Bài tập hàng ngày Toán lớp 5 CTST Bài 1. Ôn tập số tự nhiên và các phép tính có đáp án
Bài tập hàng ngày Toán lớp 5 CTST Bài 1. Ôn tập số tự nhiên và các phép tính có đáp án
-
40 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
a) Làm tròn số 2 765 813 đến hàng chục nghìn ta được:
a) Đáp án đúng là: D
Số 2 765 813 có chữ số hàng nghìn là 5 nên ta làm tròn lên.
Thêm 1 vào chữ số hàng chục nghìn, các chữ số bên phải chữ số hàng chục nghìn chuyển thành số 0.
Vậy làm tròn số 2 765 813 đến hàng chục nghìn ta được 2 770 000
Câu 2:
b) Số lớn nhất trong các số 301 322; 300 203; 311 022; 301 233 là:
b) Đáp án đúng là: C
- Trong hai số tự nhiên có số chữ số khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.
- Để so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng một hàng (tính từ trái sang phải) cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số tự nhiên chứa chữ số đó lớn hơn.
Ta so sánh các số đã cho: 311 022 > 301 322 > 301 233 > 300 203
Vậy số lớn nhất là: 311 022
Câu 3:
c) Số “Tám trăm sáu mươi tư triệu bảy trăm năm mươi ba nghìn hai trăm linh một” được viết là:
c) Đáp án đúng là: B
Số “Tám trăm sáu mươi tư triệu bảy trăm năm mươi ba nghìn hai trăm linh một” được viết là: 864 753 201
Câu 4:
d) Trong số 20 523 025, giá trị của chữ số 3 là:
d) Đáp án đúng là: D
Trong số 20 523 025 chữ số 3 ở vị trí hàng nghìn nên có giá trị là 3 000.
Câu 7:
Tính nhẩm.
876 × 10 = ….. 230 : 10 =….. |
8 569 × 100 =…. 6 800 : 100 =…. |
576 × 1 000 =….. 84 000 : 1 000 =…. |
Khi nhân một số với 10, 100, 1 000, ... ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, ... chữ số 0 vào bên phải số đó.
Khi chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10, 100, 1 000, ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba chữ số 0 ở bên phải số đó.
876 × 10 = 8 760 230 : 10 = 23 |
8 569 × 100 = 856 900 6 800 : 100 = 68 |
576 × 1 000 = 576 000 84 000 : 1 000 = 84 |
Câu 8:
Tính giá trị của biểu thức.
a) 13 105 × 3 + 1 230 × 4 + 1 005
|
b) 18 560 – (680 + 130) × 2 |
c) 23 645 – 12 516 : 3 |
d) 340 × 5 : 4
|
a) 13 105 × 3 + 1 230 × 4 + 1 005 = 39 315 + 4 920 + 1 005 = 44 235 + 1 005 = 45 240 |
b) 18 560 – (680 + 130) × 2 = 18 560 – 810 × 2 = 18 560 – 1 620 = 16 940 |
c) 23 645 – 12 516 : 3 = 23 645 – 4 172 = 19 473 |
d) 340 × 5 : 4 = 1 700 : 4 = 425 |
Câu 9:
Tính bằng cách thuận tiện:
a) 12 300 + 12 400 + 12 600 + 12 700 = (12 300 + 12 700) + (12 600 + 12 400) = 25 000 + 25 000 = 50 000 |
b) 7 194 × 64 + 7 194 × 36 = 7 194 × (64 + 36) = 7 194 × 100 = 719 400 |
Câu 10:
Hai lớp 5A và 5B cùng góp được 450 000 đồng để thuê sân bóng đá. Biết số tiền góp được của lớp 5B nhiều hơn số tiền góp được của lớp 5A là 10 000 đồng. Hỏi mỗi lớp góp được bao nhiêu tiền để thuê sân bóng đá?
Lớp 5A góp số tiền để thuê sân bóng là:
(450 000 – 10 000) : 2 = 220 000 (đồng)
Lớp 5B góp số tiền mua bóng là:
450 000 – 220 000 = 230 000 (đồng)
Đáp số: Lớp 5A: 220 000 đồng; Lớp 5B: 230 000 đồng
Câu 11:
Viết tiếp vào chỗ trống cho thích hợp.
Dưới đây là bảng thống kê doanh thu trong bốn ngày cuối tuần ở một cửa hàng bán hoa.
Ngày |
Thứ Năm |
Thứ Sáu |
Thứ Bảy |
Chủ nhật |
Số tiền (đồng) |
4 856 000 |
4 709 000 |
7 048 000 |
5 634 000 |
Trong bốn ngày đó:
a) Cửa hàng bán hoa có doanh thu nhiều nhất vào ngày , có doanh thu ít nhất vào ngày
b) Làm tròn doanh thu mỗi ngày đến hàng chục nghìn ta được bảng sau.
Ngày |
Thứ Năm |
Thứ Sáu |
Thứ Bảy |
Chủ nhật |
Số tiền (đồng) |
.... |
.... |
.... |
.... |
c) Doanh thu trung bình mỗi ngày của cửa hàng là 111 đồng.
Trong bốn ngày đó:
a) Cửa hàng bán hoa có doanh thu nhiều nhất vào ngày Thứ Bảy, có doanh thu ít nhất vào ngày Thứ Sáu
b) Làm tròn doanh thu mỗi ngày đến hàng chục nghìn ta được bảng sau.
Ngày |
Thứ Năm |
Thứ Sáu |
Thứ Bảy |
Chủ nhật |
Số tiền (đồng) |
4 860 000 |
4 710 000 |
7 050 000 |
5 630 000 |
c) Doanh thu trung bình mỗi ngày của cửa hàng là 5 561 750 đồng.
Giải thích:
Doanh thu trung bình mỗi ngày của cửa hàng là:
(7 048 000 + 5 634 000 + 4 856 000 + 4 709 000) : 4 = 5 561 750 đồng.