Trắc nghiệm Toán 5 Bài 8: (có đáp án)Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Trắc nghiệm Toán 5 Bài 8: (có đáp án)Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
-
1716 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Diện tích xung quanh của một hình lập phương bằng chu vi một mặt nhân với 4. Đúng hay sai?
Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt của hình lập phương.
Mà mỗi mặt đều là các hình vuông bằng nhau.
Vậy diện tích xung của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
Phát biểu đã cho là sai.
Đáp án B
Câu 2:
Chọn đáp án đúng nhất:
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
Vậy cả A và B đều đúng.
Đáp án D
Câu 3:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình lập phương như hình vẽ:
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là c
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
6 × 6 = 36 ()
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
36 × 4 = 144 ()
Đáp số: 144 .
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 144.
Câu 4:
Cho hình lập phương có cạnh là 0,5m. Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
0,5 × 0,5 = 0,25 ()
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
0,25 × 4 = 1 ()
1 = 100
Đáp số: 100
Đáp án C
Câu 5:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Diên tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 8m là c
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
8 × 8 = 64 ()
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
64 × 6 = 384 ()
Đáp số: 384 .
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 384.
Câu 6:
Một hình lập phương có chu vi đáy là 28dm. Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
Độ dài cạnh của hình lập phương đó là:
28 : 4 = 7 (dm)
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
7 × 7 = 49 ()
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
49 × 6 = 294 ()
Đáp số: 294
Đáp án B
Câu 7:
Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm:
Cho hình lập phương và hình hộp chữ nhật có số đo như hình vẽ:
Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương … diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
12 × 12 = 144 ()
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
144 × 4 = 576 ()
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
(15 + 9) × 2 = 48 (cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
48 × 11 = 528()
Mà 576 > 528 nên diện tích xung quanh của hình lập phương lớn hơn diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Đáp án A
Câu 8:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình lập phương có diện tích xung quanh bằng 272 .
Vậy diện tích một mặt của hình lập phương đó là c
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
272 : 4 = 68 ()
Đáp số: 68 .
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 68.
Câu 9:
Cho hình lập phương có diện tích toàn phần bằng 11,76. Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
11,76 : 6 = 1,96 ()
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
1,96 × 4 = 7,84 ()
7,84 = 784
Đáp số: 784
Đáp án D
Câu 10:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Cho hình lập phương có diện tích xung quanh bằng 324 .
Vậy độ dài mỗi cạnh của hình lập phương đó là c cm.
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
324 : 4 = 81()
Vì 9 × 9 = 81 nên độ dài mỗi cạnh của hình lập phương đó là 9cm.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 9.
Câu 11:
Một hình lập phương có cạnh 2cm. Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn tăng số lần lần lượt là:
Độ dài cạnh hình lập phương khi gấp lên 3 lần là:
2 × 3 = 6 (cm)
Diện tích một mặt của hình lập phương cạnh 2cm là:
2 × 2 = 4 ()
Diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 2cm là:
4 × 4 = 16 ()
Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 2cm là:
4 × 6 = 24 ()
Diện tích một mặt của hình lập phương cạnh 6cm là:
6 × 6 = 36 ()
Diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 6cm là:
36 × 4 = 144 ()
Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 6cm là:
36 × 6 = 216 ()
Diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 6cm gấp diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 2cm số lần là:
144 : 16 = 9 (lần)
Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 6cm gấp diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 2cm số lần là:
216 : 24 = 9 (lần)
Vậy nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần.
Đáp án D
Câu 12:
Điền số thích hợp vào ô trống:
Người ta làm một cái hộp bằng bia dạng hình lập phương có cạnh 0,75m.
Vậy diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó là c
Diện tích một mặt của cái hộp đó là:
0,75 × 0,75 = 0,5625 ()
Diện tích toàn phần của cái hộp đó là:
0,5625 × 6 = 3,375 ()
3,375 = 337,5
Đáp số: 337,5.
Vậy đáp đúng điền vào ô trống là 337,5.
Câu 13:
Một người làm cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 14cm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không tính mép dán).
Diện tích một mặt của cái hộp đó là:
14 × 14 = 196 ()
Diện tích bìa cần dùng để làm cái hộp đó là:
196 × 5 = 980 ()
Đáp số: 980
Đáp án C
Câu 14:
Người ta làm một cái lồng sắt hình lập phương có độ dài mỗi cạnh là 25dm. Cứ mỗi mét vuông sắt giá 45000 đồng. Hỏi người ta làm cái lồng sắt đó hết bao nhiêu tiền mua sắt?
Đổi 25dm = 2,5m.
Diện tích một mặt của cái lồng sắt đó là:
2,5 × 2,5 = 6,25 ()
Diện tích sắt dùng để làm cái lồng đó là:
6,25 × 6 = 37,5 ()
Số tiền cần dùng để mua sắt làm cái lồng đó là:
45000 × 37,5 = 1687500 (đồng)
Đáp số: 1687500 đồng.
Đáp án C
Câu 15:
Bác Bình cần làm 2 cái thùng hình lập phương bằng sắt không có nắp cạnh 1,8m. Hỏi Bác sơn cả bên trong và bên ngoài 2 cái thùng đó thì phải mua bao nhiêu ki-lô-gam sơn, biết rằng cứ 20 thì cần 5kg sơn.
Diện tích một mặt của cái thùng đó là:
1,8 × 1,8 = 3,24 ()
Diện tích cần sơn khi sơn bên trong của 1 cái thùng:
3,24 × 5 = 16,2 ()
Diện tích cần sơn khi sơn bên trong và bên ngoài của 1 cái thùng là:
16,2 × 2 = 32,4 ()
Khối lượng sơn ta cần dùng để sơn 1 cái thùng là:
32,4 : 20 × 5 = 8,1 (kg)
Khối lượng sơn ta cần dùng để sơn 2 cái thùng là:
8,1 × 2 = 16,2 (kg)
Đáp số: 16,2kg.
Đáp án B