Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 CD Tuần 1 có đáp án
-
49 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các số sau, số có chữ số 5 không thuộc lớp nghìn là?
Đáp án đúng là: C
Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn tạo thành lớp nghìn.
A. Số 375 648 có chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
B. Số 538 792 có chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn.
C. Số 873 521 có chữ số 5 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
D. Số 548 321 có chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn.
Vậy số 873 521 có chữ số 5 không thuộc lớp nghìn.
Câu 2:
Giá trị của chữ số 3 trong số 132 492 105 là:
Đáp án đúng là: A
Trong số 132 492 105 chữ số 3 ở vị trí hàng chục triệu nên có giá trị là 30 000 000.
Câu 3:
Trong các phép tính sau đây, phép tính nào có kết quả bé nhất?
Đáp án đúng là: B
Khi nhân một số với 10, 100, 1 000, ... ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, ... chữ số 0 vào bên phải số đó.
Khi chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10, 100, 1 000, ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba chữ số 0 ở bên phải số đó.
A. 320 ´ 100 = 32 000
B. 300 000 : 100 = 3 000
C. 230 ´ 1 000 = 230 000
D. 200 000 : 10 = 20 000
So sánh các kết quả của phép tính: 3 000 < 20 000 < 32 000 < 230 000
Vậy phép tính có kết quả bé nhất là: 300 000 : 100
Câu 4:
Sắp xếp các số 525 362; 524 289; 525 623; 526 218 theo thứ tự từ lớn đến bé:
Đáp án đúng là: D
So sánh hai số tự nhiên
- Trong hai số tự nhiên có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.
- Để so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng (tính từ trái sang phải) cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số tự nhiên chứa chữ số đó lớn hơn.
Ta so sánh các số đã cho: 526 218 > 525 623 > 525 362 > 524 289
Vậy sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé ta được:
526 218; 525 623; 525 362; 524 289
Câu 5:
Số thích hợp điền vào chỗ trống lần lượt là: 25 050 = ... + 5 000 + ...
Đáp án đúng là: D
Viết số 25 050 thành tổng, ta được: 25 050 = 20 000 + 5 000 + 50
Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống lần lượt là: 20 000 và 50
Câu 6:
Số thích hợp điền vào ô trống để 264 : ? = 22 là:
Đáp án đúng là: B
Để tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
264 : 22 = 12
Vậy số thích hợp để điền vào ô trống là: 12
Câu 7:
Có 23 518 người đến tham gia lễ hội ẩm thực. Hỏi lễ hội có khoảng bao nhiêu nghìn người?
Đáp án đúng là: A
Khi làm tròn số đến hàng nghìn, ta so sánh chữ số hàng trăm với 5. Nếu chữ số hàng trăm bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.
Số 23 518 có chữ số hàng trăm là 5, nên khi làm tròn đến hàng nghìn ta làm tròn lên.
Làm tròn số 23 518 đến hàng nghìn thì được số 24 000.
Câu 8:
Số trung bình cộng của hai số bằng 50. Biết một trong hai số đó bằng 46. Số hạng còn lại là:
Đáp án đúng là: C
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi đem tổng đó chia cho số các số hạng.
Muốn tìm tổng các số ta lấy trung bình cộng nhân với số các số hạng.
Tổng của hai số đó là: 50 ´ 2 = 100
Số hạng còn lại là: 100 – 46 = 54
Câu 9:
Hoàn thành bảng sau.
Số gồm |
Viết số |
Đọc số |
3 chục nghìn, 5 nghìn, 1 trăm, 8 chục và 2 đơn vị |
|
|
6 trăm nghìn, 2 chục nghìn, 7 trăm và 5 đơn vị |
|
|
4 triệu, 3 trăm nghìn, 5 nghìn và 8 đơn vị |
|
|
2 chục triệu, 2 triệu, 3 trăm nghìn, 9 chục nghìn, 1 nghìn, 2 chục, 5 đơn vị |
|
|
Số gồm |
Viết số |
Đọc số |
3 chục nghìn, 5 nghìn, 1 trăm, 8 chục và 2 đơn vị |
35 182 |
Ba mươi lăm nghìn một trăm tám mươi hai |
6 trăm nghìn, 2 chục nghìn, 7 trăm và 5 đơn vị |
620 705 |
Sáu mươi hai nghìn bảy trăm linh năm |
4 triệu, 3 trăm nghìn, 5 nghìn và 8 đơn vị |
4 305 008 |
Bốn triệu ba trăm linh năm nghìn không trăm linh tám |
2 chục triệu, 2 triệu, 3 trăm nghìn, 9 chục nghìn, 1 nghìn, 2 chục, 5 đơn vị |
22 391 025 |
Hai mươi hai triệu ba trăm chín mươi mốt nghìn không trăm hai mươi lăm |
Câu 10:
Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
100 000 > 99 999 |
25 526 < 35 625 |
34 125 ´ 12 = 2 ´ 34 125 ´ 6 Giải thích: 2 ´ 34 125 ´ 6 = 34 125 ´ 6 ´ 2 = 34 125 ´ 12 Vậy 34 125 ´ 12 = 2 ´ 34 125 ´ 6 |
52 300 + 48 600 > 48 600 + 51 300 Giải thích: Cả hai vế đều có số hạng 48 600 nên ta sẽ so sánh hai số hạng còn lại: 52 300 > 51 300 Vậy 52 300 + 48 600 > 48 600 + 51 300 |
275 < 275 000 : 100 Giải thích: 275 000 : 100 = 2 750 Mà 275 < 2 750 Vậy 275 < 275 000 : 100 |
215 ´ 8 + 385 ´ 8 = 8 ´ 600 Giải thích: 215 ´ 8 + 385 ´ 8 = (215 + 385) ´ 8 = 600 ´ 8 = 8 ´ 600 Vậy 215 ´ 8 + 385 ´ 8 = 8 ´ 600 |
Câu 13:
Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
a) 8 615 – 416 ´ 5 = 8 615 – 2 080 = 6 535 |
b) (536 – 184) : 22 = 352 : 22 = 16 |
c) 108 ´ 12 + 3 136 : 14 = 1 296 + 224 = 1 520 |
d) 2 371 ´ 43 + 2 371 ´ 57 = 2 371 ´ (43 + 57) = 2 371 ´ 100 = 237 100 |
Câu 14:
Trong tiết học câu lạc bộ Mĩ thuật, với chủ đề “Làm tranh treo tường”, nhóm của bạn Vân chọn làm sản phẩm từ các loại lá cây khô. Cứ 30 lá cây khô, các bạn làm ra 2 bức tranh. Hỏi nhóm làm 8 bức tranh như thế thì cần bao nhiêu lá cây khô?
Mỗi bức tranh cần số lá cây khô là:
30 : 2 = 15 (lá)
8 bức tranh cần số lá cây khô là:
15 ´ 8 = 120 (lá)
Đáp số: 120 lá cây khô.
Câu 15:
Rùa hơn gấu 26 tuổi, 3 năm nữa số tuổi của cả rùa và gấu là 50. Tính tuổi hiện nay của mỗi con vật.
Tổng số tuổi của rùa và gấu hiện nay là:
50 – 3 – 3 = 44 (tuổi)
Số tuổi của rùa là:
(44 + 26) : 2 = 35 (tuổi)
Số tuổi của gấu là:
35 – 26 = 9 (tuổi)
Đáp số: rùa 35 tuổi, gấu 9 tuổi.