có Z = 12. Magnesium là
Đáp án đúng là: A
Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2 hay [Ne]3s2.
Số electron ở lớp ngoài cùng là 2 ® Magnesium (Mg) là nguyên tố kim loại.
Câu 6:
Nguyên tố X có Z = 17. Hãy có biết tính chất hóa học cơ bản của X (X là kim loại hay phi kim, mạnh hay yếu)?
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử của X (Z = 17): [Ne]3s23p5.
® X là nguyên tố chlorine (Cl), nằm ở ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.
® Chlorine có tính phi kim mạnh.
Câu 7:
Nguyên tố aluminium (Al) ở ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3. Cấu hình electron của nguyên tử aluminium là
Đáp án đúng là: C
Nguyên tố aluminium (Al) ở ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3.
Suy ra:
+ Số hiệu nguyên tử Z = 13 = Số electron.
+ Số lớp electron = Số thứ tự chu kì = 3.
+ Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 3.
® Cấu hình electron của nguyên tử aluminium: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1.
Câu 8:
Nguyên tố calcium (Ca) thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Nguyên tử calcium có
Đáp án đúng là: A
Số lớp electron = số thứ tự chu kì = 4.
Số electron ở lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm A = 2.
® Nguyên tử calcium có 4 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 9:
Nguyên tố chlorine (Cl) ở ô 15, chu kì 3, nhóm VIIA. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án đúng là: D
Nguyên tố chlorine (Cl) ở ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
Suy ra:
+ Số hiệu nguyên tử Z = 17 = Số electron = Số proton.
+ Số lớp electron = Số thứ tự chu kì = 3.
+ Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 7.
® Cấu hình electron của nguyên tử Cl: 1s22s22p63s23p7. Cl là nguyên tố phi kim.
Câu 10:
Nguyên tố nitrogen (Z = 7). Xác định vị trí của nguyên tố nitrogen trong bảng tuần hoàn.
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen (Z = 7): 1s22s22p3.
Số thứ tự ô = Số hiệu nguyên tử Z = 7
Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 2
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3 ® Nitrogen thuộc nhóm A.
Số thứ tự nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng = 5.
Vậy, trong bảng tuần hoàn, nguyên tố nitrogen thuộc ô 7, chu kì 2, nhóm VA.
Câu 11:
Trong bảng tuần hoàn, argon (Z = 18) thuộc
Đáp án đúng là: B
Cấu hình electron của nguyên tử argon (Z = 18): 1s22s22p63s23p6.
Số thứ tự ô = Số hiệu nguyên tử Z = 18
Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3
Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 ® Argon thuộc nhóm A.
Số thứ tự nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng = 8.
Vậy, trong bảng tuần hoàn, nguyên tố argon thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
Câu 12:
Nguyên tử Al có Z = 13. Cấu hình electron của ion Al3+ là
Đáp án đúng là: C
Cấu hình electron nguyên tử của Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1.
Nguyên tử Al nhường 3 electron để tạo thành ion Al3+: Al ® Al3+ + 3e.
® Cấu hình electron của ion Al3+ là 1s22s22p6.
Câu 13:
Cấu hình electron của anion X2- là 1s22s22p63s23p6. Nguyên tố X có tính chất nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử X nhận 2 electron để tạo thành ion X2-: X + 2e ® X2-.
® Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p4.
X có 6 electron ở lớp ngoài cùng ® X là nguyên tố phi kim.
Câu 14:
Nguyên tố phosphorus (P) ở ô số 15, nhóm VA, chu kì 3. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: B
Nguyên tố phosphorus ở ô số 15, nhóm VA, chu kì 3.
Suy ra:
+ Số hiệu nguyên tử Z = 15 = Số electron.
+ Số lớp electron = Số thứ tự chu kì = 3.
+ Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 5.
® Cấu hình electron của nguyên tử phosphorus: 1s22s22p63s23p3. P là nguyên tố phi kim. Oxide cao nhất P2O5 là acidic oxide và acid tương ứng H3PO4 là acid trung bình.
Câu 15:
Dãy gồm các oxide có tính acid tăng dần là:
Đáp án đúng là: B
Nhóm |
VA |
VIA |
VIIA |
|
Oxide |
Chu kì 3 |
P2O5 |
SO3 |
Cl2O7 |
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide tương ứng của chúng tăng dần.
® So sánh tính acid: P2O5, SO3, Cl2O7.