Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Toán Trắc nghiệm Toán 5 Bài 13: (có đáp án) Ôn tập về hình học: Tính diện tích, thể tích một số hình

Trắc nghiệm Toán 5 Bài 13: (có đáp án) Ôn tập về hình học: Tính diện tích, thể tích một số hình

Trắc nghiệm Toán 5 Bài 13: (có đáp án) Ôn tập về hình học: Tính diện tích, thể tích một số hình

  • 1061 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 13 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chọn đáp án đúng nhất:

Xem đáp án

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).                             

- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.          

 - Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Vậy cả A, B, C đều đúng.

Đáp án D


Câu 2:

Chọn đáp án đúng nhất:

Xem đáp án

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).                        

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Vậy cả A và B đều đúng.

Đáp án C


Câu 3:

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 27cm, chiều rộng bằng 23  chiều dài và chiều cao 1,2dm.

Vậy hình hộp chữ nhật đó có diện tích xung quanh là c cm2; diện tích toàn phần là c cm2

Xem đáp án

Đổi 1,2dm=12cm

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:

27×23=18(cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

(27+18)×2×12=1080(cm2)

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:

27×18=486(cm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

1080+486×2=2052(cm2)

Đáp số:

Diện tích xung quanh: 1080cm2;

Diện tích toàn phần: 2052cm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 1080; 2052.


Câu 4:

Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 1,5dm là 9dm2. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

(1,5×1,5)×6=13,5(dm2)

Vậy phát biểu diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 1,5dm là 9dm2 là sai.

Đáp án B


Câu 5:

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,8m, chiều rộng 1,2m và chiều cao 1,5m.

Vậy khi bể đầy nước, bể đó chứa được c lít nước.

Xem đáp án

Thể tích của bể nước là: 1,8×1,2×1,5=3,24(m3)

Đổi 3,24m3=3240dm3=3240 lít.

Do đó khi đầy nước, bể đó chứa được 3240 lít nước.

Đáp số: 3240 lít.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 3240.


Câu 6:

Người ta dùng gạch vuông có cạnh 20cm để ốp xung quanh và đáy của một cái bể hình hộp chữ nhật cao 1,8m; rộng 2m và dài 35dm. Tính số viên gạch cần dùng.

Xem đáp án

Đổi 35dm=3,5m

Diện tích xung quanh của cái bể là:

(3,5+2)×2×1,8=19,8(m2)

Diện tích đáy của cái bể là:

3,5×2=7(m2)

Diện tích cần ốp gạch là:

19,8+7=26,8(m2)

Diện tích một viên gạch là:

20×20=400(cm2)

Đổi 400cm2=0,04m2

Số viên gạch cần dùng là:

26,8:0,04=670 (viên gạch)

Đáp số: 670 viên gạch.

Đáp án C


Câu 7:

Điền số thích hợp vào ô trống:

Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 486 cm2.

Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là c cm2 ; thể tích hình lập phương đó là c cm3

Xem đáp án

Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:

486:6=81(cm2)

Ta có: 9 × 9 = 81. Vậy cạnh của hình lập phương là 9cm.

Thể tích hình lập phương là: 9×9×9=729(cm3)

Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

81×4=324(cm2)

Đáp số: Diện tích xung quanh: 324cm2; Thể tích: 729cm3

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 324; 729.


Câu 8:

Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 65dm, chiều rộng 5m và chiều cao 4m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết diện tích các cửa bằng 12,5m2. Tính diện tích cần quét vôi.

Xem đáp án

Đổi 65dm=6,5m

Diện tích xung quanh của căn phòng đó là:

(6,5+5)×2×4=92(m2)

Diện tích trần của căn phòng đó là: 

6,5×5=32,5(m2)

Diện tích cần quét vôi là: 92+32,512,5=112(m2)

Đáp số: 112m2

Đáp án B


Câu 9:

Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 45cm. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó, biết diện tích xung quanh của hình hộp đó là 378dm2

Xem đáp án

Đổi 45cm=4,5dm

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

(6+4,5)×2=21(dm)

Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là:

378:21=18(dm)

Đáp số: 18dm.

Đáp án C


Câu 10:

Một khối kim loại hình lập phương có chu vi một mặt là 4,8dm. Mỗi xăng-ti-mét khối kim loại đó nặng 7,5g. Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Xem đáp án

Độ dài cạnh của khối kim loại đó là:

4,8:4=1,2(dm)

Thể tích của khối kim loại đó là:

1,2×1,2×1,2=1,728(dm3)

1,728dm3=1728cm3

Khối kim loại đó nặng số gam là:

7,5×1728=12960(g)

12960g=12,96kg

Đáp số: 12,96kg.

Đáp án B


Câu 12:

Tính khối lượng sơn cần để sơn cái thùng có diện tích 20,4m2. Biết rằng cứ 2m2 thì sơn hết 0,5kg.

Xem đáp án

20,4m2 gấp 2m2 số lần là:

20,4:2=10,2(lần)

Khối lượng sơn cần dùng để sơn cái thùng:

0,5×10,2=5,1(kg)

Đáp số: 5,1kg.

Đáp án: A


Câu 13:

Một bể nước cao 2m, đáy là hình chữ nhật có chu vi 7,6m, chiều dài hơn chiều rộng 0,8m.

Bể đó chứa được lít nước là:

Xem đáp án

Nửa chu vi của đáy bể hình chữ nhật là:

7,6:2=3,8(m)

Chiều dài đáy bể là: (3,8+0,8):2=2,3(m)

Chiều rộng đáy bể là: 2,30,8=1,5(m)

Thể tích của bể nước là: 2,3×1,5×2=6,9(m3)

Đổi 6,9m3=6900dm3=6900  lít

Đáp số: 6900 lít.

Đáp án C


Bắt đầu thi ngay